Danh mục

SỤN NÊM NGOÀI HÌNH ĐĨA Ở TRẺ EM CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 293.59 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Thư Viện Số

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Từ 2001 đến 03/2006, 11 trường hợp sụn nêm hình đĩa được phẫu thuật nội soi. Tất cả các trường hợp đều là sụn nêm hình đĩa toàn phần hoăc bán phần theo phân loại của Watanabe (1 trường hợp bán phần). Tất cả đều được mổ tạo hình lại sụn nêm để có hình bán nguyệt như sụn nêm bình thường. Chúng tôi hồi cứu lại những trường hợp này để đánh giá lại các dấu hiệu lâm sàng và hình ảnh học trong quá trình chẩn đoán và phẫu thuật nội soi. Chúng tôi nghĩ rằng cần...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
SỤN NÊM NGOÀI HÌNH ĐĨA Ở TRẺ EM CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ SỤN NÊM NGOÀI HÌNH ĐĨA Ở TRẺ EM CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ Võ Quang Đình Nam(*), Võ Thành Phụng(**) TÓM TẮT Từ 2001 đến 03/2006, 11 trường hợp sụn nêm hình đĩa được phẫu thuật nội soi. Tất cảcác trường hợp đều là sụn nêm hình đĩa toàn phần hoăc bán phần theo phân loại củaWatanabe (1 trường hợp bán phần). Tất cả đều được mổ tạo hình lại sụn nêm để có hìnhbán nguyệt như sụn nêm bình thường. Chúng tôi hồi cứu lại những trường hợp này đểđánh giá lại các dấu hiệu lâm sàng và hình ảnh học trong quá trình chẩn đoán và phẫuthuật nội soi. Chúng tôi nghĩ rằng cần chẩn đoán và xử trí sớm tật sụn nêm hình đĩa ở trẻem để tránh biến chứng tổn thương xương sụn có thể xảy ra. SUMMARY Lateral discoid meniscus in children: Diagnosis And Treatment Vo Quang Đinh Nam, Vo Thanh Phung We retrospectively reviewed 11 symtomatic discoid lateral menisci treated with partialmeniscectomy by arthroscopy between 2001 and 2006. All were complete or incompletediscoid menisci according to Watanabe’s classification. We studied history, clinicalsigns, radiologic findings, and arthroscopic images. We think that early establisheddiagnosis and management for discoid lateral manisci is essential in order to prevent thepossible osteochondral injuries. ĐẶT VẤN ĐỀ Sụn nêm hình đĩa là một bệnh lý đặc trưng ở trẻ em. Chúng ta thường chẩn đoán dựavào dấu “lục cục” ở khớp gối và chỉ định điều trị dựa vào khả năng chịu đựng của bệnhnhân đối với dấu “lục cục” đó. Tuy nhiên, với tính ưu việt của hình ảnh cộng hưởng từtrong chẩn đoán và qua quá trình áp dụng nội soi trong điều trị từ 2001, chúng tôi nhậnthấy cần phải có thái độ tích cực hơn trong chẩn đoán cũng như điều trị bệnh lý này. Dođó, mục đích của công trình này là đưa ra một số kinh nghiệm để chẩn đoán sớm và xử tríkịp thời bệnh lý sụn nêm hình đĩa ở trẻ em. TỔNG QUAN Sụn nêm hình đĩa là nguyên nhân gây ra dấu hiệu “lục cục”, và khi bị rách có thể gâykẹt khớp và đau ở trẻ em. Điều này là do sụn nêm dày bất thường phủ phần lớn bề mặtmâm chày và được cho là bẩm sinh. Tầng suất thay đổi từ 1.2 đến 16,6% (9) và thường gặp ở trẻ em gốc Châu Á. Phần lớncác trường hợp xảy ra ở sụn nêm ngoài và 10-20% ở 2 chân. Tuy nhiên nhiều trường hợpkhông được chẩn đoán. PHÂN LOẠI(*) BS CKI Khoa Chỉnh hình Nhi, BV. CTCH, TP. HCM.(**) PGS. BS. PCT Hội Y học TP. HCM. Hệ thống phân loại của watanabe (2, 3, 10) được xử dụng phổ biến nhất (hình 1). Loại hoàn toàn (hình 1B): sụn nêm bao phủ toàn bộ mâm chày ngoài. Sự đính ở ngoạivi đến xương chày vẫn nguyên vẹn và khớp gối vững. Dấu hiệu lâm sàng xuất hiện khisụn nêm bị rách và bao gồm đau, sưng và có thể bị kẹt khớp. Loại không hoàn toàn (hình 1A): nhỏ hơn và ít dày hơn loại hoàn toàn, và không phủtoàn bộ mâm chày. Tuy nhiên, triệu chứng là giống với loại hoàn toàn. Loại dây chằng Wrisberg (hình 1C): là loại bất thường và không vững nhất. Với sựvắng mặt của những dây chằng sụn nêm – chày ngoài, không có sự cố định nào của sừngsau sụn nêm vào xương chày. Chỉ với dây chằng Wrisberg, bám từ sụn nêm đến dâychằng chéo sau, kết quả là sụn nêm ngoài di động quá mức và ngoại vi dày. Bệnh nhân códấu hiệu “lục cục”, đặc biệt là trước 8 tuổi. dấu hiệu “lục cục” và lệch mâm chày có thểsờ hoặc nghe thấy khi cử động, và có thể đau khi lập lại. Hình 1: phân loại sụn nêm hình đĩa theo Watanabe.Lâm sàng: Một số sụn nêm hình đĩa không có triệu chứng; vì vậy chúng không bao giờ được chẩnđoán và vì vậy không thể nói là sụn nêm hình đĩa gây ra tàn phế (9). Ở lứa tuổi thiếu nhi và thiếu niên, triệu chứng phổ biến nhất là đau. Khởi phát của đau có thể kèm theo với 1 chấn thương; nhưng thường là khởi phát âmthầm. Đứa trẻ có thể mô tả những triệu chứng cơ học như là kẹt khớp (locking, catching),tiếng lách cách (clicking), hay khuỵu gối (giving way). Khớp gối kiêu lục cục (snapping) kinh điển thường xuất hiện ở tuổi thiếu nhi vàthường kèm theo sụn nêm hình đĩa loại dây chằng Wrisberg (3). Ấn đau ở khe khớp. Có thể có những triệu chứng như là giảm tầm vận động, teo cơ tứ đầu, và tràn dịchkhớp. Nghiệm pháp McMurray có thể dương tính (5).Hình ảnh học: Xquang thường qui đôi khi cho thấy khe khớp ngoài rộng và lồi cầu ngoài đùi vuông(hình 2). Cộng hưởng từ là chọn lựa để chẩn đoán xác định sụn nêm hình đĩa (hình 3). Nếu hìnhảnh cộng hưởng từ cho thấy sự liên tục của sừng trước và sau trên 3 lác cắt liên tục trênmặt phẳng đứng dọc thì xác định là sụn nêm hình đĩa. Những đặc điểm khác là đườngkính ngang của sụn nêm > 15mm ở giữa và sự khá ...

Tài liệu được xem nhiều: