Sự thiếu cân đối giữa đào tạo và sử dụng lao động tại Việt Nam: hệ quả, nguyên nhân và định hướng giải pháp
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 328.66 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết này chỉ ra rằng, tỷ lệ thất nghiệp cao gần đây ở các sinh viên tốt nghiệp đại học đã chỉ ra sự bất cân bằng giữa kỹ năng làm việc mà các sinh viên này có với kỹ năng làm việc mà doanh nghiệp yêu cầu khi tuyển dụng. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sự thiếu cân đối giữa đào tạo và sử dụng lao động tại Việt Nam: hệ quả, nguyên nhân và định hướng giải pháp KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌCSỰ THIẾU CÂN ĐỐI GIỮA ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TẠIVIỆT NAM: HỆ QUẢ, NGUYÊN NHÂN VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIẢI PHÁP GS.TS. Nguyễn Đông Phong Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế TP.HCM TS. Nguyễn Phong Nguyên Phòng QLKH-HTQT, UEH1. BỐI CẢNH THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG VÀ TÌNH HÌNH ĐÀO TẠO Tình trạng lao động có trình độ đại học, cao đẳng và trung cấp thất nghiệp cao hiệnnay đang là vấn đề của Việt Nam. Ngày 18/9/2018, Bộ Lao động Thương Binh và Xã hộiđã cho biết trong quý II/2018, cả nước có số người thất nghiệp trình độ đại học là 126.900người, chiếm 2,47%, có giảm 15.400 người so với quý I/2018. Mặc dù đây là một tín hiệuđược Bộ đánh giá là đáng mừng, tuy nhiên số lao động trình độ đại học thất nghiệp đếnnay vẫn được đánh giá là quá cao, ở mức báo động. Ngoài hơn một trăm ngàn cử nhân thấtnghiệp nói trên, còn có 70.800 người trình độ cao đẳng cũng chưa có việc làm (Molisa,2018). Mặc dù tình trạng thất nghiệp còn cao, vẫn có rất nhiều doanh nghiệp khó khăntrong tuyển dụng lao động, cho thấy có sự mất cân đối rất lớn giữa cung và cầu trong thịtrường lao động. Thông tin gần nhất cho thấy có 41% doanh nghiệp không đủ khả năngtuyển dụng lao động tay nghề cao; Trong khi đó trong vòng 3 tháng đầu năm 2018, sốlượng tìm kiếm công việc tăng khoảng 40% so với cùng kỳ năm ngoái (Faro, 2018). Ngoàira, theo bà Lê Kim Dung, Cục trưởng Cục Việc làm, Bộ Lao động - Thương binh và Xãhội, Việt Nam phải cần giảm thiểu khoảng cách giữa giáo dục nghề nghiệp và nhu cầu củathị trường lao động. Vấn đề đào tạo chưa gắn liền với sử dụng lao động cũng đã được khẳngđịnh qua nghiên cứu của Demombynes và Testaverde (2018) về cấu trúc lao động và tínhhiệu quả khi đầu tư vào kỹ năng của người lao động tại Việt Nam. Các tác giả này chỉ rarằng, tỷ lệ thất nghiệp cao gần đây ở các sinh viên tốt nghiệp đại học đã chỉ ra sự bất cânbằng giữa kỹ năng làm việc mà các sinh viên này có với kỹ năng làm việc mà doanh nghiệpyêu cầu khi tuyển dụng. Vấn đề đào tạo chưa gắn liền với sử dụng lao động thể hiện qua khoảng cách quá lớngiữa giáo dục nghề nghiệp và nhu cầu của thị trường là vấn đề rất đang quan tâm cần phảigiải quyết. Bởi vì nếu không giải quyết có thể dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng sau: Thứnhất, đó là sự lãng phí nguồn lực đào tạo, tuyển dụng. Theo nghiên cứu của Mavromarasvà McGuinness (2007), mức sinh lời hay tính hiệu quả từ hoạt động giáo dục, đào tạo, huấnluyện đem lại sẽ càng ngày càng giảm khi: (1) người học sau khi tốt nghiệp không tìm đượcviệc làm và (2) thời gian cần thiết để trang bị kiến thức chuyên môn (thông qua đào tạo) 1LIÊN KẾT GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ DOANH NGHIỆP TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO SINH VIÊN…và trang bị kinh nghiệm (thông qua huấn luyện) cho một người để người đó có thể làm việcvà tạo giá trị cho xã hội càng bị kéo dài. Theo quan điểm của tác giả, khi đào tạo chưa gắnliền với sử dụng lao động, tính hiệu quả của giáo dục đào tạo sẽ bị giảm sút đáng kể bởi vìkhả năng người học không kiếm được việc làm là cao; và khả năng phối hợp giữa cơ sởđào tạo và doanh nghiệp để giảm thời gian để có được bằng cấp (qualification) và trang bịkỹ năng/kinh nghiệm (skills/experience) là rất thấp khi bằng cấp (cung cấp bởi nhà trường)là không khớp với kỹ năng/kinh nghiệm trong công việc mà doanh nghiệp cần. Do đó, nếuđào tạo chưa gắn liền với sử dụng lao động, sẽ dẫn đến một sự lãng phí rất lớn cho xã hộivề nguồn lực đào tạo, tuyển dụng. Thứ hai, nhóm tác giả bài viết cho rằng, một trong những hệ quả của việc đào tạonguồn nhân lực hiện nay vẫn chưa gắn liền với việc sử dụng nguồn nhân lực đó là năngsuất lao động thấp. TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinhtế Trung ương (CIEM) cho rằng hiện nay tăng trưởng nền kinh tế Việt Nam vẫn cao, tuynhiên lại thiếu tính bền vững trong dài hạn. Mặc dù đã được cải thiện, nhưng năng suất laođộng của Việt Nam hiện vẫn đang ở mức thấp so với nhiều quốc gia trong khu vực và thấpso với nhu cầu phát triển. Năm 2017, năng suất lao động của nền kinh tế đã tăng 5,87%,cao hơn mức tăng của năm 2016 là 5,29%. Dù năng suất đã tăng cao hơn nhưng vẫn chưađáp ứng được yêu cầu năng suất, dẫn đến chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế ViệtNam vẫn còn kém hơn so với các nước trong khu vực. Ông Cung cũng chỉ ra rằng mặc dùcó năng suất lao động có mức tăng so với những năm trước nhưng hiện nay năng suất laođộng của Việt Nam vẫn thấp hơn nhiều so với các nước ASEAN, cụ thể thấ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sự thiếu cân đối giữa đào tạo và sử dụng lao động tại Việt Nam: hệ quả, nguyên nhân và định hướng giải pháp KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌCSỰ THIẾU CÂN ĐỐI GIỮA ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TẠIVIỆT NAM: HỆ QUẢ, NGUYÊN NHÂN VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIẢI PHÁP GS.TS. Nguyễn Đông Phong Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế TP.HCM TS. Nguyễn Phong Nguyên Phòng QLKH-HTQT, UEH1. BỐI CẢNH THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG VÀ TÌNH HÌNH ĐÀO TẠO Tình trạng lao động có trình độ đại học, cao đẳng và trung cấp thất nghiệp cao hiệnnay đang là vấn đề của Việt Nam. Ngày 18/9/2018, Bộ Lao động Thương Binh và Xã hộiđã cho biết trong quý II/2018, cả nước có số người thất nghiệp trình độ đại học là 126.900người, chiếm 2,47%, có giảm 15.400 người so với quý I/2018. Mặc dù đây là một tín hiệuđược Bộ đánh giá là đáng mừng, tuy nhiên số lao động trình độ đại học thất nghiệp đếnnay vẫn được đánh giá là quá cao, ở mức báo động. Ngoài hơn một trăm ngàn cử nhân thấtnghiệp nói trên, còn có 70.800 người trình độ cao đẳng cũng chưa có việc làm (Molisa,2018). Mặc dù tình trạng thất nghiệp còn cao, vẫn có rất nhiều doanh nghiệp khó khăntrong tuyển dụng lao động, cho thấy có sự mất cân đối rất lớn giữa cung và cầu trong thịtrường lao động. Thông tin gần nhất cho thấy có 41% doanh nghiệp không đủ khả năngtuyển dụng lao động tay nghề cao; Trong khi đó trong vòng 3 tháng đầu năm 2018, sốlượng tìm kiếm công việc tăng khoảng 40% so với cùng kỳ năm ngoái (Faro, 2018). Ngoàira, theo bà Lê Kim Dung, Cục trưởng Cục Việc làm, Bộ Lao động - Thương binh và Xãhội, Việt Nam phải cần giảm thiểu khoảng cách giữa giáo dục nghề nghiệp và nhu cầu củathị trường lao động. Vấn đề đào tạo chưa gắn liền với sử dụng lao động cũng đã được khẳngđịnh qua nghiên cứu của Demombynes và Testaverde (2018) về cấu trúc lao động và tínhhiệu quả khi đầu tư vào kỹ năng của người lao động tại Việt Nam. Các tác giả này chỉ rarằng, tỷ lệ thất nghiệp cao gần đây ở các sinh viên tốt nghiệp đại học đã chỉ ra sự bất cânbằng giữa kỹ năng làm việc mà các sinh viên này có với kỹ năng làm việc mà doanh nghiệpyêu cầu khi tuyển dụng. Vấn đề đào tạo chưa gắn liền với sử dụng lao động thể hiện qua khoảng cách quá lớngiữa giáo dục nghề nghiệp và nhu cầu của thị trường là vấn đề rất đang quan tâm cần phảigiải quyết. Bởi vì nếu không giải quyết có thể dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng sau: Thứnhất, đó là sự lãng phí nguồn lực đào tạo, tuyển dụng. Theo nghiên cứu của Mavromarasvà McGuinness (2007), mức sinh lời hay tính hiệu quả từ hoạt động giáo dục, đào tạo, huấnluyện đem lại sẽ càng ngày càng giảm khi: (1) người học sau khi tốt nghiệp không tìm đượcviệc làm và (2) thời gian cần thiết để trang bị kiến thức chuyên môn (thông qua đào tạo) 1LIÊN KẾT GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ DOANH NGHIỆP TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO SINH VIÊN…và trang bị kinh nghiệm (thông qua huấn luyện) cho một người để người đó có thể làm việcvà tạo giá trị cho xã hội càng bị kéo dài. Theo quan điểm của tác giả, khi đào tạo chưa gắnliền với sử dụng lao động, tính hiệu quả của giáo dục đào tạo sẽ bị giảm sút đáng kể bởi vìkhả năng người học không kiếm được việc làm là cao; và khả năng phối hợp giữa cơ sởđào tạo và doanh nghiệp để giảm thời gian để có được bằng cấp (qualification) và trang bịkỹ năng/kinh nghiệm (skills/experience) là rất thấp khi bằng cấp (cung cấp bởi nhà trường)là không khớp với kỹ năng/kinh nghiệm trong công việc mà doanh nghiệp cần. Do đó, nếuđào tạo chưa gắn liền với sử dụng lao động, sẽ dẫn đến một sự lãng phí rất lớn cho xã hộivề nguồn lực đào tạo, tuyển dụng. Thứ hai, nhóm tác giả bài viết cho rằng, một trong những hệ quả của việc đào tạonguồn nhân lực hiện nay vẫn chưa gắn liền với việc sử dụng nguồn nhân lực đó là năngsuất lao động thấp. TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinhtế Trung ương (CIEM) cho rằng hiện nay tăng trưởng nền kinh tế Việt Nam vẫn cao, tuynhiên lại thiếu tính bền vững trong dài hạn. Mặc dù đã được cải thiện, nhưng năng suất laođộng của Việt Nam hiện vẫn đang ở mức thấp so với nhiều quốc gia trong khu vực và thấpso với nhu cầu phát triển. Năm 2017, năng suất lao động của nền kinh tế đã tăng 5,87%,cao hơn mức tăng của năm 2016 là 5,29%. Dù năng suất đã tăng cao hơn nhưng vẫn chưađáp ứng được yêu cầu năng suất, dẫn đến chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế ViệtNam vẫn còn kém hơn so với các nước trong khu vực. Ông Cung cũng chỉ ra rằng mặc dùcó năng suất lao động có mức tăng so với những năm trước nhưng hiện nay năng suất laođộng của Việt Nam vẫn thấp hơn nhiều so với các nước ASEAN, cụ thể thấ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Thị trường lao động Việt Nam Đào tạo nguồn lao động Sử dụng lao động tại Việt Nam Giáo dục nghề nghiệp Tỷ lệ thất nghiệp sau tốt nghiệpGợi ý tài liệu liên quan:
-
Tư vấn nghề nghiệp cho giới trẻ: Phần 2
52 trang 244 0 0 -
6 trang 219 0 0
-
6 trang 211 0 0
-
Vai trò của cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong quá trình chuyển đổi số
5 trang 199 0 0 -
9 trang 181 0 0
-
21 trang 179 0 0
-
7 trang 157 0 0
-
Tổ chức và hoạt động của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thực trạng và kiến nghị hoàn thiện
6 trang 146 0 0 -
Lao động Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0: Những cơ hội và thách thức đặt ra
16 trang 136 0 0 -
Một số điểm mới trong Luật Giáo dục nghề nghiệp
4 trang 135 0 0