Danh mục

Sư phạm mở trong nền giáo dục mở

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 0.00 B      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong phạm vi bài viết này chúng tôi trình bày những trao đổi xoay quanh sư phạm mở. Sư phạm mở là một khái niệm xuất hiện gần đây, sau giáo dục mở, nguồn tài nguyên giáo dục mở và chỉ dừng lại ở mức độ trao đổi ý tưởng nhiều hơn là nghiên cứu và đề xuất mô hình, nguyên tắc hay xác định các thành tố cấu phần của sư phạm mở. Phần sau, bài viết tập trung vào các nội dung chính sau: Giáo dục mở, tài nguyên giáo dục mở, sư phạm mở. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sư phạm mở trong nền giáo dục mởSƯ PHẠM MỞ TRONG NỀN GIÁO DỤC MỞ TS. Nguyễn Thị Hảo1MỞ ĐẦU Trong tác phẩm L. Tolstoi và F. Nietzsche bàn về giáo dục (dẫntheo Lê Ngọc Trà, 2017) đã thể hiện mơ ước xây dựng nền giáo dục“hình thành trên cơ sở quyền tự do của thế hệ học trò mới” cho mộtthế kỉ sau thời đại của ông. Theo ông, tự do là thứ quý giá nhất của conngười. Con người có tự do sẽ có được hạnh phúc và sức sáng tạo. Tựdo có quan hệ hữu cơ với giáo dục, trong đó giáo dục đóng vai trò giảiphóng và nuôi dưỡng tự do cho con người. Tuy nhiên, phần lớn thờigian trong lịch sử phát triển của con người giáo dục vẫn chưa thể hiệnđược vai trò đó như L. Tolstoiđã viết “Giáo dục là ý nguyện của mộtngười muốn biến người khác thành một kẻ giống anh ta”. Theo đó, nềngiáo dục đã đạt được mục tiêu “cố ý hình thành người khác theo nhữngkhuôn mẫu nhất định, không hiệu quả, không hợp pháp và cũng khôngthể làm được”. Tại Việt Nam, quan điểm về giáo dục của Chủ tịch HồChí Minh cũng đã phản ánh từ rất sớm “giáo dục là của mọi người, vìmọi người, cho mọi người, mọi người được quyền bình đẳng hưởngthụ thành quả của nền giáo dục và có nghĩa vụ đóng góp xây dựng pháttriển giáo dục” (dẫn theo Cao Văn Phường, 2015, tr.337). Có thể thấynền giáo dục nhân loại đã từng trải qua chưa thực sự thành công theogóc nhìn mối quan hệ giữa tự do và giáo dục. Phải chăng, đã đến lúcchúng ta cần thảo luận và quyết định sự biến đổi cần thiết cho giáo dụctrong tương lai?1Ban Đại học, Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh.76 XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ Những biến đổi trong giáo dục được xem là quá trình tiến hóachứ không phải là cuộc cách mạng. Đây là một quá trình tiến hóa cóchọn lọc nghĩa là chỉ giữ lại và phát triển những gì phù hợp với quyluật, chân lý và loại bỏ những điều không còn phù hợp nữa (Cao VănPhường, 2015). Sự tiến bộ của xã hội loài người gắn liền với sự biếnđổi trong tất cả các lĩnh vực cấu thành nên xã hội đó. Do vậy, bất kỳsự biến đổi nào của giáo dục được yêu cầu và diễn ra đều có lý do củanó. Và giáo dục mở được xem như là một biến đổi tất yếu để đáp ứngnhu cầu vươn tới xã hội văn minh, hiện đại hơn và đáp ứng nhu cầu“tự do” của con người. Nền giáo dục mở cần sự đồng hành của khoa học mở, truy cập mở,tài liệu giáo dục mở và sư phạm mở. Để thực hành giáo dục mở hiệuquả cần phải hiểu khái niệm sư phạm mở và các vấn đề có liên quan củasư phạm mở. Trong phạm vi bài viết này chúng tôi trình bày những traođổi xoay quanh sư phạm mở. Sư phạm mở là một khái niệm xuất hiệngần đây, sau giáo dục mở, nguồn tài nguyên giáo dục mở và chỉ dừnglại ở mức độ trao đổi ý tưởng nhiều hơn là nghiên cứu và đề xuất môhình, nguyên tắc hay xác định các thành tố cấu phần của sư phạm mở.Phần sau, bài viết tập trung vào các nội dung chính sau: Giáo dục mở,tài nguyên giáo dục mở, sư phạm mở.GIÁO DỤC MỞ Khi bàn về giáo dục mở, các nhà nghiên cứu và thực hành giáo dụcmở thường nhấn mạnh đến nền móng của tính mở trong các tư tưởngkhai sáng liên quan đến chủ nghĩa tự do, quyền tự do, quyền công dân,tiến bộ xã hội, và sự biến đổi. Chính các tư tưởng này là nền tảng chosự ra đời của giáo dục mở, truy cập mở, nguồn mở, khoa học mở, dữliệu mở (Dastur, F. 2017). Trên con đường tiến hóa đến cấp độ mang lạitự do cho con người, giáo dục mở được xem là phương thức giáo dụcphù hợp. Và dĩ nhiên, trên con đường tiến hóa ấy, giáo dục mở trải quanhiều giai đoạn. Với bối cảnh hiện nay, phần lớn các thảo luận trên thếgiới về khái niệm này đều thống nhất cao: “Giáo dục mở là giáo dụctrong đó các rào cản không cần thiết trên con đường đến với giáo dụcđược dỡ bỏ”.[1]PHẦN 1. TIẾP CẬN GIÁO DỤC MỞ VÀ TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ 77 Việc loại bỏ những rào cản đối với giáo dục và học tập được thựchiện thông qua triển khai nhiều biện pháp giúp tăng cường cơ hội giáodục chất lượng cho mọi người tùy theo bối cảnh của từng quốc gia.Các rào cản trong tiếp cận giáo dục chất lượng tập trung phổ biến vào:khả năng chi trả cho giáo dục; tiếp cận giáo dục chất lượng không khảthi do trở ngại về thời gian, không gian. Do vậy, Đại học Mở (OpenUniversity, Anh) bỏ các yêu cầu thi đầu vào hoặc nhập học. Ở Bắc Mỹ,giáo dục mở hướng đến giảm các rào cản về chi phí truy cập tài liệu họctập và sự phù hợp của khóa học đối với thế giới thực. Trong khi đó sự rađời của Khóa học Trực tuyến Mở Đại chúng - MOOC (Massive OpenOnline Course) đem đến cơ hội học tập miễn phí và không yêu cầu tiêuchuẩn đầu vào cho mọi người (Walz, A. 2017). Với sự ra đời của giáo dục mở đã dần xóa bất bình đẳng trong giáodục; thúc đẩy học tập suốt đời vì chi phí thấp và tính tiện ích; nângcao chất lượng giáo dục trên diện rộng. Nền giáo dục mở được hìnhthành và phát triển theo nhiều cách thức, tác động bền bỉ khác nhau,chẳng hạn thông qua dự án lớn được chính phủ và các tổ chức từ thiệntài trợ (Bar ...

Tài liệu được xem nhiều: