Danh mục

SỤN KẾT MẠC TỰ THÂN

Số trang: 18      Loại file: pdf      Dung lượng: 159.16 KB      Lượt xem: 4      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 20,000 VND Tải xuống file đầy đủ (18 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích: Nghiên cứu kỹ thuật dùng sụn kết mạc tự thân làm đường hầm được lót niêm mạc trong phẫu thuật nối thông hồ lệ - mũi và kết quả bước đầu của phương pháp. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thực nghiệm lâm sàng không đối chứng trên 20 bệnh nhân (20 mắt) tắc lệ quản ngang ngắn hơn 8mm từ điểm lệ gây chảy nước mắt đã được tiến hành phẫu thuật dùng sụn kết mạc tự thân làm đường hầm được lót niêm mạc trong phẫu thuật nối thông hồ lệ -...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
SỤN KẾT MẠC TỰ THÂN SỤN KẾT MẠC TỰ THÂNTÓM TẮTMục đích: Nghiên cứu kỹ thuật dùng sụn kết mạc tự thân làm đường hầm được lótniêm mạc trong phẫu thuật nối thông hồ lệ - mũi và kết quả bước đầu của phươngpháp.Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thực nghiệm lâm sàngkhông đối chứng trên 20 bệnh nhân (20 mắt) tắc lệ quản ngang ngắn hơn 8mm từđiểm lệ gây chảy nước mắt đã được tiến hành phẫu thuật dùng sụn kết mạc tự thânlàm đường hầm được lót niêm mạc trong phẫu thuật nối thông hồ lệ - mũi. Kết quảđược đánh giá theo các tiêu chuẩn khách quan như: sự thoát nước tốt qua đườnghầm (hít nước xuống miệng tốt) và chủ quan qua việc hỏi bệnh nhân về tình trạngchảy nước mắt.Kết quả: Tỉ lệ thành công của phương pháp là 60% sau 12 tháng theo dõi. Phẫuthuật này hạn chế được các biến chứng do phẫu thuật cổ điển mang lại, góp phầncải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Sau khi lấy sụn kết mạc không ảnhhưởng đến hình dạng của mí mắt cũng như chất lượng của nước mắt.Kết luận: Đây chỉ là kết quả bước đầu, cần phải tiến hành nghiên cứu tiếp với sốlượng bệnh nhân nhiều hơn và thời gian theo dõi lâu hơn.ABSTRACTPurpose: To evaluate the effiency of using tarsoconjunctival flap itself to doepithelium lined track in Conjunctivodacryocystorhinostomy and result of method.Methods: Clinical trial without compare study was operated on 20 patients (20eyes) were epiphora by canalicular obstruction, who underwentconjunctivodacryocystorhinostomy with using tarsoconjunctival flap itself. Resultwas evaluated by objective standard: tear throught out the tract (Sniff test), andsubjective standard: asking patient about epiphora.Result: Successful rate was 60% after 12 month follow up. The operationdecreased complicative of traditional conjunctivodacryocystorhinostomy. Theshape eyelid, qualitify of tear was not enfluence after taking tarsoconjunctival.Conclusion: This was primary outcomes there for needing research on a lot ofpatients.ĐẶT VẤN ĐỀChảy nước mắt là triệu chứng thông thường nhất trong bệnh học lệ đạo. Có rấtnhiều nguyên nhân gây chảy nước mắt nhưng các nguyên nhân khác gây chảynước mắt được điều trị một cách hiệu quả, duy nhất chỉ có chảy n ước mắt do tắc lệquản là điều trị khá khó khăn và phức tạp, và là một thách thức lớn đối với các nhànhãn khoa thế giới cũng như các nhà nhãn khoa Việt Nam.Chảy nước mắt nếu không được điều trị hiệu quả sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt xãhội và đời sống tình cảm của bệnh nhân. Trong một số ngành công nghiệp hoặc láixe ô tô đòi hỏi phải có thị lực tốt thì những bệnh nhân bị chảy nước mắt sẽ bị loạitrừ.CDCR với ống Jones phục vụ nh ư một con đường dẫn nước mắt từ hồ lệ tới mũiđuợc mô tả lần đầu tiên bởi Jones vào năm 1962 để điều trị tắc lệ quản. Ấn tượnglâm sàng của phẫu thuật này là tỉ lệ thành công rất cao và biến chứng cũng rấtnhiều. Phẫu thuật này được tiếp nhận như một tiêu chuẩn điều trị đối với tắc lệquản ngang, mặc dù rất khó khăn để duy trì vị trí giải phẫu và chức năng của ống.Ngay khi ra đời phẫu thuật này đã được cải tiến bởi chính tác giả và các đồngnghiệp khác để gia tăng tỉ lệ thành công và hạn chế biến chứng, nhưng CDCR vẫncòn là một thách thức lớn đối với các bác sĩ nhãn khoa.Cho tới hiện nay, trên thế giới có hai khuynh hướng điều trị tắc lệ quản: một làdùng chất liệu nhân tạo với ưu điểm là dễ thực hiện, khuyết điểm là mang ống suốtđời và có nhiều biến chứng. Hai là dùng chất liệu tự thân làm đường hầm được lótniêm mạc từ hồ lệ tới mũi, ống Jones chỉ là tạm thời sau đó sẽ được lấy ra, với ưuđiểm là rất ít biến chứng nhưng khuyết điểm là tắc đường hầm sau khi rút ống.Gần đây, Yung(2003)(18) đã báo cáo thành công một trường hợp dùng sụn váchngăn tạo đường hầm được lót niêm mạc từ hồ lệ đến mũi và đến nay phương phápdùng sụn vách ngăn đã được đưa vào sách giáo khoa.Câu hỏi thường xuyên của bệnh nhân trải qua CDCR đặt ra cho chúng tôi là baogiờ rút ống, làm thế nào để hết viêm kết mạc và hơi thở hết hôi. Để trả lời câu hỏinày chúng tôi tiến hành nghiên cứu sử dụng ống sụn kết mạc tự thân được cuộnống Jones silicon bên trong làm cầu nối dẫn lưu nước mắt từ hồ lệ đến mũi. Sáutháng sau phẫu thuật chúng tôi sẽ rút ống Jones ra để lại đ ường hầm được lót niêmmạc, bệnh nhân không phải tái khám th ường xuyên, hết viêm kết mạc và hơi thởhết hôi. Với nghiên cứu này chúng tôi hy vọng sẽ giải quyết được vấn đề chảynước mắt, đem lại sự tự tin cho bệnh nhân trong cuộc sống.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁPĐối tượngLà những bệnh nhân đến khám tại bệnh viện Mắt TP. Hồ Chí Minh với triệuchứng là chảy nước mắt, được chẩn đoán tắc lệ quản ngang từ 2004 đến 2006.Tiêu chuẩn chọn bệnh- Tắc lệ quản ngang ngắn hơn 8mm.- Bít hoặc không có điểm lệ, lệ quản bẩm sinh.- Đứt lệ quản do chấn thương, nhưng không có biến dạng xương mũi.- Suy yếu bơm lệ đạo.- Sau phẫu thuật về túi lệ thất b ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: