Danh mục

Lao động Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0: Những cơ hội và thách thức đặt ra

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 0.00 B      Lượt xem: 128      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết cung cấp một bức tranh tổng thể về thị trường lao động Việt Nam trong bối cảnh của cuộc cách mạng 4.0, nhận diện những cơ hội và thách thức mà cuộc cách mạng này mang lại cho thị trường lao động của Việt Nam. Từ đó, tác giả cung cấp một số khuyến nghị chính sách giúp thị trường lao động Việt Nam tận dụng những cơ hội và ứng phó tốt hơn với những thách thức.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lao động Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0: Những cơ hội và thách thức đặt ra LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0: NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐẶT RA ThS. Đặng Thị Thanh Bình Trường Đại học Thương Mại Tóm tắt Toàn cầu đang đứng trước sự thay đổi chưa từng có của kỷ nguyên công nghệ số. Cuộc cách mạng 4.0 mang lại nhiều ảnh hưởng tích cực cho sự phát triển của các nền kinh tế nhưng cũng đặt ra không ít khó khăn và thách thức. Bài viết cung cấp một bức tranh tổng thể về thị trường lao động Việt Nam trong bối cảnh của cuộc cách mạng 4.0, nhận diện những cơ hội và thách thức mà cuộc cách mạng này mang lại cho thị trường lao động của Việt Nam. Từ đó, tác giả cung cấp một số khuyến nghị chính sách giúp thị trường lao động Việt Nam tận dụng những cơ hội và ứng phó tốt hơn với những thách thức. The world is facing unprecedented changes of the digital age. The industrial revolution 4.0 has not only brought many positive effects to the development of an economy but also posed many difficulties and challenges on countries. This article provides an overview of the Vietnamese labor market in the context of the 4.0 revolution, identifies the opportunities and challenges that the industrial revolution brings to the labor market of Vietnam. Then, the author provides some policy recommendations that help Vietnamese labor market take advantage of opportunities and better respond to challenges. Từ khoá: lao động, cách mạng công nghiệp 4.0, cơ hội và thách thức 1. Khái niệm cách mạng công nghiệp 4.0 và đặc điểm của nó 1.1. Thế nào là cách mạng công nghiệp 4.0 Cách mạng công nghiệp 4.0 (Industry 4.0) lần đầu tiên được đề cập ở ở Hội chợ Hannover, Đức nằm trong chiến lược phát triển công nghiệp nhằm cải thiện ngành công nghiệp truyền thống của nước này. Sau này, laus Schwab, người sáng lập và chủ tịch điều hành Diễn đàn inh tế Thế Giới WEF đã đưa ta cách hiểu đơn giản về cách mạng 4.0 dựa trên sự phân biệt nó với ba cuộc cách mạng công nghiệp trước đó. Cụ thể, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra vào cuối thế kỳ 18 với sự ra đời của động cơ hơi nước và các nhà máy sản xuất sử dụng máy móc sử dụng động cơ thuỷ lực và hơi nước. Cuộc cách mạng khoa học lần thứ hai diễn ra vào đầu thế kỷ 20 với các dây chuyền sản xuất hàng loạt và máy móc chạy bằng động cơ điện. Máy tính xuất hiện vào đầu những năm 1970 cho phép một sự chuyển dịch từ việc sản xuất bằng máy móc một cách cơ học sang ứng dụng công nghệ tự động hoá là cơ sở của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3. Và cách mạng lần thứ tư là sự kết hợp của các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học. 35 Hình 1: Các cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử Nguồn: http://thuonghieucongluan.com.vn/lich-su-cac-cuoc-cach-mang-cong- nghiep-va-cach-mang-cong-nghiep-lan-thu-4-a37527.html Có thể hiểu Cách mạng công nghiệp 4.0 là thời đại của kết nối sản xuất một cách thông minh, nơi mà máy móc và các sản phẩm có thể tương tác với nhau tự động mà không cần có sự vận hành của bàn tay con người (Bình, 2018). 1.2. Đặc điểm của cách mạng công nghiệp 4.0 Trong cách mạng 4.0, các nhà máy thông minh sẽ xuất hiện ngày càng nhiều. Những nhà máy này sẽ được trang bị những bộ cảm biến và các hệ thống tự động, nơi mà toàn bộ việc sản xuất các sản phẩm sẽ được số hoá và tự động hoá. Các hệ thống không gian thực ảo (Cyber-physical Systems) sẽ được kết nối với nhau. Theo đó việc sản xuất trong thế giới thực sẽ dựa trên những tính toán được tiến hành trên không gian số hay không gian ảo. Những dữ liệu số sẽ được thu thập và khai thác triệt để rồi phục vụ cho việc sản xuất trên không gian thực. Từ đó, việc sản xuất như thế nào, sản xuất bao nhiêu, phân phối đến ai đều sẽ được tính toán tự động. Quá trình kết nối trên không gian ảo được hỗ trợ rất lớn bởi các công nghệ số đang phát triển mạnh gần đây cùng với việc ứng dụng các công nghệ hiện đại như điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, Internet kết nối vạn vật (IoT), công nghệ in 3D, công nghệ nano, công nghệ sinh học… Đặc biệt, sự ra đời và sử dụng ngày càng nhiều các thiết bị thông minh mà điển hình là điện thoại thông minh và mạng xã hội khiến việc thu thập dữ liệu trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Thêm vào đó, sự phát triển của trí tuệ nhân tạo khiến máy tính giờ đây không chỉ có khả năng tính toán mà còn có cả trí thông minh như con người. Do vậy, quá trình tính toán và phân tích dữ liệu hoàn toàn có thể được thực hiện bằng máy tính một cách tự động mà vẫn đảm bảo chính xác. 1.3. Phương pháp nghiên cứu của bài viết Trong nghiên cứu này, tác giả chủ yếu sử dụng dữ liệu thứ cấp được thu thập từ số liệu về lao động của tổng cục thống kê. Thêm vào đó, các dữ liệu điều tra của các tổ chức quốc tế như World Economic Forum (WEF) cũng được sử dụng. Dữ liệu về lao động Việt Nam được trình bày và phân tích bằng phương pháp thống kê mô tả (chủ yếu dưới dạng bảng, biểu đồ) nhằm thấy được đặc điểm và sự biến động của các tình hình lao động theo thời gian. 36 Từ những phân tích về thực trạng lao động Việt Nam kết hợp với các công trình nghiên cứu đã có liên quan đến lao động trong cách mạng công nghiệp 4.0, tác giả sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp và phương pháp tư duy logic để nhận diện những thời cơ và thách thức đối với lao động Việt Nam. Trên cơ sở đó tác giả khuyến nghị những chính sách nhằm tận dụng cơ hội và vượt qua những thách thức đặt ra đối với lao động nước ta. 2. Những cơ hội và thách thức đặt ra đối với lao động Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 2.1. Khái quát về tình hình lao động Việt Nam hiện nay Việt Nam hiện là quốc gia sở hữu lực l ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: