Sự phù hợp giữa tài sản và các hình thức cấp vốn
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 239.08 KB
Lượt xem: 15
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Một trong những nguyên tắc cấp vốn – dù là để khởi nghiệp công ty, duy trì hoạt động hay phát triển – là tạo ra sự tương ứng hợp lý giữa tài sản và các hình thức cấp vốn liên quan.
Nguyên tắc chung là cấp vốn cho các tài sản lưu động (tức là ngắn hạn) bằng nguồn cấp vốn ngắn hạn, và các tài sản dài hạn bằng nguồn cấp vốn dài hạn hoặc cố định.
.Việc dùng tín dụng thương mại từ nhà cung ứng để cấp vốn hàng tồn, như đã được trình bày ở phần đầu...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sự phù hợp giữa tài sản và các hình thức cấp vốn Sự phù hợp giữa tài sản và các hình thức cấp vốn Một trong những nguyên tắc cấp vốn – dù là để khởi nghiệp công ty, duy trì hoạt động hay phát triển – là tạo ra sự tương ứng hợp lý giữa tài sản và các hình thức cấp vốn liên quan. Nguyên tắc chung là cấp vốn cho các tài sản lưu động (tức là ngắn hạn) bằng nguồn cấp vốn ngắn hạn, và các tài sản dài hạn bằng nguồn cấp vốn dài hạn ho ặc cố định. Việc dùng tín dụng thương mại từ nhà cung ứng để cấp vốn hàng tồn, như đã được trình bày ở phần đầu chương này, là một ví dụ về sự phù hợp của các tài sản ngắn hạn với nguồn cấp vốn ngắn hạn. Chủ hiệu giày đã làm cho nguồn cấp vốn 60 ngày tương ứng với tài sản mà cô tin rằng sẽ bán được trong thời kỳ đó. Tương tự như vậy, eBay đã cấp vốn cho cơ sở hạ tầng quy mô lớn của mình về không gian văn phòng, hỗ trợ khách hàng, phần mềm độc quyền, các hệ thống và thiết bị bằng vốn góp của cổ đông – nguồn cấp vốn cố định. Chúng ta có thể xác định vô số doanh nghiệp khác theo nguyên tắc dễ hiểu này. Khi thành phố quyết định xây dựng cầu, sân vận động, nhà máy xử lý nước… họ thường cấp vốn cho các công trình này bằng các trái phiếu 20 đến 30 năm. Đ ể hiểu tại sao nguyên tắc này lại quan trọng như vậy, trước hết hãy xem những gì có thể xảy ra nếu bạn cố cấp vốn để mua căn nhà mới (tài sản dài hạn) bằng một khoản vay 200.000 USD không trả góp, lãi suất 8% mỗi năm. Theo điều khoản vay, bạn sẽ trả 16.000 USD lãi suất hàng năm, và sau đó phải trả hết 200.000 USD vào cuối năm thứ ba. Điều này sẽ khả thi nếu bạn có thể thương lượng một khoản vay khác vào cuối thời hạn ba năm để thay cho khoản nợ đến hạn, và nếu bạn vẫn có khả năng trả được lãi suất đó. Nhưng dẫu sao đó cũng chỉ là hai giả định không chắc chắn. Tiền có thể trở nên eo hẹp đến mức bạn không thể tìm ra một người cho vay mới khi bạn cần, ho ặc người cho vay mà bạn tìm được lại đòi lãi suất đến 10 hay 12% mỗi năm. Trong bất kỳ trường hợp nào thì sự tịch thu tài sản để thế nợ đều có khả năng xảy ra. Bạn không thể hoạt động với một tình huống như vậy, lại càng không thể kinh doanh theo kiểu như vậy. Tình huống bất tương xứng khác là vay lâu dài để cấp vốn cho các tài sản ngắn hạn cũng là điều không hay. Một số người đem thế chấp nhà cửa để đầu tư tiền bạc cho một kỳ nghỉ mà họ mơ ước. Kỳ nghỉ sẽ nhanh chóng qua đi, nhưng khoản thanh toán thì vẫn còn đó. Trong kinh doanh, chúng ta mong tài sản mà chúng ta mua bằng tiền vay sẽ làm tăng doanh thu (hay tiết kiệm chi phí) ở mức lãi suất và kỳ hạn đủ để trang trải các chi phí cấp vốn. Điều này cũng đúng đối với nguồn vốn chủ sở hữu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sự phù hợp giữa tài sản và các hình thức cấp vốn Sự phù hợp giữa tài sản và các hình thức cấp vốn Một trong những nguyên tắc cấp vốn – dù là để khởi nghiệp công ty, duy trì hoạt động hay phát triển – là tạo ra sự tương ứng hợp lý giữa tài sản và các hình thức cấp vốn liên quan. Nguyên tắc chung là cấp vốn cho các tài sản lưu động (tức là ngắn hạn) bằng nguồn cấp vốn ngắn hạn, và các tài sản dài hạn bằng nguồn cấp vốn dài hạn ho ặc cố định. Việc dùng tín dụng thương mại từ nhà cung ứng để cấp vốn hàng tồn, như đã được trình bày ở phần đầu chương này, là một ví dụ về sự phù hợp của các tài sản ngắn hạn với nguồn cấp vốn ngắn hạn. Chủ hiệu giày đã làm cho nguồn cấp vốn 60 ngày tương ứng với tài sản mà cô tin rằng sẽ bán được trong thời kỳ đó. Tương tự như vậy, eBay đã cấp vốn cho cơ sở hạ tầng quy mô lớn của mình về không gian văn phòng, hỗ trợ khách hàng, phần mềm độc quyền, các hệ thống và thiết bị bằng vốn góp của cổ đông – nguồn cấp vốn cố định. Chúng ta có thể xác định vô số doanh nghiệp khác theo nguyên tắc dễ hiểu này. Khi thành phố quyết định xây dựng cầu, sân vận động, nhà máy xử lý nước… họ thường cấp vốn cho các công trình này bằng các trái phiếu 20 đến 30 năm. Đ ể hiểu tại sao nguyên tắc này lại quan trọng như vậy, trước hết hãy xem những gì có thể xảy ra nếu bạn cố cấp vốn để mua căn nhà mới (tài sản dài hạn) bằng một khoản vay 200.000 USD không trả góp, lãi suất 8% mỗi năm. Theo điều khoản vay, bạn sẽ trả 16.000 USD lãi suất hàng năm, và sau đó phải trả hết 200.000 USD vào cuối năm thứ ba. Điều này sẽ khả thi nếu bạn có thể thương lượng một khoản vay khác vào cuối thời hạn ba năm để thay cho khoản nợ đến hạn, và nếu bạn vẫn có khả năng trả được lãi suất đó. Nhưng dẫu sao đó cũng chỉ là hai giả định không chắc chắn. Tiền có thể trở nên eo hẹp đến mức bạn không thể tìm ra một người cho vay mới khi bạn cần, ho ặc người cho vay mà bạn tìm được lại đòi lãi suất đến 10 hay 12% mỗi năm. Trong bất kỳ trường hợp nào thì sự tịch thu tài sản để thế nợ đều có khả năng xảy ra. Bạn không thể hoạt động với một tình huống như vậy, lại càng không thể kinh doanh theo kiểu như vậy. Tình huống bất tương xứng khác là vay lâu dài để cấp vốn cho các tài sản ngắn hạn cũng là điều không hay. Một số người đem thế chấp nhà cửa để đầu tư tiền bạc cho một kỳ nghỉ mà họ mơ ước. Kỳ nghỉ sẽ nhanh chóng qua đi, nhưng khoản thanh toán thì vẫn còn đó. Trong kinh doanh, chúng ta mong tài sản mà chúng ta mua bằng tiền vay sẽ làm tăng doanh thu (hay tiết kiệm chi phí) ở mức lãi suất và kỳ hạn đủ để trang trải các chi phí cấp vốn. Điều này cũng đúng đối với nguồn vốn chủ sở hữu.
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
hình thức cấp vốn lưu ý cho doanh nghiệp hình thức tài sản phương pháp quản trị bí quyết quản trị kỹ năng quản trị quản trị doanh nghiệpGợi ý tài liệu liên quan:
-
Những mẹo mực để trở thành người bán hàng xuất sắc
6 trang 355 0 0 -
Quản trị chuỗi cung ứng – Quản trị tồn kho
16 trang 250 0 0 -
Bài giảng Kinh tế vi mô - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai
92 trang 241 0 0 -
Bài giảng Nguyên lý Quản trị học - Chương 2 Các lý thuyết quản trị
31 trang 234 0 0 -
Nghiên cứu tâm lý học hành vi đưa ra quyết định và thị trường: Phần 2
236 trang 228 0 0 -
Giáo trình Quản trị doanh nghiệp (Nghề: Kế toán doanh nghiệp) - CĐ Cơ Giới Ninh Bình
156 trang 214 0 0 -
Quản lý tài sản cố định trong doanh nghiệp
7 trang 208 0 0 -
Đề cương bài giảng: Quản trị học
trang 189 0 0 -
Đề tài : PHƯƠNG PHÁP QUẢN TRỊ VÀ ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN COBIT
47 trang 177 0 0 -
Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư của doanh nghiệp
5 trang 173 0 0