Danh mục

Sự hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta

Số trang: 18      Loại file: doc      Dung lượng: 178.00 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (18 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Kinh tế thị trường là nền kinh tế mà các nguồn lực kinh tế được phân bổ bằng nguyên tắc thị trường, là trình độ phát triển cao của nền kinh tế hàng hóa, trong đó toàn bộ các yếu tố đầu vào và đầu ra của sản xuất kinh doanh đều được mua bán thông qua thị trường. * Đặc điểm chung: + Các chủ thể kinh tế có quyền tự do tự chủ rất cao( khác với nền kinh tế tập trung). + Vấn đề lợi ích được đặt ra nghiêm ngặt. + Dung lượng thị trường...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sự hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta 1. Cơ sở lý luận 1.1. Khái niệm chung 1.1.1. Thế nào là nền kinh tế thị trường? * Kinh tế thị trường là nền kinh tế mà các nguồn lực kinh tế được phân bổ bằng nguyên tắc thị trường, là trình độ phát triển cao của nền kinh tế hàng hóa, trong đó toàn b ộ các yếu tố đầu vào và đầu ra của sản xuất kinh doanh đều được mua bán thông qua thị trường. * Đặc điểm chung: + Các chủ thể kinh tế có quyền tự do tự chủ rất cao( khác với n ền kinh tế t ập trung). + Vấn đề lợi ích được đặt ra nghiêm ngặt. + Dung lượng thị trường lớn, sản phẩm phong phú, thỏa mãn được yêu cầu của người tiêu dùng. + Giá cả được xác định ngay trên thị trường. + Cạnh tranh là đặc điểm nổi bật. + Kinh tế thị trường là 1 hệ thống mở, sản xuất ra để bán và trao đổi. + Có sự quản lí và điều tiết của Nhà nước Pháp quyền. 1.1.2. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Bắt đầu từ Đại hội VII( 6-1991), Đảng ta khẳng định tiếp tục n ền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN nhưng cơ chế vận hành là “ cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước” bằng pháp luật, kế hoạch, chính sách và các công cụ khác. Đến đại hội IX ( 4-2001) Đảng ta xác định, kinh tế thị trường định hướng XHCN là “ m ột kiểu tổ chức kinh tế vừa tuân theo quy luật của kinh tế thị trường và chịu sự dẫn dắt chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của CNXH” 1.2. Cơ sở lí luận 1.2.1. Lý luận của Chủ nghĩa Mác- Lênin * Theo chủ nghĩa duy vật lịch sử sự tác động của sản xuất vật chất và quy luật quan h ệ s ản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là sự vận động, phát triển của lịch sử nhân loại từ thấp đến cao, là cơ sở để giải thích khoa học về nguồn gốc sâu xa của toàn bộ hiện tượng kinh tế, chính trị xã hội. * Chủ nghĩa Mác- Lênin cũng chỉ ra quá trình lịch sử tự nhiên của sự phát triển các hình thái kinh tế xã hội từ nguyên thủy-> nô lệ-> phong kiến-> tư bản và tương lai nhất định thuộc v ề hình thái Cộng sản chủ nghĩa. * Học thuyết giá trị của chủ nghĩa Mác- Lênin là cơ sở quan trọng nhất cho sự hình thành nên nền kinh tế hàng hóa cũng như nền kinh tế thị trường. + Trước hết, thị trường bao gồm hàng hóa, tiền tệ, giá cả và lợi nhuận. + Sản xuất hàng hóa chịu sự tác động của các quy luật: quy luật giá trị, Quy luật cung cầu, Quy luật cạnh tranh, Quy luật lưu thông tiền tệ là sự vận động của tiền tệ lấy trao đổi hàng hóa làm tiền đề. 1.2.2. Tư tưởng HCM Chủ tịch HCM đã nêu ra một số tư tưởng về kinh tế mà nhấn mạnh là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần ở nước ta như sau: + Mô hình kinh tế VN là kinh tế nhiều thành phần, với cơ cấu ngành công- nông- thương hợp lí + Xây dựng kinh tế quá độ ở VN là xây dựng dần từng bước vững chắc, k ết hợp giữa cải t ạo và xây dựng. 2. Bài học kinh nghiệm 2.1. Các mô hình kinh tế thị trường trên thế giới Lịch sử phát triển kinh tế thị trường nhân loại phân thành hai mô hình: mô hình kinh tế thị trường ”cổ điển“ và mô hình kinh tế thị trường “hiện đại”. Một số mô hình kinh tế thị trường trên thế giới: + Mô hình kinh tế thị trường “Xã hội phúc lợi“ ở Thụy Điển dựa trên lý thuyết “Ngôi nhà chung cho mọi người“ với khẩu hiệu: ”bình đẳng, đảm bảo xã hội, hợp tác và sẵn sàng giúp đỡ“. Thành tựu nổi bật : đưa 1 nước nghèo trở thành một trong những quốc gia giàu nh ất Châu lục, phân hóa giàu nghèo giảm. Nhưng mặt khác, phúc lợi XH trở thành 1 gánh n ặng, chiếm 1/3 GDP-> thiếu hụt ngân sách và kinh tế đình trệ. + Mô hình nền “Kinh tế thương lượng“. Lý thuyết về nền “Kinh tế thương lượng“ ra đời vào những năm 80 của thế kỷ XX, biểu thị một cơ chế kinh tế – xã hội mà ở đó phần lớn sự phân bổ các nguồn lực là dựa vào các cuộc thương lượng + Mô hình kinh tế thị trường các nước và vùng lãnh thổ NICS Châu Á có những đặc điểm chung cơ bản giống nhau là vai trò của doanh nhân dưới sự điều tiết của “bàn tay thị trường“ được đề cao trong phát triển kinh tế. Vì vậy Nhà nước tập trung vào việc thực thi hệ th ống chính sách nhất quán để tạo môi trường cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển, coi khu vực kinh tế tư nhân là hạt nhân của kinh tế thị trường, là giường cột và động lực của n ền kinh tế. + Ở Trung Quốc: thời điểm đánh dấu sự thay đổi có tính lịch sử – chính thức chuyển từ n ền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa mang màu s ắc Trung Quốc – là Hội nghị Trung ương 3 Đảng cộng sản Trung Quốc, tháng 12- 1978. Quá trình cải cách, chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường ở Trung Quốc được thực hiện với những bước đi thận trọng, từ thực hiện thí điểm để rút kinh nghiệm, sau đó mới mở rộng trong từng ngành và toàn bộ nền kinh tế qua các giai đoạn khác nhau. 2.2. Kinh nghiệm rút ra: + Cần thực hiện cải cách mô hình kinh tế đến cùng, không nôn nóng vội vàng hay bỏ dở giữa chừng. Từng bước hoàn thiện cho phù hợp với hoàn cảnh nước ta. + Cần xây dựng một mô hình kinh tế sao cho kết hợp hài hòa giữa đảm bảo phúc lợi xã hội với tạo điều kiện cho mỗi cá nhân được tự do tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, tự do cạnh tranh, tự do trao đổi trong khuôn khổ luật pháp và trên cơ sở tín hiệu, sự điều tiết của thị trường. + Thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ trong đời sống kinh tế – xã hội + Nâng cao vai trò điều tiết kinh tế vĩ mô, hiệu lực, hiệu quả quản lý xã hội của Nhà n ước. + Toàn cầu hóa, khu vực hóa đã trở thành xu hướng vận động chính của n ền kinh tế th ế giới. 3. Quá trình hình thành và phát triển đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XNCH ở VN của ĐSCVN 3.1 Tính tất yếu khách quan chuyển nền kinh tế VN sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN Đặc điểm nền kinh té việt nam thời kì quá độ ( trước 1986 ) 3.1.1 Khác với một số nước đông âu,chúng ta tiến lên CNXH t ừ m ột n ền nông nghiệp lạc h ậu,b ỏ qua giai đoạn phát triển tbcn. Bởi vậy,chúng ta gặp rất nhiều khó khăn trong việc ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: