Sự thật về sữa mẹ và sự phát triển các giác quan ở trẻ nhỏĐể giúp thiên thần nhỏ của bạn có một khởi đầu tốt đẹp, bác sĩ khuyên nên cho bé bú sữa mẹ. Đôi khi ngẫm nghĩ, tạo hóa quả thật có nhiều điều kỳ diệu. Bé chỉ cần bú sữa mẹ trong những tháng đầu đời là có được sự phát triển vượt bậc về mọi mặt mà không cần bất cứ một loại thức ăn nào, kể cả nước.Tại sao vậy? Dưới đây là một số thắc mắc về dòng sữa mẹ, bạn có thể...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sự thật về sữa mẹ và sự phát triển các giác quan ở trẻ nhỏ - 1 Sự thật về sữa mẹ và sự phát triển các giác quan ở trẻ nhỏ Để giúp thiên thần nhỏ của bạn có một khởi đầu tốt đẹp, bác sĩ khuyên nên chobé bú sữa mẹ. Đôi khi ngẫm nghĩ, tạo hóa quả thật có nhiều điều kỳ diệu. Bé chỉcần bú sữa mẹ trong những tháng đầu đời là có được sự phát triển vượt bậc về mọimặt mà không cần bất cứ một loại thức ăn nào, kể cả nước. Tại sao vậy? Dưới đây là một số thắc mắc về dòng sữa mẹ, bạn có thể tìm hiểu. 1. Chất lượng sữa mẹ thực sự tốt thế nào? Sữa mẹ là loại thực phẩm toàn năng vì có đủ cả 4 nhóm thực phẩm cần thiết chosự phát triển thể chất và trí tuệ của bé. Chẳng hạn, chất lượng trong sữa là đườnglactose rất dễ tiêu hóa, chất đạm lại có giá trị sinh học cao nên cơ thể sử dụngđược hoàn toàn... Khi trẻ bắt đầu bú, bầu sữa mẹ sẽ tiết ra một loại dung dịch màu trắng trong,chứa nhiều nước và các kháng thể. Sau đó, sữa mẹ sẽ trắng đục dần do chứa nhiều chất béo, đó chính l à sữa sau.Chất béo cung cấp nhiều năng lượng, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của trẻ. 2. Sữa mẹ có đủ các dưỡng chất như Taurin, DHA, ARA? Nguồn sữa mẹ có đầy đủ các vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự phát triểntoàn diện của tất cả các cơ quan, bộ phận trong cơ thể trẻ. Đặc biệt, các chất canxi,phốt-pho trong sữa có một tỷ lệ hợp lý nhất để hấp thu tối đa khoáng chất, giúpxây dựng và tăng cường hệ thống xương và răng của trẻ. Ngoài ra, trong nguồn sữa này còn có những thành phần dinh dưỡng mà bạnthường thấy trên các hộp sữa như: Taurin, DHA, ARA... dù số lượng các chất nàykhác nhau. Không những thế, khi khoa học tiến bộ tìm ra trong sữa mẹ có một chất dinhdưỡng nào mới, các hãng sữa sẽ nghiên cứu, tìm cách thêm chất này vào sản phẩmcủa họ. 3. Sữa mẹ có nóng? Khi bé lớn, loại sữa này còn tốt không? Mẹ gầy ốm, sữacó kém chất lượng? Sữa mẹ luôn ấm ở 37độ C, đảm bảo chất l ượng từ lúc sinh đến khi bé lớn vàkhông ảnh hưởng xấu đến con bạn. Khi trẻ lớn, sữa mẹ có ít hay nhiều tùy thuộc chế độ ăn của mẹ cũng như mứcđộ bé ngậm mút vú mẹ. Mẹ gầy ốm, ăn ít, chất lượng sữa cũng sẽ kém hơn người đủ dinh dưỡng, dù cơthể đã lấy hết các chất cần thiết để tạo sữa cho trẻ. Muốn tạo ra nhiều sữa mẹ, bạn phải cho trẻ ngậm mút vú thường xuyên. Ngườimẹ cần giữ tinh thần thật thoải mái, vô tư, không lo buồn. 4. Lợi ích của việc cho bé bú mẹ Ngoài khía cạnh dinh dưỡng, cho con bú sữa mẹ còn có nhiều lợi ích khác.Chẳng hạn, trong dòng sữa mẹ có nhiều kháng thể, giúp trẻ chống lại bệnh tật.Hơn nữa, khi cho bé bú, tình cảm mẹ con gần gũi hơn, giúp bé phát triển tinh thần,trí tuệ. Ngoài ra, quá trình cho bé bú sữa mẹ còn giúp người mẹ nhanh chóng lấy lạivóc dáng bình thường (do lấy hết mỡ và nhiều chất dinh dưỡng trong cơ thể tạosữa). Đồng thời, điều này còn làm chậm chu kỳ kinh nguyệt và chậm mang thai trởlại. 5. Điểm yếu duy nhất của sữa mẹ Là lượng vitamin K trong nguồn sữa này hơi thấp so với sữa bò, trẻ bú mẹ hoàntoàn có nguy cơ thiếu vitamin K. Vì thế, khi trẻ sơ sinh vừa chào đời sẽ được tiêm1 mũi vitamin K1 để ngừa chứng xuất huyết sau sinh. Khi bú mẹ, trẻ sơ sinh có thể bị vàng da nhạt kéo dài trên 21-30 ngày tuổi.Ngoài triệu chứng trên, bé không có bất thường gì khác. Nên cho trẻ sơ sinh phơinắng vào sáng sớm để chữa chứng vàng da. Đối phó với tính vòi vĩnh của bé Con không về đâu, phải mua cho con bộ rô bốt cơ.... Trước cửa hàng đồ chơi,bé Tú hét to, chân dậm dậm và không chịu đi khi mẹ kéo tay. Bố nghiêm mặt từchối, cậu bé càng nức nở. Bố Tú bảo con: Đi về, ở nhà có rô bốt rồi, đòi gì lắm thế. Cậu bé giãy nảy:Con ở nhà bé lắm, còn gãy chân nữa. Con thích con to này cơ. Bất luận bố mẹ dỗ thế nào, cậu bé cũng không chịu đi, kiên quyết đòi bằngđược. Cuối cùng, bà mẹ đành phải mua rô bốt cho con. Trên đường về nhà, vẻ mặtcủa cậu bé lộ vẻ hân hoan vui sướng, nhưng bố mẹ thì rõ ràng không vui. Ai làm cha làm mẹ hẳn đều đã gặp những trường hợp con vòi vĩnh. Trong quátrình phát triển, trẻ luôn có nhu cầu đòi hỏi. Tuổi bé thì đòi hỏi đồ chơi, lớn hơnthì nhiều thứ khác. Trước những tình huống trên, nhiều bậc cha mẹ đã thực sựlúng túng, không biết nên đáp ứng nhu cầu của trẻ ngay hay lần nữa, hẹn dịpkhác... Có người dễ dãi chiều con cho nó khỏi mè nheo điếc tai, có người lại kệ cho nókhóc, đòi mãi không được thì khắc nín, hoặc dùng kế hoãn binh: Lúc nào lĩnhlương mẹ sẽ mua cho con, và đợi trẻ quên. Để giúp các bậc cha mẹ hiểu và ứng phó đúng mực với trẻ trong các tình huốngtương tự, các nhà tâm lý đã nêu lên một số chiêu cơ bản mà trẻ hay sử dụng khimuốn vòi vĩnh. Trẻ từ 3 đến 8 tuổi đều biết cách sử dụng các vũ khí dưới đây: Khóc, gào to: Đa số trẻ đều biết cha mẹ thường sợ chiêu này của chúng. Mộtkhi bé gào to, bố mẹ không những đáp ứng nhu cầu vô điều kiện mà còn hơn thế. Năn nỉ, khẩn khoản: Bọn nhóc thường rất đáng yêu. Khi chúng nài nỉ c ...