Sự tương thích giữa quy định pháp luật Việt Nam về quyền tự do liên kết của người lao động với hiệp định CPTPP
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 482.58 KB
Lượt xem: 19
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Quy định này góp phần thúc đẩy và nâng cao hiệu quả đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động trong quan hệ lao động, phù hợp với các Công ước của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), các cam kết quốc tế trong Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sự tương thích giữa quy định pháp luật Việt Nam về quyền tự do liên kết của người lao động với hiệp định CPTPP SỰ TƢƠNG THÍCH GIỮA QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ QUYỀN TỰ DO LIÊN KẾT CỦA NGƢỜI LAO ĐỘNG VỚI HIỆP ĐỊNH CPTPP Ths. Trần Thị Nguyệt Trƣờng Đại học Thƣơng mại Tóm lược: Ngày 20 tháng 11 năm 2019 Quốc hội đã thông qua Bộ luật lao động năm 2019 cho phép người lao động được tự do thành lập, gia nhập các công đoàn độc lập, tức là cho phép người lao động được tự do liên kết, thành lập, gia nhập các tổ chức đại diện người lao động không thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam – công đoàn duy nhất đại diện cho người lao động hiện nay. Quy định này góp phần thúc đẩy và nâng cao hiệu quả đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động trong quan hệ lao động, phù hợp với các Công ước của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), các cam kết quốc tế trong Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Tuy nhiên để các quy định này có thể phát huy được hiệu lực trong thực tế thúc đẩy tiến trình thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam cần phải nghiên cứu, đánh giá cá quy định này so với các tiêu chuẩn lao động quốc tế được dẫn chiếu trong Hiệp định CPTPP. Từ khóa: Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương(CPTPP), tổ chức đại diện người lao động, quyền tự do liên kết 1. Đặt vấn đề Quyền thành lập tổ chức đại diện cho người lao động là một quyền đặc biệt của người lao động nhằm cân bằng địa vị của người lao động với người sử dụng lao động trong quan hệ lao động. Theo pháp luật hiện hành quyền này được quy định tại Bộ luật lao động 2012 và Luật Công đoàn 2020 theo đó, ở Việt Nam chỉ thừa nhận một tổ chức đại diện duy nhất cho người lao động đó là tổ chức Công đoàn trực thuộc Tổng Liên Đoàn lao động Việt Nam. Khi gia nhập hiệp định CPTPP thì quy định trên trở thành một trong những vấn đề mà Việt Nam cần phải thay đổi để phù hợp với các cam kết trong hiệp định CPTPP. Ngày 20 tháng 11 năm 2019 Quốc hội đã thông qua Bộ luật lao động (có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 1 năm 2021), trong đó thừa nhận quyền tự do thành lập tổ chức đại diện của người lao động, phá bỏ vị trí độc tôn của Công đoàn Việt Nam. Quy định này tác động rất lớn các các văn bản điều chỉnh quan hệ lao động có liên quan. Vì vậy, để phát huy được hiệu quả của quy định trong Bộ luật Lao động năm 2019 thì các quy định này cần được cụ thể hóa đồng thời cần phải có sự sửa đổi đồng bộ trong các văn bản có liên quan, đảm bảo phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam trong đó có Hiệp định CPTPP. 2. Quy định về quyền tự do liên kết ở Việt Nam 2.1. Quy định về quyền tự do liên kết của người lao động trong Bộ luật Lao động 2012 và Luật Công đoàn 2012 và sự tương thích với hiệp định CPTPP Quyền tự do liên kết được xác định là quyền cơ bản của người lao động. Quyền này là một trong những yếu tố thể hiện nền dân chủ và sự phát triển của một quốc gia. Do đó, tôn 921 trọng nguyên tắc tự do liên kết là việc làm hàng đầu để các mối quan hệ trong hoạt động nghề nghiệp được vận hành tốt và để cho nền dân chủ của một quốc gia được phát huy tích cực. Quyền này bao gồm quyền được tự do thành lập, tham gia hoặc không tham gia vào các công đoàn khác nhau của người lao động. Tổ chức công đoàn được thành lập để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động. Theo đó, người lao động được quyền tự nguyện thành lập và gia nhập hoạt động của tổ chức công đoàn Việt Nam. Theo Điều 10 Hiếp pháp 2013 thì công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện cho người lao động, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội; tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động; tuyên truyền, vận động người lao động học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc . Pháp luật ghi nhận chủ thể có quyền thành lập tổ chức công đoàn bao gồm: “người lao động là người Việt Nam làm việc trong các cơ quan, tổ chức doanh nghiệp có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn‖(Khoản 1, Điều 5 Luật Công đoàn 2012). Pháp luật quy định công đoàn hoạt động theo các cấp: công đoàn cấp cơ sở, được thành lập ở cấp độ doanh nghiệp và tổ chức công đoàn cấp trên trực tiếp của cấp cơ sở, giám sát các sinh hoạt/hoạt động của tổ chức công đoàn cấp cơ sở, các tổ chức công đoàn cấp trên cơ sở có quyền và có trách nhiệm vận động người lao động gia nhập và thành lập công đoàn cơ sở và có quyền yêu cầu người sử dụng lao động và cơ quan quản lý nhà nước về lao động địa phương tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ việc thành lập công đoàn cơ sở và các công đoàn cấp trên. Khi công đoàn cơ sở được thành lập theo đúng quy định của Luật Công đoàn thì người sử dụng lao động phải thừa nhận và tạo điều kiện thuận lợi để công đoàn cơ sở hoạt động. Công đoàn cơ sở có các quyền sau: đại diện cho lợi ích tập thể người lao động bằng việc đàm phán, ký kết và giám sát thực hiện thỏa ước lao động tập thể; tranh tụng tại Tòa án khi có tranh chấp về thoả ước lao động tập thể; hợp tác với các doanh nghiệp trong việc xây dựng và giám sát việc thực hiện thang lương, bảng lương; hướng dẫn và tư vấn cho người lao động về quyền và nghĩa vụ của mình khi ký kết và thực hiện hợp đồng lao động với doanh nghiệp; đại diện cho người lao động trong việc thực hiện các hoạt động pháp lý tại Tòa với sự ủy quyền của người lao động; tham gia giải quyết các tranh chấp lao động cùng với cơ quan có thẩm quyền; tổ chức và lãnh đạo đình công theo quy định của pháp luật. Người sử dụng lao động bị cấm có các hành vi ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sự tương thích giữa quy định pháp luật Việt Nam về quyền tự do liên kết của người lao động với hiệp định CPTPP SỰ TƢƠNG THÍCH GIỮA QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ QUYỀN TỰ DO LIÊN KẾT CỦA NGƢỜI LAO ĐỘNG VỚI HIỆP ĐỊNH CPTPP Ths. Trần Thị Nguyệt Trƣờng Đại học Thƣơng mại Tóm lược: Ngày 20 tháng 11 năm 2019 Quốc hội đã thông qua Bộ luật lao động năm 2019 cho phép người lao động được tự do thành lập, gia nhập các công đoàn độc lập, tức là cho phép người lao động được tự do liên kết, thành lập, gia nhập các tổ chức đại diện người lao động không thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam – công đoàn duy nhất đại diện cho người lao động hiện nay. Quy định này góp phần thúc đẩy và nâng cao hiệu quả đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động trong quan hệ lao động, phù hợp với các Công ước của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), các cam kết quốc tế trong Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Tuy nhiên để các quy định này có thể phát huy được hiệu lực trong thực tế thúc đẩy tiến trình thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam cần phải nghiên cứu, đánh giá cá quy định này so với các tiêu chuẩn lao động quốc tế được dẫn chiếu trong Hiệp định CPTPP. Từ khóa: Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương(CPTPP), tổ chức đại diện người lao động, quyền tự do liên kết 1. Đặt vấn đề Quyền thành lập tổ chức đại diện cho người lao động là một quyền đặc biệt của người lao động nhằm cân bằng địa vị của người lao động với người sử dụng lao động trong quan hệ lao động. Theo pháp luật hiện hành quyền này được quy định tại Bộ luật lao động 2012 và Luật Công đoàn 2020 theo đó, ở Việt Nam chỉ thừa nhận một tổ chức đại diện duy nhất cho người lao động đó là tổ chức Công đoàn trực thuộc Tổng Liên Đoàn lao động Việt Nam. Khi gia nhập hiệp định CPTPP thì quy định trên trở thành một trong những vấn đề mà Việt Nam cần phải thay đổi để phù hợp với các cam kết trong hiệp định CPTPP. Ngày 20 tháng 11 năm 2019 Quốc hội đã thông qua Bộ luật lao động (có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 1 năm 2021), trong đó thừa nhận quyền tự do thành lập tổ chức đại diện của người lao động, phá bỏ vị trí độc tôn của Công đoàn Việt Nam. Quy định này tác động rất lớn các các văn bản điều chỉnh quan hệ lao động có liên quan. Vì vậy, để phát huy được hiệu quả của quy định trong Bộ luật Lao động năm 2019 thì các quy định này cần được cụ thể hóa đồng thời cần phải có sự sửa đổi đồng bộ trong các văn bản có liên quan, đảm bảo phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam trong đó có Hiệp định CPTPP. 2. Quy định về quyền tự do liên kết ở Việt Nam 2.1. Quy định về quyền tự do liên kết của người lao động trong Bộ luật Lao động 2012 và Luật Công đoàn 2012 và sự tương thích với hiệp định CPTPP Quyền tự do liên kết được xác định là quyền cơ bản của người lao động. Quyền này là một trong những yếu tố thể hiện nền dân chủ và sự phát triển của một quốc gia. Do đó, tôn 921 trọng nguyên tắc tự do liên kết là việc làm hàng đầu để các mối quan hệ trong hoạt động nghề nghiệp được vận hành tốt và để cho nền dân chủ của một quốc gia được phát huy tích cực. Quyền này bao gồm quyền được tự do thành lập, tham gia hoặc không tham gia vào các công đoàn khác nhau của người lao động. Tổ chức công đoàn được thành lập để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động. Theo đó, người lao động được quyền tự nguyện thành lập và gia nhập hoạt động của tổ chức công đoàn Việt Nam. Theo Điều 10 Hiếp pháp 2013 thì công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện cho người lao động, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội; tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động; tuyên truyền, vận động người lao động học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc . Pháp luật ghi nhận chủ thể có quyền thành lập tổ chức công đoàn bao gồm: “người lao động là người Việt Nam làm việc trong các cơ quan, tổ chức doanh nghiệp có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn‖(Khoản 1, Điều 5 Luật Công đoàn 2012). Pháp luật quy định công đoàn hoạt động theo các cấp: công đoàn cấp cơ sở, được thành lập ở cấp độ doanh nghiệp và tổ chức công đoàn cấp trên trực tiếp của cấp cơ sở, giám sát các sinh hoạt/hoạt động của tổ chức công đoàn cấp cơ sở, các tổ chức công đoàn cấp trên cơ sở có quyền và có trách nhiệm vận động người lao động gia nhập và thành lập công đoàn cơ sở và có quyền yêu cầu người sử dụng lao động và cơ quan quản lý nhà nước về lao động địa phương tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ việc thành lập công đoàn cơ sở và các công đoàn cấp trên. Khi công đoàn cơ sở được thành lập theo đúng quy định của Luật Công đoàn thì người sử dụng lao động phải thừa nhận và tạo điều kiện thuận lợi để công đoàn cơ sở hoạt động. Công đoàn cơ sở có các quyền sau: đại diện cho lợi ích tập thể người lao động bằng việc đàm phán, ký kết và giám sát thực hiện thỏa ước lao động tập thể; tranh tụng tại Tòa án khi có tranh chấp về thoả ước lao động tập thể; hợp tác với các doanh nghiệp trong việc xây dựng và giám sát việc thực hiện thang lương, bảng lương; hướng dẫn và tư vấn cho người lao động về quyền và nghĩa vụ của mình khi ký kết và thực hiện hợp đồng lao động với doanh nghiệp; đại diện cho người lao động trong việc thực hiện các hoạt động pháp lý tại Tòa với sự ủy quyền của người lao động; tham gia giải quyết các tranh chấp lao động cùng với cơ quan có thẩm quyền; tổ chức và lãnh đạo đình công theo quy định của pháp luật. Người sử dụng lao động bị cấm có các hành vi ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Hiệp định CPTPP Tổ chức đại diện người lao động Quyền tự do liên kết Tổ chức Lao động quốc tế Luật Công đoànGợi ý tài liệu liên quan:
-
98 trang 109 1 0
-
Vấn đề phát triển bền vững trong lao động sau hai năm thực thi EVFTA
10 trang 104 0 0 -
Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật an sinh xã hội về các dịch vụ xã hội cơ bản ở Việt Nam
205 trang 77 0 0 -
9 trang 42 0 0
-
Cẩm nang về các cam kết quốc tế liên quan tới lao động trẻ em (Tập 1)
36 trang 34 0 0 -
Giáo trình luật công đoàn - Ths.Diệp thành Nguyên
76 trang 33 0 0 -
52 trang 32 0 0
-
3 trang 30 0 0
-
Bài giảng Quan hệ lao động - Chương 3: Các chủ thể trong quan hệ lao động
14 trang 29 0 0 -
Bảo hiểm xã hội một lần - bằng chứng quốc tế và trường hợp Việt Nam
14 trang 27 0 0