Danh mục

Sự kế thừa và vượt thoát cái tôi thơ mới trong thơ Hoàng Cầm

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 223.64 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Vấn đề tiếp cận cái tôi trữ tình trong thơ Hoàng Cầm dưới góc nhìn văn hóa là một trong những đường hướng nghiên cứu có ý nghĩa. Bởi văn hóa luôn chấp thuận sự, thông thoáng, sự rộng mở trong không gian và thời gian.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sự kế thừa và vượt thoát cái tôi thơ mới trong thơ Hoàng CầmSỰ KẾ THỪA VÀ VƯỢT THOÁT CÁI TÔI THƠ MỚI TRONG THƠ HOÀNG CẦM LƯƠNG MINH CHUNG (*)TÓM TẮTVấn đề tiếp cận cái tôi trữ tình trong thơ Hoàng Cầm dưới góc nhìn văn hoá là một trongnhững đường hướng nghiên cứu có ý nghĩa. Bởi văn hoá luôn chấp thuận sự, thôngthoáng, sự rộng mở trong không gian và thời gian. Từ góc nhìn mới mẻ này, người đọccó thể vượt qua cách xem xét cái tôi trữ tình như một giá trị “hóa thạch”, khép kín thuầntúy của phạm trù cá nhân và có thể xem xét hiện tượng trên ở bề rộng và bề sâu trongdòng chảy văn hoá - văn học Việt Nam thế kỉ XX.ABSTRACTThe approach of the lyric ego in Hoang Cam’s poetry from the cultural viewpoint is oneof the meaningful ways of doing research. Culture always allows pluralism, tolerance,and spatio-temporal openness. This new perspective allows readers not only to gobeyond the lyric ego that is considered as a “petrified”, enclosed value of individualismbut also to place the lyric ego in the great depth of the current trend of Vietnameseculture –literature of the 20th century. Để từng bước tiếp cận, nhận diện và soi sáng hơn diện mạo của cái tôi trong thơ Hoàng Cầm, điểm mấu chốt mà tác giả đặt ra và tìm hiểu ở bài viết này chính là sự nhất quán của mô hình “cái tôi như một cấu trúc của nhân cách” dưới góc nhìn văn hoá. Một mặt, qua các chặng đường sáng tạo, dấu ấn, hình hài thơ lẩn khuất đằng sau câu chữ mới dần lộ rõ các vỉa tầng văn hoá truyền thống vùng Kinh Bắc; mặt khác, qua các phạm trù văn hoá quen thuộc và cơ sở lí thuyết tâm lí học, có thể vượt qua cách xem xét cái tôi trữ tình như một dấu ấn cá nhân, nhận ra được sự khúc xạ của đời sống văn hoá trong bản thể, trong văn bản văn học ở bề rộng và bề sâu. Việc nhận ra diện mạo của cái tôi trong thơ Hoàng Cầm có lẽ phải đi từ “nguồn riêng” đến “dòng chung”, và qua nhiều thao tác khoa học như khảo sát, phân tích, so sánh với một số phong cách tiêu biểu của các nhà thơ trong phong trào Thơ Mới, và làm như vậy sẽ phần nào tránh được cái nhìn võ đoán, siêu hình. Chúng ta không chỉ thấy một “thân cây” nảy mầm, phát triển, đơm hoa, kết trái trong sinh quyển Kinh Bắc, mà còn thấy dáng vẻ của cả một “cánh rừng”. Thậm chí, còn dự cảm được những “hạt bụi vàng” bay trên con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn. Có lẽ, việc nhận ra quá trình vận động của cái tôi trong thơ Hoàng Cầm thật đầy đủ, sâu sắc hơn, chỉ khi đem hiện tượng này soi chiếu giữa dòng lịch sử văn hoá “đồng bãi sông Hồng”, và không khí của đời sống văn hoá thời hiện đại. Vì nếu không tiến hành như vậy, sẽ rất dễ dẫn đến một sự cảm nhận chủ quan, và có thể đánh giá cảm tính về một hiện tượng văn hoá tinh thần. Đáng tiếc hơn là vin vào vài ba chi tiết ngoài tác phẩm, có bé xé ra to, làm cho vấn đề trở nên rối rắm, phức tạp thêm. Có khi còn ngộ nhận, vu oan, giá hoạ cho nghệ sĩ.1. Trước hết, cũng cần nói tới một điều kiện quan trọng góp phần chi phối, tô điểm nênbản sắc của cái tôi trữ tình, đó là “tố chất vùng”, hay “chất người của một vùng lãnh thổ”.* ThS, Trường Phổ thông Dân tộc nội trú, Tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu 1Học giả Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến chương loại chí đã xác định hai yếu tố cơbản làm nên mạch nguồn trong tính cách con người xứ Bắc, đó chính là “khí chất ngạnhtrực” và “thói quen chuộng ưa văn nhã”. Mặt khác, dưới góc nhìn địa - văn hoá, cũng cóthể ví von rằng, vùng quê Kinh Bắc còn như một cái nôi lưu giữ được cả một thế giới củadân ca, phương ngôn, huyền thoại, những phong tục tập quán, cảnh sắc thiên nhiên nhưsông Đuống “nghiêng nghiêng”, sông Cầu “lơ thơ nước chảy”, sông Tiêu Tương trongtiếng sáo Trương Chi, và sông Thương “nước chảy đôi dòng”. Là những núi Dạm, núiTiên Du, Thiên Thai như hòn đảo nổi giữa biển lúa vàng, và chủ yếu là lưu giữ được hồncốt con người xứ Bắc. Ở đó, vẫn còn vinh danh một thuở những gương mặt ông Cống,ông Nghè một vùng khoa cử, hay thấp thoáng đâu đây bóng dáng của những liền chị quanhọ thôn quê lúng liếng đa tình. Nhà nghiên cứu phê bình văn học Nguyễn Đăng Mạnh đãrất có lí khi viết về sức sống của họ trên cánh đồng chiều bạt gió “Có phải là linh hồn củađồng quê ta cất lên thành tiếng đó không ? Có phải là linh hồn của những thôn nữ ngàyxưa, của những cô Tấm, Ngọc Hoa, Cúc Hoa, những Xuý Vân đến chết vẫn còn vươngvấn trên mảnh đất này niềm khao khát yêu đương đó chăng ? Hay là chính linh hồn ta đó,hoà cùng linh hồn đất nước...” [2,105].Cũng vậy, đó còn là vóc dáng của một cái tôi mang trong mình cốt nhục của hai kiểu“gene” thi cảm, kiểu “gene” kẻ sĩ, bác học của người cha và kiểu “gene” dân dã, thôn cađẫm chất huê tình của người mẹ. Trong lời tự bạch Hoàng Cầm, cuộc đời và thơ, tác giảđã dành những trang viết hết sức cảm động về người cha - một nhà nho cuối mùa mangtrong mình tố chất của dòng ...

Tài liệu được xem nhiều: