Danh mục

Sự hồi sinh và ảnh hưởng của đạo tin lành đối với cộng đồng các dân tộc bản địa ở tỉnh Đắk Lắk

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 170.60 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Sự hồi sinh và ảnh hưởng của đạo tin lành đối với cộng đồng các dân tộc bản địa ở tỉnh Đắk Lắk" sẽ tập trung phân tích một số tác động từ sự phát triển của đạo Tin lành đối với cộng đồng người dân tộc bản địa ở Tây Nguyên. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sự hồi sinh và ảnh hưởng của đạo tin lành đối với cộng đồng các dân tộc bản địa ở tỉnh Đắk Lắk SỰ HỒI SINH VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠO TIN LÀNH ĐỐI VỚI CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA Ở TỈNH ĐẮK LẮK TS. Nguyễn Khắc Trinh Khoa Lý luận chính trị - Trường ĐH Tây Nguyên Mở đầu Trong các tôn giáo du nhập vào Tây Nguyên, Tin lành là tôn giáo có mặt muộn nhất (khoảng đầu thế kỷ XX). Đã có một thời hoạt động của đạo Tin lành ở Việt Nam nói chung, Tây Nguyên nói riêng bị gián đoạn. Nhưng hiện nay, với những chính sách cụ thể nhằm đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân, được sự cho phép của cơ quan quản lý nhà nước, hoạt động của đạo Tin lành ở Đắk Lắk đã có sự gia tăng mạnh mẽ, nhất là trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Sự gia tăng “đột biến” của đạo Tin lành đã và đang có những tác động to lớn đến đời sống của nhân dân cũng như đối với việc quản lý xã hội của chính quyền địa phương. Bài viết này sẽ tập trung phân tích một số tác động từ sự phát triển của đạo Tin lành đối với cộng đồng người dân tộc bản địa ở Tây Nguyên. 1. Thực trạng, nguyên nhân Đắk Lắk là tỉnh nằm ở trung tâm của khu vực Tây Nguyên, có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, chính trị và an ninh quốc phòng đối với khu vực và cả nước; với tổng diện tích tự nhiên là 13.125 km2, dân số 1.833.251 người thuộc 47 thành phần dân tộc, trong đó người cộng đồng DTTS có 665.430 người chiếm trên 36%8. Tín ngưỡng cổ truyền của các DTTS Tây Nguyên là tín ngưỡng đa thần, họ thờ cúng các vị thần gắn với đời sống và lao động sản xuất. Người Tây Nguyên cho rằng, các hiện tượng thiên nhiên đều có linh hồn, có sức mạnh huyền bí, kì diệu và các vị thần có khả năng che chở cho con người trong cuộc sống và lao động, sản xuất. Tín ngưỡng này là căn nguyên hình thành nhiều nghi lễ cúng thần ở người bản địa Tây Nguyên; trong đó, một số nghi lễ vẫn còn hiện hữu trong đời sống hiện nay. Trong các vị thần của người Tây Nguyên, Giàng là vị thần chiếm vị trí thống lĩnh trong đời sống tinh thần. Giàng là người sinh ra, cai quản và luôn đồng hành cùng người Tây Nguyên (có thể hiểu Giàng là Trời). Chính tín ngưỡng tâm linh này là điều kiện tốt cho các tôn giáo xâm nhập vào cộng đồng người Tây Nguyên, trong đó có đạo Tin Lành. Cũng như xã hội Việt Nam từ giữa thế kỷ XIX, với những biến động về chính trị kéo theo sự du nhập các tôn giáo, chủ yếu là các tôn giáo phương Tây, ở tỉnh Đắk Lắk, sự xuất hiện của đạo Tin lành muộn hơn so với các tôn giáo khác, tuy nhiên không phải vì vậy mà nó không có sự hiện diện đầy đủ. Hiện nay với những chính sách đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, hoạt động của đạo Tin lành ở tỉnh Đắk Lắk đã có sự gia tăng mạnh mẽ, nhất là trong vùng đồng bào DTTS. Theo thống kê của cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk hiện có 19 hệ phái Tin lành hoạt động, trong đó có 08 hệ phái đã được Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân, tổng số tín đồ khoảng 193.160 người, hoạt động tại 409/2.475 thôn, buôn, tổ dân phố; 140/184 xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh, trong đó có 186.000 tín đồ là người DTTS (chiếm 96%)9. Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền 8 Cổng thông tin điện tử tỉnh Đắk Lắk, phần tổng quan. Báo cáo tình hình quản lý nhà nước về tín ngượng, tôn giáo năm 2018 và phương hướng nhiệm vụ năm 2019 9,4,5 của Ban Tôn giáo tỉnh Đắk Lắk, tr 1,2. 82 Nam) là hệ phái có ảnh hưởng lớn nhất trong hệ thống tổ chức của đạo Tin lành với 49 chi hội được cấp phép, 198 điểm nhóm đăng ký sinh hoạt và 60 nhóm kê khai hoạt động chưa được cấp phép10. Tổng số tín đồ của đạo Hội là 177.156 tín đồ, trong đó có 174.257 tín đồ là người đồng bào DTTS, chiếm khoảng 90% tổng số tín đồ theo đạo Tin lành toàn tỉnh11. Về chức sắc: 42 Mục sư, 89 Mục sư nhiệm chức, 110 Truyền đạo. Nhìn chung, sinh hoạt tại các Chi hội, điểm nhóm cơ bản chấp hành nội dung, chương trình đã đăng ký với chính quyền địa phương. Ngoài ra còn có 17 hệ phái Tin lành khác với khoảng 14.891 tín đồ, chiếm 7,7% tổng số tín đồ theo đạo Tin lành toàn tỉnh12. Từ số liệu trên cho thấy, số lượng tín đồ theo đạo Tin lành ở tỉnh Đắk Lắk đã chiếm hơn 10% dân số toàn tỉnh và phát triển mạnh trong cộng đồng người DTTS (chiến trên 30%). Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc du nhập và gia tăng ảnh hưởng của đạo Tin lành ở tỉnh Đắk Lắk. Cụ thể như: Thứ nhất, đời sống kinh tế - văn hóa chậm phát triển cùng với những hủ tục lạc hậu gắn với tín ngưỡng đa thần như ma chay, cưới xin, cúng bái và mê tín dị đoan do lịch sử để lại đang đè nặng lên đời sống của cộng đồng các DTTS ở Đắk Lắk, cản trở sự tiến bộ, vươn lên của họ. Thứ hai, các giá trị văn hóa, đạo đức truyền thống của các DTTS ở Tây Nguyên nói chung, Đắk Lắk nói riêng đang mai một dần; vị thế của già làng, trưởng buôn, người đứng đầu dòng họ bị ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: