Danh mục

Sự nhận diện Chèo qua âm nhạc

Số trang: 4      Loại file: doc      Dung lượng: 44.00 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chèo là một loại hình sân khấu dân gian, sinh ra từ đồng bằng Bắc Bộ - một vùng vốn giàu có dân ca, ca dao tục ngữ, truyện cười, ví von, ẩn dụ... Con người, cảnh vật của cả một vùng quê rộng lớn in đậm nét trong các câu chuyện được kể lại qua chiếu Chèo sân đình. Trải qua thời gian, luôn được bồi đắp sàng lọc, nghệ thuật Chèo đã hình thành một phong cách độc đáo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sự nhận diện Chèo qua âm nhạc Sự nhận diện Chèo qua âm nhạc Chèo là một loại hình sân khấu dân gian, sinh ra từ đồng bằng Bắc Bộ - một vùng vốn giàu có dân ca, ca dao tục ngữ, truyện cười, ví von, ẩn dụ... Con người, cảnh vật của cả một vùng quê rộng lớn in đậm nét trong các câu chuyện được kể lại qua chiếu Chèo sân đình. Trải qua thời gian, luôn được bồi đắp sàng lọc, nghệ thuật Chèo đã hình thành một phong cách độc đáo. Trên đường phát triển của mình, Chèo đã tiếp nhận nhiều nhân tố mới lạ cả về cấu trúc lẫn âm nhạc, múa, mỹ thuật... Những thủ pháp cấu trúc của kịch nói (gốc phương Tây) đã được du nhập vào Chèo để phục vụ cho việc kể chuyện của Chèo thêm hấp dẫn, nhưng đã được Chèo hóa, hài hòa trong mạch kể. Những làn điệu dân ca các vùng, miền Trung, miền Nam, các dân tộc miền núi, thậm chí của cả nước khác trên thế giới cũng được Chèo hóa đi cho phù hợp với phong cách của nó, phù hợp với khẩu vị của người dân quê đồng bằng Bắc bộ Việt Nam. Có thể nói đã hình thành một dạng Văn hóa Chèo bền vững và đầy sức sống (bao gồm Văn Chèo, Nhạc Chèo, Múa Chèo, Mỹ thuật Chèo và Cách diễn Chèo). Nó không bị đồng hóa, mà còn có khả năng tự làm phong phú bằng cách đồng hóa các yếu tố ngoại nhập trên con đường phát triển của mình và luôn luôn đào thải những gì không phù hợp với nó. Phải đặt Âm nhạc Chèo trong tổng thể trên mới thấy được tính đặc thù của nó, từ đó rút ra được những quan niệm, cách ứng xử, tìm tòi sáng tạo trong công việc sáng tác nhạc cho Chèo. Xây dựng cho mình một quan niệm trước khi cầm bút, đó là điều thực sự cần thiết. Nhìn nhận âm nhạc Chèo không chỉ từ quan niệm, hay qui kết dưới dạng những nguyên tắc, mà còn cả ở phần cảm thụ trực giác. Để trả lời cho câu hỏi: Thế nào là nhạc Chèo ? Có khi ta lúng túng trong diễn đạt, viện dẫn nhiều điều, nhiều khái niệm, mà chắc gì người nghe đã sáng tỏ và chấp nhận. Nhưng, khi một giai điệu vang lên, trước câu hỏi: Có Chèo không? Người ta dễ dàng đưa ra câu trả lời khẳng định hoặc phủ định, cho dù còn tùy thuộc vào vốn Văn hóa Chèo của họ. Thường thì, có phần chính xác do độ cảm nhận trực giác đáng tin cậy ở mỗi con người. Đó chính là sự nhận diện Chèo qua phong cách của nói. Nói tới phong cách làm chạm tới một phương diện phức tạp. Nó là cái có thật, có thể nhận ra ngay, nhưng lại rất vô tình, trựu tượng, phong phú và đa dạng. Tìm hiểu các yếu tố cấu tạo nên phong cách Chèo, cũng chỉ là một việc làm phiến diện, máy móc, nhưng rất cần thiết như người học chữ để đọc sách, còn muốn viết ra được một cuốn sách lại là một việc khác. Nếu ví Chèo là một món ăn đặc sản của dân cư đồng bằng Bắc Bộ, thì các chất liệu để làm nên món ăn tinh thần đó chính là những tinh hoa của tâm hồn người Việt được kết tinh lại trong ca dao, hò vè, tục ngữ, dân ca, nhịp điệu múa rước, tế lễ... Cái chất dân dã mộc mạc, nhắn nhủ duyên dáng, hài hước đã tạo dựng lên cái xương cốt của Chèo với phong vị riêng. Nó nghiêm chỉnh đấy nhưng hài hước ngay đấy; cái bi tưởng đến tột cùng nhưng lại xóa ngay được bằng cái hài ý vị, thoắt hư thoắt thực, có lúc nhân cái phi lí để làm rõ cái có lý, cứ thế dẫn người xem vào một cuộc hành trình đầy bất ngờ và thú vị. Đó phải chăng là cái đặc sắc, cái riêng biệt của tích Chèo khác với các kịch bản sân khấu khác. Chính cái đặc sắc của tích Chèo, có thể ví như một dòng sông mà bao luồng lạch, suối khe, đổ vào để hòa đồng tạo nên một chất đặc biệt là: Chất Chèo. Những giai điệu dân ca, những điệu hát Xẩm, Chầu văn, Ca trù, Trống quân, Quan họ, Đò đưa... cùng những nhịp điệu của các đám tế lễ, múa rước, những tiết tấu đặc trưng của đồng bằng Bắc Bộ, những nét múa dân tộc, những máu sắc trong tranh dân gian... tất cả như ùa vào tìm được chỗ thích đáng của mình, rồi linh hoạt biến hóa. Hình thức có thể tan đi nhưng, còn góp lại cái hồn, cùng hòa đồng trong sự cộng hưởng tạo nên cái phong vị Chèo khó trộn lẫn. Đó chính là phương thức tạo nên các vở diễn Chèo từ bao đời nay. Sự phát triển Chèo không thể thoát khỏi phương thức đó. Với nó, Chèo có thể mở rộng, phong phú mà vẫn giữ được cốt cách dân gian. Trong ca kịch nói chung, hai yếu tố kịch bản và âm nhạc gắn bó như hình với bóng. Trong Chèo còn được nhấn mạnh hơn, nhiều khi diễn Chèo cùng đồng nghĩa với hát Chèo. Chính là vì phần âm nhạc của nó chiếm một vị trí đặc biệt so với các yếu tố khác. Qua âm nhạc của nó ta có thể nhận diện vở diễn là Chèo (ở mức độ đậm nhạt khác nhau) hay chỉ là một vở ca kịch dân tộc chung chung nào đó. Nếu trong ca kịch (nói chung) âm nhạc đóng vai trò là những mắc xích trong tiến trình vở diễn, là phương tiện khắc họa hình tượng, tính cách nhân vật, thì âm nhạc trong Chèo lạ sự hòa đồng, xuyên suốt vở diễn, nó như mạch nước ngầm thấm suốt đời thơ chuyện kể của kịch bản. Âm nhạc ở đây là phần hồn của thơ ca, lúc ẩn lúc hiện, giản dị, hồn nhiên. Cả những lúc vở diễn chỉ có lời thoại qua văn vần, người diễn phải nói trên một lon (giọng) nhạc nhất định. Sự yên lậng vẫn hàm chứa âm nhạc. Từ nói thường đến nói thơ, tình cảm khác n ...

Tài liệu được xem nhiều: