Danh mục

Suy nghĩ về hệ thống chính trị - xã hội ở Việt Nam hiện nay

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 133.49 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (13 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Quan niệm chung về hệ thống chính trị - xã hội Có thể nói rằng, nếu không tiếp cận khái niệm hệ thống chính trị - xã hội, không thể nhận thức được một cách đầy đủ và sâu sắc về vị trí, vai trò của các thiết chế xã hội hiện đại.Trong thực tế đời sống chính trị - xã hội ở nước ta, thời gian qua có một số tổ chức xã hội - nghề nghiệp đã phát triển thành tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp. Nhưng cho đến nay, giới khoa học...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Suy nghĩ về hệ thống chính trị - xã hội ở Việt Nam hiện nay Suy nghĩ về hệ thống chính trị - xã hội ở Việt Nam hiện nay 1. Quan niệm chung về hệ thống chính trị - xã hộiCó thể nói rằng, nếu không tiếp cận khái niệm hệ thống chính trị - xã hội, khôngthể nhận thức được một cách đầy đủ và sâu sắc về vị trí, vai trò của các thiết chếxã hội hiện đại.Trong thực tế đời sống chính trị - xã hội ở nước ta, thời gian qua có một số tổ chứcxã hội - nghề nghiệp đã phát triển thành tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp.Nhưng cho đến nay, giới khoa học pháp lí và chính trị nước ta mới chỉ đề cập tớihệ thống chính trị với ý nghĩa là hệ thống các thiết chế chính trị và chính trị - xãhội gồm Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức đoàn thểquần chúng chứ chưa nghiên cứu hệ thống chính trị - xã hội với ý nghĩa là một hệthống rộng lớn hơn, trong đó không chỉ có các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị -xã hội mà còn có cả một số tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp và các tổ chứcxã hội khác.Quan niệm về hệ thống chính trị - xã hội như vậy có ý nghĩa rất quan trọng trongđiều kiện xây dựng và phát huy nền dân chủ, xây dựng nền kinh tế thị trường vànhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Bởi lẽ, quyền lực chính trị trongđiều kiện hiện nay không chỉ thể hiện vai trò của các thiết chế chính trị, chính trị -xã hội mà nó còn có xu hướng chịu ảnh hưởng ngày càng lớn bởi các thiết chế xãhội. Sự tác động trực tiếp, mạnh mẽ và nhiều chiều của các yếu tố kinh tế - xã hộiđến kiến trúc thượng tầng chính trị là một sự tác động mang tính quy luật trongcác xã hội hiện đại. Điều này có ảnh hưởng lớn đối với quá trình xây dựng và củngcố nền dân chủ, muốn hay không, chúng ta cần phải nhận thức đ ược một cách đầyđủ.Từ suy nghĩ trên, trong phạm vi bài viết này, tôi xin nêu quan niệm của mình về hệthống chính trị - xã hội Việt Nam hiện nay như sau: Hệ thống chính trị - xã hộiViệt Nam là hệ thống các thiết chế chính trị, chính trị - xã hội và các thiết chế xãhội khác gồm Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể quầnchúng và các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội rộng lớn của nhân dân; cơchế vận hành các thiết chế đó dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam vìmục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Quan niệmvề hệ thống chính trị - xã hội như thế được hình thành trên cơ sở gắn kết giữa haihệ thống thiết chế xã hội là hệ thống chính trị (hệ thống thiết chế trực tiếp thựchiện quyền lực chính trị) và hệ thống xã hội. Trong điều kiện xây dựng cơ chếthực hiện và đảm bảo quyền lực nhân dân ở nước ta hiện nay, sự gắn kết của haihệ thống ấy thành một hệ thống lớn là điều có ý nghĩa chính trị - xã hội sâu sắc vàcần được chú trọng nghiên cứu cả về lí luận và thực tiễn.Từ trước, chúng ta vẫn nhận thức chung rằng đặc điểm của hệ thống chính trị n ướcta là tính thống nhất cao dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Hệ thốngchính trị nước ta không phải là hệ thống của các thiết chế đối lập nhau về lợi ích.Đảng là một thành viên của hệ thống đó nhưng Đảng giữ vai trò lãnh đạo. Vai tròlãnh đạo của Đảng là một tất yếu lịch sử không thể phủ nhận... Trong điều kiệnhiện nay, nhận thức đó vẫn không sai nhưng chưa hoàn toàn đầy đủ. Sự tham giacủa các lực lượng xã hội vào hoạt động chung của hệ thống chính trị - xã hội đãlàm thay đổi tính chất thuần nhất của hệ thống chính trị truyền thống. Kết quả hoạtđộng của cả hệ thống này là sản phẩm của sự tương tác (tác động qua lại) về chínhtrị - xã hội rất đa dạng. Trong tính thống nhất của lợi ích quốc gia, dân tộc vẫn cósự đa dạng và phong phú về lợi ích của những nhóm xã hội khác nhau. Nền chínhtrị hiện đại không thể là sản phẩm của riêng hệ thống chính trị như quan niệmtruyền thống mà tất yếu phải là kết quả của cả hệ thống chính trị - xã hội, trong đólợi ích vẫn là động lực chính quy định và thúc đẩy hoạt động của mỗi nhóm xãhội. Như thế, để phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng, cần đổi mới mạnh mẽphương thức hoạt động của Đảng đồng thời nêu cao vai trò của tất cả các thiết chếtrong toàn bộ hệ thống chính trị - xã hội đó.Đặc trưng của hệ thống chính trị - xã hội Việt Nam như vừa nêu phản ánh tínhriêng biệt và cả tính phổ biến của hệ thống chính trị - xã hội nước ta trong mối liênhệ so sánh với hệ thống chính trị - xã hội các nước trên thế giới. So với hệ thốngchính trị trước đây, chúng ta đã ghi nhận sự hiện diện của các thiết chế xã hội, củaquyền lực xã hội trong một hệ thống chung là hệ thống chính trị - xã hội (Việckhẳng định mối liên hệ thống nhất hữu cơ giữa các thiết chế chính trị, chính trị -xã hội với các thiết chế xã hội trong cùng một hệ thống như vậy có thể được coi làđiểm mới trong nhận thức về chính trị của chúng ta ở giai đoạn hiện nay haykhông, tác giả xin được tiếp tục trao đổi c ùng bạn đọc trong những nghiên cứu ởmột phạm vi khác). ...

Tài liệu được xem nhiều: