Danh mục

SUY NGHĨ VỀ ĐÀO TẠO MỸ THUẬT NHÂN XEM TRIỂN LÃM MỸ THUẬT QUỐC TẾ 6 TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 169.17 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đã có triển lãm mỹ thuật, tức là có triển lãm giá trị các tác phẩm mỹ thuật. Thông qua mỗi tác phẩm mỹ thuật, người xem có được những cảm nhận, những thông tin thẩm mỹ. Mỗi triển lãm tác phẩm mỹ thuật cũng ngầm phản ánh những tiêu chí tự thân. Triển lãm quốc tế các trường đại học mỹ thuật cũng phải có cái gì khác với đặc điểm của các loại triển lãm khác không phải vì mục đích của triển lãm mà vì tác giả của những tác phẩm đều là những người sống...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
SUY NGHĨ VỀ ĐÀO TẠO MỸ THUẬT NHÂN XEM TRIỂN LÃM MỸ THUẬT QUỐC TẾ 6 TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT SUY NGHĨ VỀ ĐÀO TẠO MỸ THUẬT NHÂN XEM TRIỂN LÃM MỸ THUẬT QUỐC TẾ 6 TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT tranh sơn dầu của Trần Quốc Tuấn Đã có triển lãm mỹ thuật, tức là có triển lãm giá trị các tác phẩm mỹ thuật. Thông qua mỗi tác phẩm mỹ thuật, người xem có được những cảm nhận, những thông tin thẩm mỹ. Mỗi triển lãm tác phẩm mỹ thuật cũng ngầm phản ánh những tiêu chí tự thân. Triển lãm quốc tế các trường đại học mỹ thuật cũng phải có cái gì khác với đặc điểm của các loại triển lãm khác không phải vì mục đích của triển lãm mà vì tác giả của những tác phẩm đều là những người sống và hoạt động trong lĩnh vực đào tạo mỹ thuật. Những tác phẩm của họ phần nào phản ánh năng lực, quan điểm, tầm hiểu biết, trình độ mỹ thuật của mỗi cơ sở đào tạo. Có sáng tác mỹ thuật là có nhận xét về tác phẩm mỹ thuật. Người nhận xét sáng tác mỹ thuật có thể không làm ra tác phẩm nhưng có thể phát biểu những suy nghĩ của mình về tác phẩm đã được làm ra. Khi đời sống xã hội phát triển, yêu cầu về thưởng thức, đánh giá, nhận xét về một tác phẩm mỹ thuật cũng trở thành một chức năng có tính chất xã hội làm cho đời sống sáng tác được kích thích. Khi thưởng thức giá trị của tác phẩm mỹ thuật người xem thường chú ý tiêu chí thẩm mỹ của từng triển lãm, của thời đại. Tuy vậy, giá trị của tác phẩm mỹ thuật chỉ là tương đối, ngay cả khi tác phẩm đó được giới chuyên nghiệp đánh giá cao. Mỗi loại tác phẩm có ngôn ngữ của riêng mình, người xem cũng đòi hỏi tác phẩm phải thoả mãn những đặc trưng ngôn ngữ ấy. Những tác phẩm mỹ thuật trưng bày trong triển lãm 6 trường đào tạo mỹ thuật chuyên nghiệp Việt - Thái Lan đang diễn ra ở 3 thành phố lớn Huế, Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội vào tháng 11, 12 năm 2007 cũng sẽ bị người xem đòi hỏi, quan tâm nhiều tới yếu tố hàn lâm của mỗi cơ sở đào tạo đại học mỹ thuật, kỹ thuật sử dụng chất liệu, phong cách nghệ thuật, chiều sâu ý tưởng của mỗi tác phẩm. Triết học thế kỷ XX quan tâm đến những vấn đề của con người, quan tâm nghiên cứu nội tâm của con người và cho rằng con người cần phải nhận thức thế giới theo cảm xúc, tâm trạng cá nhân của mình. Đặc biệt triết học hiện sinh có ảnh hưởng nhiều đến đến nghệ thuật hiện đại của các nước Tây phương, dành mọi ưu tiên cho việc nghiên cứu con người. Họ cho rằng việc nghiên cứu con người trong những trào lưu triết học trước đây chưa đi vào thực chất của vấn đề con người. Vì vậy, họ coi sự hiện sinh cá nhân là nội dung cơ bản trong triết học của mình. Theo họ, hiện sinh là sự cảm thụ chủ quan, sự thể nghiệm tâm lý của cá nhân con người. Nhiệm vụ của triết học hiện sinh là mô tả sự tồn tại bản chất của con người trong hoạt động của cá nhân. Họ cho rằng, nhận thức là hư ảo, người ta càng dựa vào khoa học, càng lệ thuộc vào khoa học, từ đó bị tha hoá. Để đạt đến hiện sinh chân chính phải dựa vào trực giác của con người, chỉ có trong cuộc sống khổ đau, cô đơn, tuyệt vọng, sợ hãi... con người mới có thể trực tiếp cảm nhận sự tồn tại của mình. Những nguyên tắc đạo đức trong xã hội bị chủ nghĩa Hiện sinh phủ nhận và cho rằng tự do là bản chất tuyệt đối của sự hiện sinh cá nhân của con người. Tồn tại xã hội và hiện sinh cá nhân là hai vấn đề mâu thuẫn nhau, vì nếu hiện sinh cá nhân thừa nhận tồn tại xã hội thì sự tồn tại của cá nhân sẽ bị mất cá tính do bị ràng buộc, bị quy định bởi xã hội. Bởi vậy, để khẳng định hiện sinh cá nhân, mỗi con người cần phải thoát khỏi sự ràng buộc, sự quy định của những người khác và của cả xã hội. Mỹ thuật thế kỷ XX tự do phản ánh nội tâm cũng vì tư tưởng này. Triết học đời sống của Henri Bergson (1859 -1941) cho rằng, con người có thể khám phá ra ở ngay chính mình, thông qua trực giác. Đó là sự giao cảm mà con người đặt vào bên trong của đối tượng. Trực giác không đến với ta một cách rõ ràng, nó là làn chớp chiếu vào thực tại, nó chỉ đến trong những thời gian thích hợp và xảy ra trong chốc lát: khắc đến khắc đi. Trực giác đi theo cùng chiều với đời sống, cho ta thấy một thực tại đầy mâu thuẫn. Động lực để con người vượt lên chính là tự do. Trực giác thẩm mỹ nghệ thuật hướng tới tự do sáng tạo của cá nhân, khơi dậy năng lực phản kháng, bạo loạn, trong đời sống cụ thể. Thuyết hiện tượng luận được quảng bá rộng rãi ở Đức đầu thế kỷ XX đã ảnh hưởng đến việc hình thành chủ nghĩa Biểu hiện. Phương pháp của thuyết hiện tượng luận đưa lên hàng đầu trực giác trí tuệ như là một phương pháp nhận thức thích hợp hơn cả, nhất là trong sáng tác mỹ thuật. Các hoạ sĩ phái Biểu hiện chủ nghĩa đã nhìn thấy sứ mệnh của mình là thể hiện lên tấm vải vẽ không phải thế giới bên ngoài mà là thái độ của mình với thế giới đó. Những tiến bộ của khoa học công nghệ thế kỷ XX đã làm cho xã hội phát triển với nhịp độ chưa từng thấy, người ta thay chú ngựa bằng chiếc ô tô, thay ngọn nến bằng đèn điện... Con người nhìn về tương lai với niềm hy vọng một đời sống văn minh. Thế nhưng những hy vọng đó đã tiêu tan. Đại chiến thế giới lần thứ nhất (1914-1918), lần thứ hai (1939-1945) đã làm cho châu Âu rung chuyển. Hậu quả của nó làm cho mặt đất của hành tinh chúng ta nhuốm đầy máu và phần lớn những giá trị của chúng ta bị huỷ hoại. Những cuộc chiến tranh của thế kỷ XX là kết quả của những thành tựu khoa học - kỹ thuật, khám phá của khoa học mà con người chưa từng biết, buộc các nhà khoa học phải từ bỏ khuôn mẫu tư duy phổ biến thế kỷ XIX. Xa rời cái cụ thể và hướng tới cái trừu tượng đã trở thành một khuynh hướng phổ biến không chỉ trong khoa học tự nhiên mà cả trong khoa học nhân văn. Và cuối cùng khuynh hướng đó đã được thể hiện trong sáng tác mỹ thuật. Chủ nghĩa Hình thức trong sáng tác mỹ thuật thế kỷ XX về tổng thể có quan hệ chặt chẽ và sâu sắc với triết học và tâm lý học thế kỷ XX. Muốn hiểu được nhiều tác phẩm mỹ thuật Hình thức chủ nghĩa cần phải tìm ra chiếc chìa khoá để mở ra những ẩn ý siêu hình hoặc tâm lý sâu sắc của nó. Không thể hình dung được tác phẩm mỹ thuật có hình thức chủ nghĩa mà không ...

Tài liệu được xem nhiều: