Danh mục

Sự hình thành, phát triển, cơ cấu tổ chức của ban điều phối Giáo hội Phật giáo Việt Nam tại Lào và những vấn đề đặt ra

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 644.52 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Sự hình thành, phát triển, cơ cấu tổ chức của ban điều phối Giáo hội Phật giáo Việt Nam tại Lào và những vấn đề đặt ra tập trung trình bày quá trình hình thành, phát triển, cơ cấu tổ chức, những vấn đề đặt ra của Ban điều phối Phật giáo Việt Nam tại Lào.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sự hình thành, phát triển, cơ cấu tổ chức của ban điều phối Giáo hội Phật giáo Việt Nam tại Lào và những vấn đề đặt ra Nghiên cứu Tôn giáo. Số 9 – 2019 39 THÍCH MINH QUANG* SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN, CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA BAN ĐIỀU PHỐI GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI LÀO VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA Tóm tắt: Để đáp ứng nhu cầu phát triển của cộng đồng Phật giáo Việt Nam tại Lào, năm 2018, Trung ương Giáo hội Liên minh Phật giáo Lào đã ra quyết định 483/GHPG về việc thành lập Ban Chuyên trách điều phối Phật giáo Lào - Việt Nam, bổ nhiệm Thượng tọa Thích Minh Quang, Trụ trì chùa Phật Tích làm Trưởng ban. Căn cứ Quyết định số 483/GHPG, Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng ra Quyết định thành lập Ban Điều phối Phật giáo Việt Nam - Lào tại Lào. Đây là dấu mốc quan trọng trong quá trình hình thành, phát triển Phật giáo Việt Nam tại Lào. Bài viết sẽ tập trung trình bày quá trình hình thành, phát triển, cơ cấu tổ chức, những vấn đề đặt ra của Ban điều phối Phật giáo Việt Nam tại Lào. Từ khóa: Ban điều phối; Phật giáo Việt Nam tại Lào; sự hình thành; phát triển; vấn đề đặt ra. 1. Sự hình thành Phật giáo Việt Nam tại Lào Là quốc gia trong khu vực Đông Nam Á lục địa, không tiếp giáp với biển, Lào có chung đường biên giới tự nhiên với Việt Nam ở phía Đông, khoảng trên 2.000 km, trải dài suốt 10 tỉnh của Việt Nam là Điện Biên, Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam và Kon Tum, tiếp giáp với 10 tỉnh của Lào là Phongsaly, Luang Phabang, Huaphan, Xiengkhoang, Bolykhamxay, Khammuan, Savannakhet, Salavan, Sekong và Attapu. Mối quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Lào là mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết, đặc biệt và hợp tác toàn * Thượng tọa, Trưởng Ban Điều phối Phật giáo Việt Nam tại Lào. Ngày nhận bài: 13/9/2019; Ngày biên tập 17/9/2019; Duyệt đăng: 24/9/2019. 40 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 9 - 2019 diện từ lâu đời trong lịch sử cho đến ngày nay. Hiện nay, mối quan hệ này được nâng lên tầm chiến lược toàn diện. Trong bối cảnh đó, Phật giáo Việt Nam và Phật giáo Lào cũng đã góp phần quan trọng trong việc giữ gìn và vun đắp mối quan hệ khăng khít đó. Phật giáo Việt Nam du nhập vào Lào muộn hơn nhiều so với lịch sử di cư và định cư của cộng đồng người Việt ở Lào. Mãi đến những năm đầu của thập niên thứ 2 của thế kỷ XX mới xuất hiện ngôi chùa Việt Nam đầu tiên ở Lào. Cộng đồng người Việt sinh sống tại Lào đã cùng nhau xây dựng nên những ngôi chùa Việt nhằm đáp ứng nhu cầu tâm linh, cầu an, cầu siêu và sinh hoạt tín ngưỡng hòa hợp với cộng đồng Phật giáo Nam tông ở Lào. Vào giai đoạn những năm 1956- 1977, có các vị cao tăng Phật giáo Việt Nam, như : Hòa thượng Thích Nhật Liên, Hòa thượng Thích Trung Quán, Hòa thượng Thích Minh Lý, Hòa thượng Thích Quảng Thiệp, Hòa thượng Thích Thanh Tuất, Ni sư Thích Diệu Thiện dấn thân sang Lào hoằng dương Phật giáo Bắc tông. Các ngài đã lập nên Tổ chức Phật giáo Việt Nam ở Lào, đồng thời suy cử Hòa thượng Thích Nhật Liên làm Tăng thống. Hòa thượng Thích Trung Quán phụ trách hoằng pháp khu vực miền Bắc Lào và Hòa thượng Thích Minh Lý phụ trách hoằng pháp khu vực miền Nam Lào. Mặc dù, quý ngài không sinh ra ở Lào, nhưng đã có thời gian gắn bó, dày công phát triển Phật giáo Việt Nam ở Lào, hoằng dương chính pháp, xây dựng các cơ sở thờ tự, quy y và hướng dẫn đồng bào Phật tử tu tập, vun đắp mối đoàn kết hữu nghị giữa cộng đồng Phật tử Việt Nam và cộng đồng Phật tử các bộ tộc Lào. Hiện nay, người Việt là cộng đồng ngoại kiều có lịch sử hình thành lâu đời nhất và đông nhất ở Lào. Theo số liệu báo cáo của Tổng hội người Việt Nam tại Lào, hiện có khoảng 100.000 người Việt Nam đang định cư sinh sống, làm việc và học tập trên khắp các tỉnh thành ở Lào. Khảo sát thực tế cho thấy, đại đa số người Việt tại Lào là tín đồ Phật giáo, là những người có niềm tin và yêu mến đạo Phật. Nhằm đáp ứng nguyện vọng tâm linh, truyền thống văn hóa Phật giáo của cộng đồng người Việt ở Lào, Phật giáo Việt Nam tại Lào trong nhiều năm qua đã phối hợp chặt chẽ với Giáo hội Liên minh Phật giáo Lào trong việc đáp ứng nguyện vọng và nhu cầu tâm linh của cộng đồng người Việt tại Lào nói chung và cộng đồng Phật tử Việt Nam tại Lào nói riêng. Thích Minh Quang. Sự hình thành, phát triển, cơ cấu tổ chức… 41 Theo số liệu khảo sát tháng 9/2019, trên khắp đất nước Lào có 13 ngôi chùa Phật giáo Việt Nam và một ngôi tịnh xá. Tổng cộng có 10 vị Tăng và 8 vị Ni đang trụ trì, tu tập và hành đạo tại các ngôi chùa Việt Nam kể trên. Trong đó, có 3 ngôi chùa không có sư trụ trì đó là chùa Đại Nguyện ở Viêng Chăn, chùa Bồ Đề ở Khammuan và chùa ở nghĩa trang người Việt ở Luang Phrabang. Và đặc biệt, có một ngôi chùa ở Luang Phrabang có cả người Lào vào tu theo phong tục tập quán của Phật giáo Nam tông Lào. 2. Sự hình thành và cơ c ...

Tài liệu được xem nhiều: