Sự tăng cường chương trình quản trị doanh nghiệp nhỏ (SBA) nhằm thúc đẩy khởi nghiệp của Chính phủ Mỹ từ khủng hoảng tài chính
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 353.69 KB
Lượt xem: 15
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Mỹ là một trong những quốc gia dẫn đầu về khởi nghiệp. Với những đột phá sáng tạo về công nghệ và sự năng động trong nền kinh tế thị trường đã góp phần quan trọng giúp cho Mỹ luôn là quốc gia có nền kinh tế số một thế giới. Bài viết nhấn mạnh đến sự điều chỉnh đáng kể của SBA từ cuộc khủng hoảng tài chính (2008-2009), qua đó rút ra bài học kinh nghiệp đối với Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sự tăng cường chương trình quản trị doanh nghiệp nhỏ (SBA) nhằm thúc đẩy khởi nghiệp của Chính phủ Mỹ từ khủng hoảng tài chính SỰ TĂNG CƯỜNG CHƯƠNG TRÌNH QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP NHỎ (SBA) NHẰM THÚC ĐẨY KHỞI NGHIỆP CỦA CHÍNH PHỦ MỸ TỪ KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH Nguyễn Thanh Quý* 1 TÓM TẮT: Mỹ là một trong những quốc gia dẫn đầu về khởi nghiệp. Với những đột phá sáng tạo về công nghệ và sự năng động trong nền kinh tế thị trường đã góp phần quan trọng giúp cho Mỹ luôn là quốc gia có nền kinh tế số một thế giới. Để thúc đẩy chương trình khởi nghiệp, Chính phủ Mỹ đã sớm thành lập chương trình Quản trị doanh nghiệp nhỏ (The Small Bussiness Administration - SBA). Về cơ bản, chương trình đã tạo sự hỗ trợ về vốn và thông tin cho các cá nhân và tổ chức. Từ việc hệ thống lại quá trình thành lập, hoạt động, mục tiêu và nội dung chương trình, bài viết nhấn mạnh đến sự điều chỉnh đáng kể của SBA từ cuộc khủng hoảng tài chính (2008-2009), qua đó rút ra bài học kinh nghiệp đối với Việt Nam. Từ khóa: Chính phủ Mỹ; SBA; khởi nghiệp. Người Mỹ luôn tin rằng họ đang sống trên một xứ sở của cơ hội, nơi mà bất cứ người nào có ý tưởng tốt, lòng quyết tâm và sẵn sàng làm việc chăm chỉ, đều có thể hoạt động kinh doanh và thành đạt. Trên thực tế, lòng tin đó trong kinh doanh được thể hiện rất đa dạng, từ một cá nhân tự chủ kinh doanh đến những tập đoàn kinh tế khổng lồ. Trong sự phát triển của hoạt động khởi nghiệp, không thể không kể đến vai trò quan trọng của Chính phủ Mỹ. Với sự hỗ trợ về vốn và thông tin Chương trình Quản trị doanh nghiệp nhỏ (The Small Bussiness Administration - SBA) của Chính phủ đã tạo cơ hội cho các cá nhân và tổ chức khởi nghiệp. 1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CHƯƠNG TRÌNH Mặc dù được Chính phủ Mỹ chính thức thành lập vào năm 1953, nhưng trước đó, đã có nhiều cơ quan và tổ chức hoạt động dưới sự bảo trợ của Chính phủ nhằm hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp nhỏ. Nhằm ứng phó với cuộc Đại suy thoái (1929-1933), Tổng thống Herbert Hoover đã thành lập Công ty tái thiết tài chính (The Reconstruction Finance Corporation - RFC), nhằm hỗ trợ tất cả các doanh nghiệp chịu tác động bởi cuộc khủng hoảng kinh tế. Mặc dù là chương trình chủ đạo của chính quyền Hoover, nhưng RFC lại không mang lại nhiều hiệu quả thực tiễn khi nước Mỹ đang ngày càng chìm sâu vào cuộc khủng hoảng được xem là tồi tệ nhất trong lịch sử. Công ty này tiếp tục được duy trì hoạt động trong nhiệm kỳ của Tổng thống Franklin.D. Roosevelt, nhằm hỗ trợ cho các chương trình khác trong Chính sách mới (New Deal) từng bước đưa nước Mỹ thoát khỏi Đại suy thoái. Khi nước Mỹ chính thức bước vào cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (năm 1941), ngành công nghiệp Mỹ hoạt động hết công suất để phục vụ cho hoạt động quân sự. Những tập đoàn lớn hầu như chiếm ưu thế tuyệt đối trong cuộc cạnh tranh giành hợp đồng. Do đó, để hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ, Chính phủ Mỹ đã thành lập Công ty hỗ trợ dự án chiến tranh nhỏ (the Smaller War Plants Corporation - SWPC) vào năm 1942. SWPC có nhiệm vụ chủ yếu là hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp nhỏ. Mặc dù, công ty bị giải thể sau khi cuộc chiến tranh chấm dứt, nhưng các hợp đồng lại được chuyển giao cho RFC quản lý. 1 Đơn vị công tác: Học viện Tài chính, Địa chỉ: Số 58 Lê Văn Hiến, Phường Đức Thắng, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, tác giả nhận phản hồi: Nguyễn Thanh Quý, tel: 0949.599.456, E-mail: Thanhquyhvtc@gmail.com 1150 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, nền kinh tế Mỹ phát triển mạnh mẽ. Nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ, Chính phủ Mỹ tăng cường các chính sách và biện pháp kiểm soát độc quyền. Mặt khác, Chính phủ cũng tăng cường hỗ trợ vốn và thông tin cho các doanh nghiệp nhỏ. RFC là cơ quan chủ chốt trong việc hỗ trợ tài chính trong việc cấp vốn cho doanh nghiệp nhỏ thành lập và hoạt động. Bên cạnh đó, để giải quyết thực trạng thiếu thông tin cũng là một nguyên nhân dẫn đến thất bại của các doanh nghiệp nhỏ, Chính phủ Mỹ đã thành lập Văn phòng doanh nghiệp nhỏ (the Office of Small Business - OSB) trực thuộc Bộ Thương mại nhằm hỗ trợ cung cấp thông tin, tư vấn cho các cá nhân và doanh nghiệp nhỏ. Như vậy, để hỗ trợ các cá nhân có cơ hội trong kinh doanh, Chính phủ Mỹ ngay từ đầu thế kỷ XX đã đưa ra các chương trình hỗ trợ về vốn và thông tin. Do yêu cầu thực tiễn khách quan, Chính phủ Mỹ luôn điều chỉnh về quy mô cũng như cách thức hoạt động của các chương trình. Tuy nhiên, những chương trình này vẫn còn hạn chế khi khả năng tiếp cận doanh nghiệp còn hẹp, RFC và OSBlại là hai chương trình hoạt động độc lập. Do vậy, nhằm nâng cao hiệu quả huy động và tiếp cận vốn cũng như thông tin, Chính phủ Mỹ đã chính thức thành lập SBA trên cơ sở hợp nhất hai chương trình RFC và OSB. Năm 1952, Chính quyền Eisenhower đã đưa ra sắc lệnh bãi bỏ RFC. Theo đạo luật Doanh nghiệp nhỏ, được Tổng thống thông qua ngày 30 tháng 7 năm 1953, Chính phủ đã thành lập Cơ quan quản trị doanh nghiệp nhỏ (the Small Business Administration - SBA), cơ quan này có chức năng: “trợ giúp, hỗ trợ và bảo vệ lợi ích của các doanh nghiệp nhỏ”[1]. Từ năm 1954, SBA đã có những khoản cho vay đầu tiên. Đến năm 1958, SBA có sự điều chỉnh đáng kể khi Chính phủ Mỹ thông qua đạo luật Đầu tư doanh nghiệp (The Investment Company Act), cho phép SBA cung cấp vốn cho các quỹ đầu tư mạo hiểm và đầu tư dài hạn cho các doanh nghiệp nhỏ. Nguyên nhân của sự điều chỉnh này là trước sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học kỹ thuật, sự thay thế nhanh chóng của các công nghệ mới đã khiến các doanh nghiệp nhỏ gặp khó khăn trong việc quay vòng vốn. Với sự điều chỉnh mới của Chính phủ, đã tạo thêm động lực đáng kể hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ hoạt động. Đến năm 1964, số vốn cho vay của SBA đã tăng lên b ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sự tăng cường chương trình quản trị doanh nghiệp nhỏ (SBA) nhằm thúc đẩy khởi nghiệp của Chính phủ Mỹ từ khủng hoảng tài chính SỰ TĂNG CƯỜNG CHƯƠNG TRÌNH QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP NHỎ (SBA) NHẰM THÚC ĐẨY KHỞI NGHIỆP CỦA CHÍNH PHỦ MỸ TỪ KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH Nguyễn Thanh Quý* 1 TÓM TẮT: Mỹ là một trong những quốc gia dẫn đầu về khởi nghiệp. Với những đột phá sáng tạo về công nghệ và sự năng động trong nền kinh tế thị trường đã góp phần quan trọng giúp cho Mỹ luôn là quốc gia có nền kinh tế số một thế giới. Để thúc đẩy chương trình khởi nghiệp, Chính phủ Mỹ đã sớm thành lập chương trình Quản trị doanh nghiệp nhỏ (The Small Bussiness Administration - SBA). Về cơ bản, chương trình đã tạo sự hỗ trợ về vốn và thông tin cho các cá nhân và tổ chức. Từ việc hệ thống lại quá trình thành lập, hoạt động, mục tiêu và nội dung chương trình, bài viết nhấn mạnh đến sự điều chỉnh đáng kể của SBA từ cuộc khủng hoảng tài chính (2008-2009), qua đó rút ra bài học kinh nghiệp đối với Việt Nam. Từ khóa: Chính phủ Mỹ; SBA; khởi nghiệp. Người Mỹ luôn tin rằng họ đang sống trên một xứ sở của cơ hội, nơi mà bất cứ người nào có ý tưởng tốt, lòng quyết tâm và sẵn sàng làm việc chăm chỉ, đều có thể hoạt động kinh doanh và thành đạt. Trên thực tế, lòng tin đó trong kinh doanh được thể hiện rất đa dạng, từ một cá nhân tự chủ kinh doanh đến những tập đoàn kinh tế khổng lồ. Trong sự phát triển của hoạt động khởi nghiệp, không thể không kể đến vai trò quan trọng của Chính phủ Mỹ. Với sự hỗ trợ về vốn và thông tin Chương trình Quản trị doanh nghiệp nhỏ (The Small Bussiness Administration - SBA) của Chính phủ đã tạo cơ hội cho các cá nhân và tổ chức khởi nghiệp. 1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CHƯƠNG TRÌNH Mặc dù được Chính phủ Mỹ chính thức thành lập vào năm 1953, nhưng trước đó, đã có nhiều cơ quan và tổ chức hoạt động dưới sự bảo trợ của Chính phủ nhằm hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp nhỏ. Nhằm ứng phó với cuộc Đại suy thoái (1929-1933), Tổng thống Herbert Hoover đã thành lập Công ty tái thiết tài chính (The Reconstruction Finance Corporation - RFC), nhằm hỗ trợ tất cả các doanh nghiệp chịu tác động bởi cuộc khủng hoảng kinh tế. Mặc dù là chương trình chủ đạo của chính quyền Hoover, nhưng RFC lại không mang lại nhiều hiệu quả thực tiễn khi nước Mỹ đang ngày càng chìm sâu vào cuộc khủng hoảng được xem là tồi tệ nhất trong lịch sử. Công ty này tiếp tục được duy trì hoạt động trong nhiệm kỳ của Tổng thống Franklin.D. Roosevelt, nhằm hỗ trợ cho các chương trình khác trong Chính sách mới (New Deal) từng bước đưa nước Mỹ thoát khỏi Đại suy thoái. Khi nước Mỹ chính thức bước vào cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (năm 1941), ngành công nghiệp Mỹ hoạt động hết công suất để phục vụ cho hoạt động quân sự. Những tập đoàn lớn hầu như chiếm ưu thế tuyệt đối trong cuộc cạnh tranh giành hợp đồng. Do đó, để hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ, Chính phủ Mỹ đã thành lập Công ty hỗ trợ dự án chiến tranh nhỏ (the Smaller War Plants Corporation - SWPC) vào năm 1942. SWPC có nhiệm vụ chủ yếu là hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp nhỏ. Mặc dù, công ty bị giải thể sau khi cuộc chiến tranh chấm dứt, nhưng các hợp đồng lại được chuyển giao cho RFC quản lý. 1 Đơn vị công tác: Học viện Tài chính, Địa chỉ: Số 58 Lê Văn Hiến, Phường Đức Thắng, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, tác giả nhận phản hồi: Nguyễn Thanh Quý, tel: 0949.599.456, E-mail: Thanhquyhvtc@gmail.com 1150 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, nền kinh tế Mỹ phát triển mạnh mẽ. Nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ, Chính phủ Mỹ tăng cường các chính sách và biện pháp kiểm soát độc quyền. Mặt khác, Chính phủ cũng tăng cường hỗ trợ vốn và thông tin cho các doanh nghiệp nhỏ. RFC là cơ quan chủ chốt trong việc hỗ trợ tài chính trong việc cấp vốn cho doanh nghiệp nhỏ thành lập và hoạt động. Bên cạnh đó, để giải quyết thực trạng thiếu thông tin cũng là một nguyên nhân dẫn đến thất bại của các doanh nghiệp nhỏ, Chính phủ Mỹ đã thành lập Văn phòng doanh nghiệp nhỏ (the Office of Small Business - OSB) trực thuộc Bộ Thương mại nhằm hỗ trợ cung cấp thông tin, tư vấn cho các cá nhân và doanh nghiệp nhỏ. Như vậy, để hỗ trợ các cá nhân có cơ hội trong kinh doanh, Chính phủ Mỹ ngay từ đầu thế kỷ XX đã đưa ra các chương trình hỗ trợ về vốn và thông tin. Do yêu cầu thực tiễn khách quan, Chính phủ Mỹ luôn điều chỉnh về quy mô cũng như cách thức hoạt động của các chương trình. Tuy nhiên, những chương trình này vẫn còn hạn chế khi khả năng tiếp cận doanh nghiệp còn hẹp, RFC và OSBlại là hai chương trình hoạt động độc lập. Do vậy, nhằm nâng cao hiệu quả huy động và tiếp cận vốn cũng như thông tin, Chính phủ Mỹ đã chính thức thành lập SBA trên cơ sở hợp nhất hai chương trình RFC và OSB. Năm 1952, Chính quyền Eisenhower đã đưa ra sắc lệnh bãi bỏ RFC. Theo đạo luật Doanh nghiệp nhỏ, được Tổng thống thông qua ngày 30 tháng 7 năm 1953, Chính phủ đã thành lập Cơ quan quản trị doanh nghiệp nhỏ (the Small Business Administration - SBA), cơ quan này có chức năng: “trợ giúp, hỗ trợ và bảo vệ lợi ích của các doanh nghiệp nhỏ”[1]. Từ năm 1954, SBA đã có những khoản cho vay đầu tiên. Đến năm 1958, SBA có sự điều chỉnh đáng kể khi Chính phủ Mỹ thông qua đạo luật Đầu tư doanh nghiệp (The Investment Company Act), cho phép SBA cung cấp vốn cho các quỹ đầu tư mạo hiểm và đầu tư dài hạn cho các doanh nghiệp nhỏ. Nguyên nhân của sự điều chỉnh này là trước sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học kỹ thuật, sự thay thế nhanh chóng của các công nghệ mới đã khiến các doanh nghiệp nhỏ gặp khó khăn trong việc quay vòng vốn. Với sự điều chỉnh mới của Chính phủ, đã tạo thêm động lực đáng kể hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ hoạt động. Đến năm 1964, số vốn cho vay của SBA đã tăng lên b ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Nền kinh tế thị trường Quản trị doanh nghiệp nhỏ Chương trình khởi nghiệp Chương trình Quản trị doanh nghiệp nhỏ Cách mạng công nghiệp 4.0Gợi ý tài liệu liên quan:
-
Chuyển đổi số trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 - Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế: Phần 2
471 trang 436 1 0 -
Phát triển công nghệ thông tin theo Nghị quyết đại hội XIII của Đảng
7 trang 319 0 0 -
Đào tạo kiến trúc sư trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0
5 trang 292 0 0 -
7 trang 277 0 0
-
Mỹ thuật ứng dụng và công tác đào tạo tiếp cận từ học liệu mở
4 trang 223 0 0 -
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển kỹ năng mềm của sinh viên: Nghiên cứu tại tỉnh Bình Dương
13 trang 222 0 0 -
6 trang 212 0 0
-
Vai trò của cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong quá trình chuyển đổi số
5 trang 199 0 0 -
12 trang 194 0 0
-
Nghiên cứu các nhân tố tác động đến ý định trở thành Freelancer của giới trẻ Hà Nội
12 trang 191 2 0