Danh mục

Sự thay đổi của nghề lưới rê và những hệ quả của nó tại đầm Nha Phu, tỉnh Khánh Hòa

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.03 MB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết phân tích những thay đổi của nghề lưới rê và các hệ quả kinh tế, xã hội và tài nguyên của những thay đổi này. Ngư dân có xu hướng sử dụng lưới rê có kích thước mắt lưới nhỏ hơn và có mức độ chọn lọc thấp hơn để tối đa hóa sản lượng đánh bắt. Những thay đổi này có ảnh hưởng quan trọng đối với khai thác và quản lí nguồn lợi. Ngư dân cũng có xu hướng sử dụng kết hợp các loại lưới và gia tăng chiều dài vàng lưới để đảm bảo sản lượng và thu nhập từ đánh bắt.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sự thay đổi của nghề lưới rê và những hệ quả của nó tại đầm Nha Phu, tỉnh Khánh Hòa JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2016, Vol. 61, No. 10, pp. 110-118 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn DOI: 10.18173/2354-1067.2016-0092 SỰ THAY ĐỔI CỦA NGHỀ LƯỚI RÊ VÀ NHỮNG HỆ QUẢ CỦA NÓ TẠI ĐẦM NHA PHU, TỈNH KHÁNH HÒA Nguyễn Tường Huy Khoa Địa lí, Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Nghề cá nhỏ ven đầm Nha Phu đã trải qua quá trình chuyển đổi trong hơn ba thập kỉ qua. Bài báo phân tích những thay đổi của nghề lưới rê và các hệ quả kinh tế, xã hội và tài nguyên của những thay đổi này. Ngư dân có xu hướng sử dụng lưới rê có kích thước mắt lưới nhỏ hơn và có mức độ chọn lọc thấp hơn để tối đa hóa sản lượng đánh bắt. Những thay đổi này có ảnh hưởng quan trọng đối với khai thác và quản lí nguồn lợi. Ngư dân cũng có xu hướng sử dụng kết hợp các loại lưới và gia tăng chiều dài vàng lưới để đảm bảo sản lượng và thu nhập từ đánh bắt. Tuy nhiên, chiến lược này lại phụ thuộc vào khả năng đầu tư của các hộ ngư dân. Trong bối cảnh đó, thu nhập thấp và bất bình đẳng về thu nhập, các chiến lược ứng phó không bền vững và sự suy giảm nguồn lợi là những hệ lụy đáng lưu ý của sự thay đổi. Từ khóa: Sinh kế, bất bình đẳng, bền vững, nghề cá, nghèo. 1. Mở đầu Đầm Nha Phu, thuộc tỉnh Khánh Hoà, có điều kiện thuận lợi để phát triển nghề cá nhỏ ven bờ với cơ cấu nghề nghiệp đa dạng (xem Hình 1). Nghề cá đã và đang đóng vai trò quan trọng trong việc tạo sinh kế cho phần lớn cư dân sống ven đầm. Trong suốt hơn ba thập kỉ vừa qua, nghề cá ở đây đã trải qua quá trình chuyển đổi nhanh chóng. Các phương thức đánh bắt cá ở đây đã có nhiều thay đổi, từ các ngư cụ/kĩ thuật truyền thống và giản đơn thành các ngư cụ/ kĩ thuật hiện đại và phức tạp hơn. Những thay đổi này đã dẫn đến những chuyển biến quan trọng về kinh tế, xã hội và tài nguyên của địa phương. Trong bối cảnh thiếu vắng cơ chế quản lí hợp lí tài nguyên dùng chung, sự suy giảm nguồn lợi cũng là một thách thức lớn của sự phát triển bền vững nghề cá ở đây. Bài báo này có mục đích phân tích những thay đổi của nghề lưới rê và nhận diện một số hệ quả kinh tế, xã hội và tài nguyên của những thay đổi này tại đầm Nha Phu. Bài báo mở đầu bằng việc giới thiệu bối cảnh và vấn đề nghiên cứu. Sau phần khái quát về nghề lưới rê tại đầm Nha Phu, bài báo tập trung phân tích những thay đổi cơ bản của nghề lưới rê, nhận diện và thảo luận một số hệ quả kinh tế, xã hội và tài nguyên của những thay đổi này tại đầm Nha Phu. Trong phần kết luận, bài báo sẽ tóm lược những kết quả nghiên cứu chính và đưa ra một số khuyến nghị. Bài báo sử dụng các dữ liệu thu thập được từ các nghiên cứu thực địa của tác giả trong khoảng thời gian từ năm 2008 - 2012 và tháng 7 năm 2015 (xem thêm [9, 10]). Ngày nhận bài: 15/5/2016. Ngày nhận đăng: 20/8/2016 Liên hệ: Nguyễn Tường Huy, e-mail: tuonghuy@hnue.edu.vn 110 Sự thay đổi của nghề lưới rê và những hệ quả của nó tại đầm Nha Phu, tỉnh Khánh Hòa 2. 2.1. Nội dung nghiên cứu Khái quát về nghề lưới rê tại đầm Nha Phu Lưới rê (ngư dân địa phương gọi là lưới cước) là một ngư cụ truyền thống lâu đời và hiện vẫn là một sinh kế chính của ngư dân trong khu vực. Trong những năm gần đây, cùng với sự gia tăng dân số, sự suy giảm nguồn lợi và sự thất bại của nghề nuôi tôm, áp lực đối với sinh kế này ngày càng tăng. Theo ước tính từ các cuộc phỏng vấn và các cuộc thảo luận nhóm, hiện có khoảng 70% số hộ ở Ngọc Diêm đang làm nghề lưới rê. Con số này là khoảng 60-65% ở Hà Liên, Tân Tế, Hang Dơi và Lệ Cam, 50-60% ở Tam Ích, Tân Đảo, và khoảng 30% ở thôn Tân Thủy. Hình 1 mô phỏng không gian hoạt động của nghề lưới rê tại đầm Nha Phu. Hình 1. Lưới rê và các hoạt động khai thác nguồn lợi tại đầm Nha Phu (Nguồn: Tái sử dụng từ [2] dựa trên kết quả nghiên cứu thực địa của tác giả từ 2008 – 2012 và 2015) Lưới rê là một ngư cụ thích hợp với nghề cá thủ công tại đầm Nha Phu. Trước hết, lưới rê vốn là ngư cụ có chi phí thấp so với các ngư cụ khác. Ngư dân không phải đầu tư quá nhiều cho việc mua sắm và bảo trì lưới. Hơn nữa, do đặc điểm tự nhiên của đầm, họ cũng chỉ cần thuyền 111 Nguyễn Tường Huy chèo tay hoặc thuyền máy có công suất nhỏ cho 1 ngư dân (đối với thuyền chèo tay) hoặc 2 ngư dân (đối với thuyền máy nhỏ). Do đó, phương pháp đánh bắt cá này được sử dụng rộng rãi và được coi là một nghề cá quy mô nhỏ điển hình, khá hiệu quả tại đầm Nha Phu. Lưới rê là loại ngư cụ hoạt động theo phương pháp bị động, lưới được thả trôi theo dòng chảy hoặc được thả chắn ngang đường đi của cá và một số loài thủy sản khác. Khi gặp lưới rê, tôm cá bị mắc vào mắt lưới hoặc bị quấn vào lưới. Theo kết cấu của lưới, có 2 loại lưới được sử dụng trong đầm Nha Phu, lưới rê 1 lớp và lưới rê 3 lớp [3]. Theo đối tượng đánh bắt, ngư dân địa phương có thể phân lưới rê thành các loại lưới như lưới rê 1 lớp, lưới rê cá 3 lớp (cá, tôm, ghẹ, cua), lưới rê tôm 3 lớp (tôm, cá, ghẹ, cua) và lưới rê ghẹ 3 lớp (ghẹ, cá, tôm) (xem thêm [3]). Lưới rê 1 lớp có cấu tạo đơn giản gồm các tấm lưới/ áo lưới hình chữ nhật được lắp ráp giềng phao, giềng chì, phao, chì tạo thành các cheo lưới, các cheo lưới ghép lại với nhau tạo thành vàng lưới rê. Tùy thuộc vào đối tượng đánh bắt, nhu cầu và khả năng nguồn vốn mà các vàng lưới rê có cấu tạo và kích thước khác nhau. Áo lưới là những tấm lưới hình chữ nhật do đan hoặc dệt tạo thành, kích thước mắt lưới của lưới rê phải phù hợp với đối tượng đánh bắt. Dây giềng phao được lắp phao và giềng chì được lắp chì để định hình tấm lưới trong nước. Phao lưới rê được làm từ nhiều loại vật liệu khác nhau như nhựa, xốp tổng hợp. Số lượng và kích thước phao tùy thuộc vào yêu cầu kĩ thuật và vật liệu chế tạo phao. Chì lưới rê được làm bằng chì hoặc đá hoặc vật liệu khác có hình trụ với số lượng tùy theo loại vật liệu và yêu cầu khai thác [3, 6]. Lưới rê 3 lớp được sử dụng rộng rãi tại đầm Nha Phu từ cuối thập niên 80 của thế kỉ XX. Lưới rê 3 lớp thường có năng suất đánh bắt cao hơn và đánh bắt được nhiều loài hơn so với l ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: