Danh mục

Sự phát triển đề tài người trí thức trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 98.86 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Từ việc khám phá kiểu nhân vật trí thức, các nhà văn nêu lên những vấn đề có ý nghĩa xã hội như: Vấn đề nhìn lại lịch sử, nhìn lại chiến tranh; vấn đề giữ gìn đạo đức gia đình, đạo đức xã hội, vấn đề vai trò vị trí giới trí thức trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sự phát triển đề tài người trí thức trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2016, Vol. 61, No. 10, pp. 58-64 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn DOI: 10.18173/2354-1067.2016-0084 SỰ PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI NGƯỜI TRÍ THỨC TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM SAU 1975 Nguyễn Thị Quất Trung tâm Giáo dục Thường xuyên Hoài Đức, Hà Nội Tóm tắt. Sau 1975, đề tài người trí thức trong văn học Việt Nam được phục sinh với một tâm thế mới. Ở mỗi khuynh hướng tiểu thuyết, mỗi nhà văn, nhân vật người trí thức lại được khám phá ở một góc độ khác nhau nhưng đều hướng tới mục tiêu chung: thể hiện nhận thức mới của nhà văn về giới trí thức. Từ việc khám phá kiểu nhân vật trí thức, các nhà văn nêu lên những vấn đề có ý nghĩa xã hội như: vấn đề nhìn lại lịch sử, nhìn lại chiến tranh; vấn đề giữ gìn đạo đức gia đình, đạo đức xã hội; vấn đề vai trò vị trí giới trí thức trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Từ khóa: Nhân vật người trí thức, tiểu thuyết Việt Nam sau 1975. 1. Mở đầu Đề tài người trí thức là đề tài truyền thống của văn học Việt Nam. Ngay từ khi văn học viết được hình thành, nhân vật người trí thức đã trở thành nhân vật của văn học. Từ đó đến nay, hơn mười thế kỉ văn học đã qua đi, cho dù ở mỗi thời kì, nhân vật trí thức được thể hiện ở mức độ đậm nhạt khác nhau nhưng chưa bao giờ vắng bóng. Đặc biệt sau 1975, cùng với công cuộc đổi mới văn học, nhân vật trí thức xuất hiện ngày càng nhiều và trở thành một hiện tượng văn học, đặc biệt là trong thể loại tiểu thuyết. Từ chỗ trở thành nhân vật chính trong đời sống sáng tác, người trí thức trở thành đối tượng được các nhà nghiên cứu quan tâm. Nghiên cứu nhân vật người trí thức trở thành một yêu cầu mới đặt ra cho đời sống lí luận. Trong giai đoạn từ 1975 đến hết thế kỉ XX, việc nghiên cứu về nhân vật trí thức mới dừng lại ở việc xem xét nhân vật một cách đơn lẻ trong các tác phẩm cụ thể. Giới phê bình dường như mới chỉ mới chỉ đưa ra những nhận xét ban đầu về nhân vật trí thức trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng, còn nhân vật trí thức trong sáng tác của các tác giả khác thì hầu như chưa được chú ý. Tiêu biểu nhất phải kể đến các bài viết Đám cưới không có giấy giá thú - một cách nhìn nhận về người thầy [7] của Thanh Tùng, Tâm sự với tác giả Đám cưới không có giấy giá thú [4] của Phong Thu, Về người trí thức trong Đám cưới không có giấy giá thú [1] của Lê Thành Nghị,. . . Sang thế kỉ XXI, việc nghiên cứu nhân vật người trí thức, đề tài người trí thức đã đạt đến mức độ khái quát cao hơn, ngoài những công trình nghiên cứu về tiểu thuyết có nhắc đến nhân vật người trí thức thì đã có một số luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ đã lấy nhân vật trí thức trong sáng tác của một tác giả hay của một giai đoạn văn học làm đối tượng nghiên cứu chính, tiêu biểu như: Ngày nhận bài: 15/5/2016. Ngày nhận đăng: 20/8/2016 Liên hệ: Nguyễn Thị Quất, e-mail: quat68@gmail.com 58 Sự phát triển đề tài người trí thức trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 Hình tượng người trí thức trong văn xuôi thời kì đổi mới [6] của Dương Khánh Toàn, Nhân vật người trí thức văn nghệ sĩ trong văn xuôi Việt Nam hiện đại [2] của Phan Thị Phương Thế Ngọc, Nhân vật người trí thức trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng [3] của Nguyễn Thị Quất. . . Trong khi nghiên cứu về nhân vật trí thức, các tác giả bước đầu đưa ra nhận định của mình về nhân vật trí thức. Dương Khánh Toàn chỉ ra sự vận động của nhân vật người trí thức trong văn xuôi Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến thời kì đổi mới, khái quát các xu hướng thể hiện hình tượng người trí thức trong văn xuôi thời kì đổi mới: xu hướng khai thác lịch sử, xu hướng nhập cuộc hiện tại, xu hướng phê phán và hoài nghi. Phan Thị Phương Thế Ngọc sau khi trình bày nhận định về người trí thức từ đời sống đến trang văn cũng nhận định hai kiểu mẫu hình tượng người trí thức văn nghệ sĩ cơ bản của văn xuôi Việt Nam hiện đại: những mẫu người lấy vinh quang, kiêu hãnh nhấn chìm cay đắng mặc cảm qua cái nhìn sử thi, những mẫu người giàu kiêu hãnh và mặc cảm trong ý thức sâu xa về nhân cách, về bản thể qua cái nhìn tiểu thuyết. Còn Nguyễn Thị Quất sau khi đi phân tích nguyên nhân xuất hiện trở lại của kiểu nhân vật trí thức trong văn học sau 1975, khẳng định Ma Văn Kháng là nhà văn có sở trường viết về trí thức đã đi vào khái quát chân dung tinh thần nhân vật trí thức trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng với hai nội dung cơ bản: người trí thức và nỗi đau thân phận, người trí thức và bản lĩnh vươn lên chống trả số phận, khẳng định tài năng, nhân cách. Tuy nhiên, điểm lại các công trình nghiên cứu có thể thấy rằng, việc nghiên cứu nhân vật trí thức trong tiểu thuyết sau 1975 đã được tiến hành nhưng chưa đạt tới độ bao quát. Việc nghiên cứu sự phát triển đề tài người trí thức trong tiểu thuyết sau 1975 là hết sức cần thiết để khám phá tư tưởng của nhà văn và các ý nghĩa xã hội được nêu ra từ việc thể hiện hình tượng nhân vật trí thức. 2. Nội dung nghiên cứu Nhân vật người trí thức là nhân vật quen thuộc của ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: