Danh mục

Sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng trong bộ luật dân sự

Số trang: 17      Loại file: pdf      Dung lượng: 293.31 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 19,000 VND Tải xuống file đầy đủ (17 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng trong bộ luật dân sự trình bày các nội dung cơ bản như: chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng trong bộ luật dân sựSỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH LIÊN QUANĐẾN CHẤP NHẬN ĐỀ NGHỊ GIAO KẾT HỢP ĐỒNGTRONG BỘ LUẬT DÂN SỰ 2005 ThS. NGUYỄN VĂN PHÁI – Khoa Quan hệ quốc tế, Đại học KHXH&NV TP Hồ Chí Minh Trong quá trình giao kết hợp đồng thì đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là hai yếu tố quan trọng để hình thành lên hợp đồng. Vì vậy, Công ước Viên về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của Liên hiệp quốc năm 1980 (CISG), Bộ nguyên tắc về hợp đồng thương mại quốc tế của UNIDROIT năm 2004 (PICC) và Bộ luật Dân sự năm2005 của Việt Nam (BLDS 2005) đều có những quy định về hai vấn đề này. Để đónggóp ý kiến cho việc sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến hợp đồng trongBLDS 2005, chúng tôi tiếp tục tập trung phân tích, so sánh những quy định về chấpnhận đề nghị giao kết hợp đồng trong các văn bản trên thông qua việc nghiên cứucác Case Study1. Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng Sau khi đề nghị được chuyển đến người nhận, người này có thể trả lời chấp nhận,từ chối hoặc sửa đổi đề nghị. Theo nhận thức chung thì trả lời chấp nhận đề nghị giao kếthợp đồng là sự bày tỏ ý chí của người được đề nghị đồng ý ký kết hợp đồng theo nhữngđiều kiện do bên đề nghị đưa ra và trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng chỉ cóhiệu lực khi nó phù hợp với đề nghị giao kết hợp đồng, ít ra là đối với các nội dung chínhcủa hợp đồng. Dựa trên nhận thức chung đó, các văn bản như CISG 1980, PICC 2004 vàBLDS 2005 đưa ra những quy định chi tiết về chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, thểhiện những quan điểm, yêu cầu khác nhau về các hình thức trả lời chấp nhận cũng như sựphù hợp giữa trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng với đề nghị giao kết hợp đồng. Nhìn chung, khi phân tích sự tương đồng và khác biệt trong các quy đinh về chấpnhận đề nghị giao kết hợp đồng đã nêu ở ba văn bản trên, chúng ta tập trung vào các đặcđiểm sau: (i) Biểu thị sự chấp nhận của bên được đề nghị đối với đề nghị; (ii) Một số hìnhthức trả lời chấp nhận đề nghị cụ thể; (iii) Sự phù hợp giữa chấp nhận với đề nghị; 11.1. Biểu thị sự chấp nhận của bên được đề nghị đối với đề nghị Để có một chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, bên được đề nghị phải bằng cáchnày hay cách khác biểu thị sự “chấp nhận” của mình đối với đề nghị đó, tức là thể hiện ýchí muốn giao kết hợp đồng của mình với người đưa ra đề nghị, như tình huống trong vụkiện “Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ bảo trì Trạm biến áp” giữaNguyên đơn: Công ty TNHH thương mại - xây dựng, bảo trì, dịch vụ kỹ thuật điện SàiGòn (sau đây viết tắt là Công ty SEECOM) và Bị đơn: Công ty phát triển khu côngnghiệp Long Bình (sau đây viết tắt là Công ty LOTECO); được giải quyết bởi Hội đồngthẩm phán tòa án nhân dân tối cao ngày 08-12-20051.Tóm tắt vụ kiện: Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án thì Công ty SEECOM có gửi cho Công tyLOTECO một thông báo về việc bán 04 đồng hồ đo điện qua fax. Sau khi nhận được bảnfax đó Tổng Giám đốc Công ty LOTECO là ông KAZUMASA FUJITA đã ký chấp nhậntrực tiếp vào bản fax và gửi lại cho Công ty SEECOM. Sau khi nhận được bản fax màCông ty LOTECO gửi lại, Công ty SEECOM đã chuyển 04 đồng hồ đo điện vạn năngđến kho của Công ty LOTECO; hai bên đã thực hiện việc giao nhận 04 đồng hồ điện vàongày 22-4-2003; ngày 26-6-2003 Công ty LOTECO có văn bản gửi Công ty SEECOM vềviệc thanh toán nợ tồn đọng của các hợp đồng trong đó có nêu việc báo giá đối với 04đồng hồ đo điện vạn năng của Công ty SEECOM là quá cao so với thị trường và Công tyLOTECO đã tính lại giá thấp hơn so với giá ban đầu, còn không có khiếu nại gì khác.Hơn nữa, Công ty LOTECO đã thanh toán cho Công ty SEECOM tiền mua 04 đồng hồđo điện vạn năng theo lệnh chuyển tiền số 132563 ngày 4-12-2003 (nội dung lệnh chuyểntiền số 132563 ghi rõ số tiền chuyển 100.000.000 đồng để thanh toán phí bảo trì trạmbiến áp, đồng hồ vạn năng) và theo giấy báo có của Ngân hàng ngoại thương Việt Namsố 001.0639.6001 ngày 8-12-2003. Chỉ đến ngày 8-3-2004 Công ty LOTECO mới cóCông văn số 121-04/KTH đề nghị Công ty SEECOM nhận lại 04 đồng hồ nêu trên với lýdo 04 đồng hồ đo điện này không đạt yêu cầu sử dụng của Công ty và cho rằng việc haibên trao đổi thỏa thuận qua fax không đủ căn cứ để hình thành hợp đồng mua bán đồnghồ điện giữa hai bên. 2 Trong tình huống trên, việc ông KAZUMASA FUJITA với tư cách là tổng giámđốc của LOTECO đã đại diện cho LOTECO biểu thị sự chấp nhận của LOTECO đối vớiđề nghị giao kết hợp đồng của SEECOM bằng cách ký chấp nhận vào đề nghị đó, màkhông ...

Tài liệu được xem nhiều: