Danh mục

Sử Thi Đăm Săn...

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 144.81 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Một số kiến thức về sử thi: - Sử thi còn gọi là anh hùng ca, bài ca anh hùng, trường ca. Đây là thể loại tác phẩm tự sự dài (thường là thơ) xuất hiện rất sớm trong lịch sử văn học các dân tộc nhằm ngợi ca những sự nghiệp anh hùng có tính toàn dân và có ý nghĩa trong đại đối với dân tộc trong buổi bình minh lịch sử. - Đặc trưng của sử thi là: * Ra đời và phản ánh thời kì ấu thơ của dân tộc- tộc người. Thể hiện những...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sử Thi Đăm Săn... Sử Thi Đăm Săn... 1. 1. Một số kiến thức về sử thi: - Sử thi còn gọi là anh hùng ca, bài ca anh hùng, trường ca. Đây là thể loại tácphẩm tự sự dài (thường là thơ) xuất hiện rất sớm trong lịch sử văn học các dân tộcnhằm ngợi ca những sự nghiệp anh hùng có tính toàn dân và có ý nghĩa trong đại đốivới dân tộc trong buổi bình minh lịch sử. - Đặc trưng của sử thi là: * Ra đời và phản ánh thời kì ấu thơ của dân tộc- tộc người. Thể hiện những bứctranh xã hội rộng lớn cùng với những sự kiện lịch sử trọng đại. * Biểu dương chiến tích của những anh hùng dũng cảm, có phẩm chất tốt đẹp,đại diện cho lợi ích cộng đồng. Thế giới sử thi là thế giới đặc biệt trong đó con ngườivà thần linh giao tiếp với nhau thật dễ dàng; hình ảnh thế giới hiện ra còn như môïttổng thể toàn vẹn và hài hoà- điều đó phản ánh xã hội con người ở các dân tộc- tộcngười còn chưa bị phân hoá, cá nhân còn gắn bó với cộng đồng. * Có ngôn ngữ trang trọng, ngợi ca, gọi chung là phong cách cao cả. Nghe hát– kể sử thi là một sinh hoạt văn hoá tập thể và mọi giá trị của sử thi, do đó, là thànhtựu chung của cả cộng đồng. Sử thi là một câu chuyện kể lại có đầu có đuôi với quy mô lớn, vì theo Hêghen“nội dung và hình thức của nó thực sự là toàn bộ các quan niệm, toàn bộ thế giới vàcuộc sống của một dân tộc được trình bày dưới một hình thức khách quan của mộtbiến cố thực tại”. Các nhân vật chính của sử thi là các anh hùng dũng sĩ tiêu biểu chosức mạnh thể chất và tinh thần, cho ý chí và trí thông minh. Lòng dũng cảm của cộngđồng được miêu tả khá tỉ mỉ, đầy đủ từ cách ăn mặc, trang bị, đi đứng đến những tậngiao chiến với kẻ thù, những chiến công lừng lẫy và đôi khi cả những nét trong sinhhoạt đời thường của họ nữa, điều đáng chú ý là tất cả những cái này đều được miêu tảtrong vẻ đẹp kì diệu khác thường. Sỡ dĩ như vậy là vì, sử thi ra đời vào thời điểm nốitiếp thần thoại tức là từ thế giới của các vị thần bắt đầu chuyển sang thế giới của conngười, do đó cái nhìn đậm màu sắc thần kì nói trên đối với các nhân vật trong sử thi làkhông tránh khỏi. Mác từng nhấn mạnh rằng vẻ đẹp của sử thi thể hiện trong tính hàihoà đặc biệt của nó vốn có liên quan đến các quan hệ xã hội chưa chín muồi lắm. Mácgắn sử thi với thời đại khởi thuỷ của sự sản xuất nghệ thuật đích thực và đồng thời còncho rằng sử thi trong hình thức cổ điển của nó đã tạo nên một thời đại trong lịch sửvăn hoá. Trong sử thi chủ yếu miêu tả hành động của nhân vật hơn là những rungđộng tâm hồn. Nhưng trong những câu chuyện kể, cốt truyện thường được bổ sungthêm những chi tiết miêu tả có tính chất tĩnh tại và những cuộc đối thoại trang trọngcó tính nghi thức.Những tác phẩm sử thi nổi tiếng trong văn học thế giới còn lưu giữđược cho đến nay không nhiều. Có thể kể tên những tác phẩm tiêu biểu như Iliat vàÔđixê của Hy Lạp, Mahabaharata và Ramayana của Ấn Độ…. Bên cạnh những tácphẩm sử thi đồ sộ nói trên, các dân tộc khác cũng có những tác phẩm sử thi ngắn gọnhơn dưới dạng những bài ca tráng sĩ hay dũng sĩ, nhưng không kém phần nổi tiếngnhư Bài ca chàng Rô lăng của Pháp, Ilia Murometx của Nga và Nibelnghen củaĐức… Về sau những đặc trưng của sử thi dần dần biến đổi và được tiểu thuyết hiệnđại tiếp nhận để hình thành một thể loại mới là “tiểu thuyết sử thi” như Chiến tranh vàhoà bình của Lép Tônxtôi… Ở Việt Nam, những tác phẩm như Thánh Gióng, SơnTinh- Thuỷ Tinh, Đăm Săn...mang những đặc trưng khá rõ nét của TLST. - Người ta chia làm 2 loại sử thi: * Sử thi thần thoại: Đẻ đất đẻ nước (Mường), Aúm ệt luông (Thái), Cây nêuthần (Mơ nông)… * Sử thi anh hùng: Đăm Săn, Đam Di, Xinh Nhã, Khinh Dú (Ê Đê), Đam Noi(Ba na)… - Vùng sử thi Tây Nguyên: Trong lúc sử thi ở nhiều nước là rời rạc, lẻ tẻ thì ởViệt Nam, nó lại quần tụ thành vùng, tiêu biểu là ở Tây Nguyên. Người ta gọi là vùngsử thi Tây Nguyên. Sử thi Tây Nguyên, mà mỗi tộc người gọi tên khác nhau: khan (Ê Đê), hơ ri(Gia rai), hơ mon (Ba na), Oùt nơ rông ( Mơ nông).. trở thành một đặc trưng thể loạitiêu biểu cho vùng văn hoá Tây Nguyên. Vùng sử thi Tây Nguyên có căn nguyên từkinh tế- xã hội Tây Nguyên như: xã hội tiền giai cấp, kinh tế nương rẫy…Sử thi anhhùng Tây Nguyên có 3 đề tài chính: hôn nhân, chiến tranh và lao động xây dựng. Đềtài chiến tranh quan trọng hơn cả, là đề tài trung tâm của sử thi anh hùng và thu hútcác sự kiện thuộc 2 loại đề tài kia. 1.2. Sử thi Đăm Săn: - Sử thi Đăm Săn là một trong những thiên sử thi anh hùng nổi tiếng của dântộc Ê Đê (Việt Nam). Tên đầy đủ là Bài ca chàng Đăm Săn (tiếng Ê Dê là Klei khan YĐăm Săn). Sử thi Đam San lần đầu tiên được L.Sabatier (một viên công sứ ngườiPháp tại Tây Nguyên) phát hiện vào năm 1923-1924. Sabatier đã dịch sử thi này ratiếng Pháp và xuất bản ở Paris năm 1928. Năm 1959, sử thi này được giới thiệu trêntạp chí Văn nghệ quân độ ...

Tài liệu được xem nhiều: