Danh mục

Suy nghĩ của em về hình tượng hai cây phong trong đoạn trích hai cây phong

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 117.72 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tham khảo tài liệu suy nghĩ của em về hình tượng hai cây phong trong đoạn trích hai cây phong, tài liệu phổ thông, ngữ văn - tiếng việt phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Suy nghĩ của em về hình tượng hai cây phong trong đoạn trích hai cây phong Suy nghĩ của em về hình tượng hai cây phong trong đoạn trích hai cây phong Truyện ngắn Người thầy đầu tiên của nhà văn Ai-ma-tốp đã đưa chúng ta vềvới làng nhỏ Ku-ku-rêu của nước cộng hoà Cư-rơ-gư-xtan thuộc Liên-Xô (cũ). Câuchuyện về người chiến sĩ Hồng quân, đoàn viên thanh niên cộng sản Đuy-sen – ngườithầy đầu tiên đã trồng hai cây phong nhỏ cùng cô bé An-tư-nai thuở trước. Để bốnchục năm sau, cô bé đã là một viện sĩ danh tiếng, còn Hai cây phong đã trở thành mộtphần không thể thiếu trong ký ức làng quê của biết bao thế hệ dân làng Ku-ku-rêu. Kỷ niệm gắn bó với hai cây phong được kể lại theo hai mạch dẫn +++g vàonhau: mạch dẫn chuyện trực tiếp của nhân vật “tôi” – một hoạ sĩ đã lớn lên từ chínhmảnh đất này và mạch kỷ niệm của cả một thế hệ “chúng tôi”. Ký ức thật đậm nét củatuổi thơ đã khiến cho người hoạ sĩ – nhân vật “tôi” đã tái hiện lại thật đẹp và xúc độnghình ảnh hai cây phong – biểu tượng của quê hương, một mảnh hồn làng sống động. Bắt đầu của những ký ức về làng quê là lời dẫn chuyện đưa người đọc trở vềmột nơi nằm ven chân núi, trên một cao nguyên rộng, có những khe nước ào ào từnhiều ngách đá đổ xuống . Ku-ku-rêu đã hiện ra với tất cả vẻ hoang sơ của thiên nhiênvới thung lũng, thảo nguyên, rặng núi. Hai cây phong không phải là món quà của tựnhiên nhưng đã từ rất lâu, những đứa trẻ đã biết chúng từ thuở bắt đầu biết mình. Đểcũng rất tự nhiên, hình ảnh hai cây phong đã trở thành của riêng làng Ku-ku-rêu:“chúng luôn hiện ra trước mắt hệt như những ngọn hải đăng đặt trên núi”, trở thànhmốc định hướng cho mọi người tìm đến. Riêng đối với “tôi”, “mỗi lần về quê, khixuống xe lửa đi qua thảo nguyên về làng, tôi đều coi bổn phận đầu tiên là từ xa đưamắt tìm hai cây phong thân thuộc ấy. Anh đã dành tình cảm đặc biệt với hai câyphong như với những người bạn, nhìn bằng cặp mắt chan chứa tình cảm yêu thương,nên dù khó nhìn đến mấy, anh bao giờ cũng cảm biết được chúng, lúc nào cũng nhìnrõ . Hai cây phong đã trở thành một phần tâm hồn của anh, chi phối cả niềm vui, nỗibuồn của người hoạ sĩ. Bằng tình yêu ấy, anh đã tạo nên một bức tranh thật sinh động, đẹp đẽ. Một bứctranh ngân nga cả những giai điệu “tiếng lá reo cho đến khi say sưa ngây ngất”. Đoạnvăn miêu tả hình ảnh hai cây phong đẹp như một bài thơ về một loài cây “có tiếng nóiriêng và hẳn phải có một tâm hồn riêng, chan chứa những lời ca êm dịu”. Có lẽ chínhtình yêu quê hương của người hoạ sĩ đã đem đến cảm giác choáng ngợp say sưa ấy:“Dù ta tới đây vào lúc nào, ban ngày hay ban đêm, chúng cũng vẫn nghiêng ngả thâncây, lay động lá cành, không ngớt tiếng rì rào theo nhiều cung bậc khác nhau. Có khitưởng chừng như một làn sóng thủy triều dâng lên vỗ vào bãi cát, có khi lại nghe nhưmột tiếng thì thầm thiết tha nồng thắm chuyển qua lá cành như một đốm lửa vô hình,có khi hai cây phong bỗng im bặt một thoáng, rồi khắp lá cành lại cất tiếng thở dàimột lượt như thương tiếc người nào”. Ngay cả khi thời tiết thay đổi khắc nghiệt, haicây phong ấy vẫn như một con người bền bỉ kiên cường đối chọi với sức mạnh tàn phácủa bão dông, “nghiêng ngả tấm thân dẻo dai và reo vù vù như một ngọn lửa bốc cháyrừng rực. Cảm nhận của tuổi thơ đã được người họa sĩ ấy trân trọng gìn giữ, ngay cảkhi khám phá ra điều bí ẩn về hai cây phong bằng những giải thích chính xác khoa họcthì : “việc khám phá ra chân lí giản đơn ấy vẫn không làm tôi vỡ mộng xưa, khônglàm tôi bỏ mất cách cảm thụ của tuổi thơ mà tôi còn giữ đến tận ngày nay”. Bởi lẽ câyphong ấy đã gắn với cả một thời tươi đẹp: “Tuổi trẻ của tôi đã để lại nơi ấy, bên cạnhchúng như một mảnh vỡ của chiếc gương thần xanh…”. Hình ảnh thời ấu thơ đã tạothành không gian cổ tích rất riêng, phải chăng chính từ tình yêu và sự gắn bó với haicây phong, đã làm cậu bé năm xưa lớn lên trở thành họa sĩ với mong muốn vẽ lại linhhồn nồng thắm của làng quê? Hai cây phong ấy còn là kỷ niệm chung của chúng tôi – bọn con trai tinhnghịch ở làng Ku-ku-rêu, những người bạn cùng trang lứa của người họa sĩ. Đó là tấtcả những ngày tháng được vui chơi, chạy nhảy giữa núi đồi rộng lớn , trong bóng râmmát rượi và tiếng lá xào xạc dịu hiền của hai cây phong. Đẹp làm sao khoảnh khắcnhững cậu bé ấy được nâng lên cao từ những cành cao ngất, cao đến ngang tầm chimbay , một thế giới khác đã được mở ra, vượt ra khỏi giới hạn của làng quê Ku-ku-rêunhỏ bé, “như có một phép thần thông nào vụt mở ra trước mắt chúng tôi cả một thếgiới đẹp đẽ vô ngần của không gian bao la và ánh sáng”. Hai cây phong trở thành bệđỡ, nâng cánh ước mơ cho những đứa trẻ, mở tầm nhận thức về một thế giới đầynhững điều mới lạ cần khám phá, hướng về “những miền đất bí ẩn đầy sức quyến rũlẩn sau chân trời xa thẳm biêng biếc kia”. Cũng như bạn bè của mình, “tôi” – chú bésau này là họa sĩ cũng trải qua cảm giác “tim đập rộn ràng vì thảng thốt và vui sướng,rồi trong tiếng xào xạc không ngớt ấy, tôi cố hình dung ra những miền xa lạ kia”. Haicây phong đã trở thành người bạn lớn, người bạn tâm tình thân thiết đem lại nhữngniềm vui vỡ oà hạnh phúc cho tuổi thơ. Khi hưởng thụ niềm vui trong bao tháng ngày hồn nhiên thơ mộng bên hai câyphong ấy, không cậu bé nào đặt câu hỏi về người đã vun mầm, ấp ủ những niềm hivọng, đem lại hạnh phúc tuổi thơ. Đó cũng là điều bình thường với bất cứ em bé nào.Hai cây phong của người chiến sĩ Hồng quân, đoàn viên thanh niên cộng sản Đuy-senđã cùng trồng với em bé khốn khổ An-tư-nai trong những ngày làng Ku-ku-rêu cònchìm đắm trong lạc hậu tối tăm và những hủ tục còn đè nặng trong đời sống dân làngnhững năm đầu sau cách mạng tháng Mười đã trở thành chứng nhân cho sự lớn khôncủa bao thế hệ. Bản thân người thầy đầu tiên ấy vẫn ở lại với làng, đã trở thành mộtông lão đưa thư mẫn cán Đuy-sen, thế nhưng khi các em bé gọi quả đồi có hai câyp ...

Tài liệu được xem nhiều: