Danh mục

Sức khỏe và quyền con người

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 564.34 KB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sức khỏe và quyền con người phụ thuộc lẫn nhau, không thể tách biệt và có mối liên hệ qua lại, gắn bó chặt chẽ. Bạn không thể đạt được việc nâng cao bảo vệ sức khỏe và hạnh phúc nếu không thúc đẩy, bảo vệ và thực hiện quyền con người của chính mình, và ngược lại. Sức khỏe và quyền con người nói đến ba mối liên hệ chồng chéo, để biết rõ hơn về mối liên hệ chồng chéo này, mời các bạn cùng xem và tham khảo.


Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sức khỏe và quyền con người Sức khỏe và quyền con người Thế giới cần một người bảo vệ sức khỏe toàn cầu, một người giám sát các giá trị, một người bảo vệ và giám hộ sức khỏe, trong đó có quyền về sức khỏe. - Tiến sĩ Margaret Chan, Tổng giám đốc TCYTTG Thông tin chính Hiến chương của TCYTTG (1946) là công cụ quốc tế đầu tiên bảo vệ sức khỏe, coi đó là “quyền cơ bản của mọi người, không phân biệt chủng tộc, tôn giáo, quan điểm chính trị, điều kiện kinh tế hay xã hội”. Hiến chương đó được coi là đã thúc đẩy điều khoản về sức khỏe trong Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền. Quyền được hưởng tình trạng sức khoẻ tốt nhất có thể được về thể chất và tâm thần, hay quyền về sức khỏe, đến nay đã được nhiều hiệp định quốc tế và khu vực về quyền con người phê chuẩn, cũng như được đưa vào Hiến pháp và luật của nhiều quốc gia. Công ước khung về Kiểm soát thuốc lá của TCYTTG, Điều lệ Y tế Thế giới và nhiều Nghị quyết của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc và của Ủy ban Khu vực Tây Thái Bình Dương cũng nhắc đến các quyền con người. Ngày nay tất cả các quốc gia trên thế giới đều đã tham gia ít nhất là một công ước về quyền con người đề cập đến các quyền liên quan tới sức khỏe, tức là quyền về sức khỏe cũng như các quyền khác liên quan đến các điều kiện cần thiết để đảm bảo sức khỏe. Quyền về sức khỏe có nghĩa là chính phủ các nước phải tạo điều kiện cho mọi người có được một đời sống khỏe mạnh. Mối liên hệ giữa sức khỏe và quyền con người Hình 1: Ví dụ về mối liên hệ giữa sức khỏe và quyền con người Sức khỏe và quyền con người phụ thuộc lẫn nhau, không thể tách biệt và có mối liên hệ qua lại, gắn bó chặt chẽ: không thể đạt được việc nâng cao và bảo vệ sức khỏe và hạnh phúc nếu không thúc đẩy, bảo vệ và thực hiện quyền con người, và ngược lại. Thuyết trình về Sức khỏe và quyền con người nói đến ba mối liên hệ chồng chéo (xem Hình 1). Ví dụ, quyền về lương thực bao gồm quyền có đủ lương thực và thực phẩm có đủ dinh dưỡng cẫn thiết để đảm bảo sống khỏe mạnh và năng động. Quyền này đặc biệt có ý nghĩa trong Khu vực Tây Thái Bình Dương, nơi mỗi năm có tới 187 000 ca tử vong do suy dinh dưỡng lẽ ra có thể ngăn chặn được ở trẻ em dưới 5 tuổi, và hơn 6,5 triệu trẻ dưới 5 tuổi bị béo phì. Nguồn: World Health Organization. 25 Questions & Answers on Health and Human Rights. Geneva, World Health Organization, 2002 Nghĩa vụ và cam kết của quốc gia đối với Quyền con người Bảng 1: Phê chuẩn các công ước quốc tế Quốc gia ICESCR CEDAW CRC (1966) (1979) (1989) √ √ √ √ √ √ √ √ √ √ √ √ √ √ √ √ √ √ Ma-lai-xi-a Liên bang Micronesia √ √ √ √ Các công cụ quốc tế Quần đảo Marshall √ √ √ √ √ √ √ √ √ √ √ Đã có 9 Hiệp ước cốt lõi Quốc tế về Quyền con người; Quyền về sức khỏe đã được bảo vệ trong một số Hiệp ước đó. Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa (ICESCR), Công ước về Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) và Công ước về Quyền trẻ em (CRC) đặc biệt có ý nghĩa đối với công việc của TCYTTG. Bảng 1 nêu tên các quốc gia Khu vực Tây Thái Bình Dương đã phê chuẩn những công ước này. Úc √ Trong những năm gần đây Khu vực Tây Thái Bình Dương đã chứng kiến những bước tiến lớn trong nỗ lực thúc đẩy quyền con người của các quốc gia. Những nỗ lực đó được thể hiện dưới nhiều hình thức, bao gồm các thỏa thuận quốc tế và khu vực cũng như Hiến pháp và luật quốc gia. Vương quốc Brunei Căm-pu-chia Trung Quốc Quần đảo Cook Fiji Nhật Bản Kiribati CHDCND Lào Mông Cổ Nauru Niue New Zealand √ √ √ √ √ √ √ √ Palau Papua New Guinea Phi-líp-pin Hàn Quốc Samoa √ √ √ √ √ √ √ √ √ √ √ Quần đảo Solomon Tonga √ √ √ √ √ √ √ √ √ √ √ Tuvalu Vanuatu Việt Nam Ngày nay tất cả các nước trong Khu vực đều đã tham gia ít nhất là một Hiệp ước về Quyền con người đề cập đến các quyền liên quan tới sức khỏe. Hiến pháp quốc gia Quyền con người, nhất là Quyền về sức khỏe, ngày càng được công nhận trong Hiến pháp của các quốc gia. Quyền về sức khỏe được ghi rõ trong Hiến pháp của 5 nước trong Khu vực, gồm Nhật Bản, Quần đảo Marshall, Liên bang Micronesia, Mông Cổ và Phi-líppin. Hiến pháp của 5 quốc gia khác xác định sức khỏe là nguyên tắc chỉ đạo của Nhà nước (xem Hình 2). Nguồn: United Nations. UN Treaty Collection [Internet]. New York, United Nations, 2013 (http://treaties.un.org; accessed 22 November 2013). Hình 2: Quyền về sức khỏe trong Hiến pháp các quốc gia Khu vực Tây Thái Bình Dương Quyền về sức khỏe được nhìn nhận Sức khỏe là nguyên tắc chỉ đạo của Quốc gia Không nhắc tới Quyền về sức khỏe Quyền về sức khỏe Định nghĩa đáng tin cậy nhất về Quyền về sức khỏe được bao gồm trong Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa (1966). Công ước ICESCR định nghĩa Quyền về sức khỏe là một quyền có nội hàm rộng, bao gồm quyền có được chăm sóc về y tế kịp thời và phù hợp cũng như có được các yếu tố quyết định sức khỏe, như tiếp cận nước sạch và điều kiện vệ sinh đầy đủ, có nhà ở, có điều kiện làm việc và môi trường lành mạnh. Bình luận chung số 14, được Ủy ban các quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa của LHQ phê chuẩn năm 2000, nê ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: