Danh mục

Sự tương phản giữa Đức Thánh Trần với Phạm Nhan về truyền thuyết và tục thờ

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 88.33 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong nội dung bài viết, chúng tôi đưa ra quan điểm đối sánh giữa cặp đôi nhân vật Đức Thánh Trần và Phạm Nhan về truyền thuyết và tục thờ. Trong đó Đức Thánh Trần là đại diện cho hình tượng người anh hùng trong truyền thuyết và tiêu biểu cho hiện tượng tín ngưỡng thờ phúc thần của người Việt. Còn Phạm Nhan đại diện cho loại nhân vật kẻ thù, là hiện tượng tiêu biểu cho tín ngưỡng thờ ác thần. Một cặp nhân vật - hai bản chất, hai hiện tượng tín ngưỡng đã cho thấy những màu sắc khác nhau trong đời sống văn hóa văn học dân tộc.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sự tương phản giữa Đức Thánh Trần với Phạm Nhan về truyền thuyết và tục thờ JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Science, 2018, Vol. 63, Iss. 1, pp. 68-73 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn DOI: 10.18173/2354-1067.2018-0010 SỰ TƯƠNG PHẢN GIỮA ĐỨC THÁNH TRẦN VỚI PHẠM NHAN VỀ TRUYỀN THUYẾT VÀ TỤC THỜ Đoàn Thị Ngọc Anh Khoa Ngữ văn & Địa lí, Đại học Hải Phòng Tóm tắt. Trong nội dung bài viết, chúng tôi đưa ra quan điểm đối sánh giữa cặp đôi nhân vật Đức Thánh Trần và Phạm Nhan về truyền thuyết và tục thờ. Trong đó Đức Thánh Trần là đại diện cho hình tượng người anh hùng trong truyền thuyết và tiêu biểu cho hiện tượng tín ngưỡng thờ phúc thần của người Việt. Còn Phạm Nhan đại diện cho loại nhân vật kẻ thù, là hiện tượng tiêu biểu cho tín ngưỡng thờ ác thần. Một cặp nhân vật - hai bản chất, hai hiện tượng tín ngưỡng đã cho thấy những màu sắc khác nhau trong đời sống văn hóa văn học dân tộc. Từ khóa: Đức Thánh Trần, Phạm Nhan, sự tương phản, truyền thuyết, tục thờ. 1. Mở đầu Cặp nhân vật Đức Thánh Trần và Phạm Nhan trong truyền thuyết cũng như trong đời sống văn hóa dân gian có mối liên kết đặc biệt. Nghiên cứu về hiện tượng nhân vật sóng đôi này đã có một số ý kiến bày tỏ sự tương phản giữa hai hình thức tín ngưỡng, ở đó Đức Thánh Trần tiêu biểu cho hiện tượng thờ phúc thần còn Phạm Nhan tiêu biểu cho loại tín ngưỡng thờ ác thần, thờ thần nhảm nhí. Công trình Thần, người và đất Việt, tác giả Tạ Chí Đại Trường có viết: “Mối liên hệ thờ cúng giữa Phạm Nhan và Trần Hưng Đạo chứng tỏ một thần nhảm nhí giữ được hương khói đến năm trăm năm không phải vì không có một Địch Nhân Kiệt như nhà nho thế kỉ XVIII đã than thở (ý nói Vũ Phương Đề) mà vì người dân đã biết cách lập được một cơ cấu truyện tích để ghép thần của họ với một vị phúc thần của nhà Trần. . . Uy thế của người chiến thắng của Trần Quốc Tuấn làm cho ông có được tư thế cao hơn nữa, xứng đáng là phúc thần của đất hương hỏa, đủ quyền áp đảo các thần nhảm nhí ở địa phương, trong đó có thần Nhan” [5]. Tác giả Phạm Quỳnh Phương khi Tìm hiểu hiện tượng tín ngưỡng Đức Thánh Trần đã khẳng định: “Tín ngưỡng Đức Thánh Trần là một hình thức tín ngưỡng thờ Phúc thần có liên quan đến thờ tà thần - dấu ấn còn lại của tín ngưỡng nguyên thủy”. Đối với các di tích và hoạt động thờ cúng Đức Thánh Trần, thì “giặc Phạm Nhan được nhắc tới như một bóng ma luôn lẩn quất. Người dân cầu cứu sự trợ giúp của Thánh nhưng cũng ẩn giấu trong đó cả sự kính sợ tà ma. Vì vậy, dâm thần, “thần nhảm nhí” cũng được ăn theo sự phụng thờ có tính chất quốc lễ đối với đức Thánh cao cả” [2]. Đức Thánh Trần và Phạm Nhan tạo nên một cặp đối sánh từ trong truyền thuyết đến tín ngưỡng dân gian. Những nghiên cứu đi trước đã gợi ý cho chúng tôi rất nhiều vấn đề để có thể lí giải sự tương phản về hình tượng Phạm Nhan Ngày nhận bài: 15/10/2017. Ngày sửa bài: 11/1/2018. Ngày nhận đăng: 2/1/2018. Liên hệ: Đoàn Thị Ngọc Anh, e-mail: ngocanhdt.dhhp@gmail.com. 68 Sự tương phản giữa Đức Thánh Trần với Phạm Nhan về truyền thuyết và tục thờ và hình tượng Đức Thánh Trần trong truyền thuyết cũng như trong tín ngưỡng dân gian. Những điểm khác biệt về truyền thuyết Phạm Nhan so với những truyền thuyết về Đức Thánh Trần, cũng như sự đối lập về bản chất của hai hiện tượng tín ngưỡng thờ ác thần và tín ngưỡng thờ ác thần của người Việt. Đây là một vấn đề mới lạ và hấp dẫn, giúp chúng tôi xác lập vị trí của hai nhân vật này trong truyền thuyết và trong tâm thức dân gian. 2. 2.1. Nội dung nghiên cứu Tương phản trong truyền thuyết Truyền thuyết về Đức Thánh Trần ra đời dựa trên nhu cầu tôn vinh biểu tượng người anh hùng trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Một tượng đài bất hủ về lòng trung kiên và sức mạnh đạp bằng mọi âm mưu thù địch. Truyền thuyết Phạm Nhan ra đời do nhu cầu tâm lí và khát vọng giải mã những hiện tượng bí ẩn trong đời sống tâm linh của con người. Phạm Nhan được khắc họa từ góc độ một nhân vật phản diện, một tên tướng giặc trong sự đối đầu chiến tuyến với Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn là một danh tướng kiệt xuất của nhà Trần, đã từng ba lần cầm quân đánh thắng đế quốc Mông - Nguyên xâm lược, ở thế kỉ XIII. Tên tuổi và sự nghiệp của Ngài sống mãi trong tiềm thức văn hóa dân gian Việt Nam. Tính cách anh hùng trong con người Trần Hưng Đạo được khúc xạ theo logic của tâm lí tình cảm dân gian, đó không phải logic biện chứng hay logic lịch sử mà chỉ là dã sử (sử dân gian) được xây dựng trên cốt cách của lịch sử có thật. Trước khi trở thành vị Thánh Cha trong lòng nhân dân, Hưng Đạo Vương là vị chỉ huy quân sự tài ba. Qua lòng mến mộ trong tâm thức dân gian, những truyền thuyết về cuộc đời đánh giặc của Ngài được lưu truyền rộng rãi, trở thành chủ đề lớn trong kho tàng văn học dân gian. Truyền thuyết dân gian đã xây dựng một hình tượng Đức Thánh Trần oai phong lẫm liệt trên lưng ngựa đuổi đánh quân thù, một hình tượng nhân vật hiển linh hoá Thánh có phép thần thiêng. Trần Hưng Đạo “sinh ra phải th ...

Tài liệu được xem nhiều: