Danh mục

Sự khác biệt giữa Giun kim và Sán kim

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 611.31 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giun sán là cách thường gọi chung của một số loại ký sinh trùng ký sinh ở người hay động vật để gây bệnh. Thật sự giun sán có sự phân định rạch ròi căn cứ cơ bản vào hình thể của ký sinh trùng. Giun thường có hình tròn và sán thường có hình dẹt. Như vậy trên cơ sở này, giun kim và sán kim rất khác nhau, một số người chưa biết rõ nên lầm tưởng rằng giun kim và sán kim là một.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sự khác biệt giữa Giun kim và Sán kim Sự khác biệt giữa Giun kim và Sán kimGiun sán là cách thường gọi chung của một số loại ký sinh trùng ký sinh ở ngườihay động vật để gây bệnh. Thật sự giun sán có sự phân định rạch r òi căn cứ cơ bảnvào hình thể của ký sinh trùng. Giun thường có hình tròn và sán thường có hìnhdẹt. Như vậy trên cơ sở này, giun kim và sán kim rất khác nhau, một số ngườichưa biết rõ nên lầm tưởng rằng giun kim và sán kim là một.1. Khái quát về giun sán và bệnh do giun sán gây nênGiun sán là từ gọi chung về loại ký sinh trùng thường ký sinh ở người hay độngvật. Giun thường có hình tròn nên còn gọi là giun tròn (Nematoda) bao gồm cácloại giun đũa, giun tóc, giun móc, giun kim, giun lươn, giun chỉ, giun xoắn ... Sánthường có hình dẹt, còn được gọi là giun dẹt bao gồm các loại sán lá (Trematoda)như sán lá gan, sán lá ruột, sán lá phổi, sán máng ... ; các loại sán dây (Cestode)như sán dây lợn, sán dây bò ... Bệnh giun sán của người và bệnh giun sán củađộng vật có sự liên quan với nhau, trong đó đáng chú ý là các bệnh giun sán củacác động vật nuôi sống gần gũi với con người như chó, mèo, lợn, vịt... đã được yhọc quan tâm. Ngoài các loại giun sán ký sinh gây bệnh cho người, con ngườicũng có thể bị nhiễm bệnh giun sán của các động vật nuôi, kể cả mắc bệnh giunsán của các động vật hoang dã. Trong những trường hợp người bị mắc bệnh giunsán từ các loại động vật nuôi hay động vật hoang dã truyền sang rất khó chẩn đoánbệnh và thường cơ thể có các phản ứng rất mạnh như triệu chứng sốt cao, tế bàobạch cầu ái toan tăng cao ... Bệnh cảnh lâm sàng xảy ra ào ạt làm cho người thầythuốc khó phát hiện, chẩn đoán ra bệnh.giun tròn (Nematoda)2. Đặc điểm của bệnh giun kim (Enterobius vermicularis)Giun kim (Enterobius vermicularis) là một loại giun hình ống nhỏ, màu trắng đục,đầu hơi phình, có 2 mép hình lăng trụ chạy dọc 2 bên thân như 2 mép gờ; đuôithon, nhọn. Miệng có 3 môi nhỏ, phần cuối thực quản có ụ phình là một đặc điểmđể xác định giun kim. Giun cái dài từ 8-13 mm, đường kính từ 0,3-0,5 mm. Giunđực nhỏ hơn, dài từ 2-5 mm, đường kính từ 0,1-0,2 mm; đuôi cong cuộn lên phíabụng và cuối đuôi có gai sinh dục. Giun kim có chu kỳ phát triển trực tiếp khôngphụ thuộc vào những yếu tố địa lý, khí hậu. Người là vật chủ duy nhất của giunkim. Trẻ em là lứa tuổi dễ bị mắc bệnh với tỷ lệ cao, nhất là trẻ con trước tuổi đihọc và học sinh. Bệnh lưu hành thường có tính chất gia đình và cộng đồng như ởnhà trẻ, khu ở tập thể cơ quan ... Mật độ dân cư đông đúc là yếu tố quan trọngtrong sự lây truyền bệnh và tái nhiễm bệnh. Trứng và ấu trùng giun kim có thểkhuếch tán ở mọi nơi như chăn, chiếu, ghế ngồi, tiền ngân hàng ... Giun kim cũngphân bố rộng rãi ở khắp nơi trên thế giới với tỷ lệ nhiễm cao ở các n ước đang pháttriển kể cả các nước phát triển. Ở Việt Nam, tỷ lệ nhiễm giun kim từ 19-47%, trẻem ở thành phố bị mắc bệnh cao hơn ở nông thôn, nữ nhiễm cao hơn nam. Mật độnhiễm giun kim tăng nhanh từ 1-5 tuổi, sau đó giảm dần. Trẻ em sống tập thể có tỷlệ nhiễm giun kim cao hơn các trẻ em sống với gia đình.Khi bị nhiễm giun kim, người bệnh thường có triệu chứng ngứa hậu môn, ngứahay xuất hiện ở buổi tối vào giờ đi ngủ vì giun cái có tập tính đẻ trứng trong thờiđiểm này. Nhiệt độ của giường chiếu, chăn màn ấm áp khi đi ngủ sẽ kích thíchgiun cái bò ra hậu môn để đẻ trứng. Giun kim có thể chui lên ruột non, vào thànhruột tiếp giáp với manh tràng, nó cũng có thể chui vào ngay cả ruột thừa gây viêmruột thừa. Những tổn thương ở ruột làm cho người bệnh bị rối loạn tiêu hóa nhưchán ăn, trẻ em thường buồn nôn, đau bụng ... Triệu chứng rối loạn thần kinh cũngđược ghi nhận do giun kim đẻ trứng ở hậu môn gây ngứa làm cho trẻ con mất ngủ,hay quấy khóc về đêm; nếu trẻ em bị nhiễm nhiều giun có thể có các cơn co giậtkiểu động kinh, chậm lớn, xanh xao, gầy còm ... Ngoài ra giun kim còn gây tác hạiđối với cơ quan sinh dục nữ do chúng thường bò ra các nếp nhăn ở vùng hậu mônđể đẻ trứng và có thể bò sang bộ phận sinh dục nữ như âm hộ, âm đạo làm cho cácbé gái và cả phụ nữ bị ngứa ngáy nên gãi làm bị xước, viêm tấy và nhiễm trùng;dẫn đến viêm âm hộ, âm đạo, rối loạn kinh nguyệt ... Một số trường hợp chúng cóthể chui vào tử cung, buồng trứng gây viêm nhiễm ở đó. Nếu trẻ em bị nhiễm giunkim lâu ngày mà không có biện pháp can thiệp sẽ ảnh hưởng đến khả năng pháttriển như bị xanh xao, biếng ăn, bụng to, chậm lớn, suy dinh d ưỡng ...3. Đặc điểm của bệnh sán kim (Echinococcus granulosus)Sán kim (Echinococcus granulosus) thật sự là một loại sán dây rất nhỏ, dài từ 3-6mm, chiều ngang 0,3 mm; đầu h ình quả lê, thân gồm từ 3-4 đốt. Đầu sán nhô ra có4 giác và vòng móc với 28-50 móc. Đốt thứ nhất chưa có bộ phận sinh dục, đốtthứ hai lưỡng giới, đốt thứ ba dài và rộng hơn có tử cung bịt kín chứa từ 500-800trứng. Trứng có ấu trùng bên trong với 6 móc giống như các loại sán dây khác.Bệnh sán ki ...

Tài liệu được xem nhiều: