Danh mục

Suy Nghĩ về việc học - Học để làm gì?

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 127.08 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

"Học để làm gì?" là một câu hỏi không mới, nó cũ kĩ như bản thân sự học vậy. Là câu hỏi "thường trực" của mọi thời học! Cũng cần khẳng định ngay rằng, khi lần đầu cắp sách đến trường, và nhiều năm sau đó, các em học sinh đâu đã có chút khái niệm gì về vấn đề này; mà chỉ thụ động vâng theo sự chỉ bảo của người lớn, của cha mẹ mà thôi!... Chỉ khi thật sự lớn lên, nhiều em mới dần nhận thức ra điều đó. Cho nên câu cửa miệng của...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Suy Nghĩ về việc học - Học để làm gì? Suy Nghĩ về việc học - Học để làm gì? Học để làm gì? là một câu hỏi không mới, nó cũ kĩ như bản thân sự học vậy.Là câu hỏi thường trực của mọi thời học! Cũng cần khẳng định ngay rằng, khi lần đầu cắp sách đến trường, và nhiều nămsau đó, các em học sinh đâu đã có chút khái niệm gì về vấn đề này; mà chỉ thụ độngvâng theo sự chỉ bảo của người lớn, của cha mẹ mà thôi!... Chỉ khi thật sự lớn lên, nhiều em mới dần nhận thức ra điều đó. Cho nên câucửa miệng của các bậc phụ huynh đối với con em là: không chịu khó học, lớn lên chỉcó đi ăn mày!. Câu ấy và những câu tương tự đã hình thành dần trong bộ não của trẻkhái niệm học để làm gì?. Vâng, học để lớn lên không phải đi ăn mày, ăn xin!.Bởi ăn mày, ăn xin thì khổ như thế nào, các em nhìn thấy hàng ngày rồi! Vậy, dù có cao đạo đến đâu, dù vô tình hay hữu ý, thì thực ra người lớn đãsớm định hướng cho con trẻ mục tiêu thực chất của sự học là gì rồi. Mục tiêu đókhông sai, nhất là trong thời buổi thực dụng này. Nhưng sai ở chỗ, người ta cứ nóivới các em: Học để có kiến thức, để càng ngày càng có nhiều kiến thức. Ý là họckhông vì tấm bằng; Cần thực học chứ không cần bằng cấp! Thương thay các em,nếu các em mà không có bằng cấp, thì các em vào đời sao đây? Về điểm này, tôi xin kể một chuyện, có lần con gái tôi đã bí trước câu hỏi củacậu con trai, khi cứ than vãn về kết quả học tập của nó: Thế mẹ muốn con có điểmcao, hay muốn con có kiến thức?! Chết chưa? Còn tuổi học trò mà lại không lấy điểmlàm mục tiêu, thì làm sao mỗi năm lên một lớp đây; làm sao thi đỗ đại học đây? Không chỉ nhà trường, gia đình, mà ngay những nhà tuyển dụng lao động cũngthường tuyên bố (rất hay!): chúng tôi cần người thực sự có kiến thức, chứ không cầnngười có bằng cấp! Nhưng thực tế thì hồ sơ hàng đầu nộp cho cơ quan tuyển dụng,nhất định phải là cái bằng, theo đúng nghĩa đen! Càng nhiều bằng, càng thuận lợi khixét tuyển. Kiến thức vẫn cứ phải đứng sau bằng cấp! Nhưng nếu định hướng mục tiêu sự học là tấm bằng, thì sẽ lại dẫn đến một kếtcục còn bi đát hơn! Thực tế đã có không ít trường hợp, học chỉ để đối phó với thi cửmà thôi. Vậy là tình trạng xin điểm, mua điểm không thể không xẩy ra, không thểkhông phát triển. Còn bé thì cha mẹ mua điểm cho, lớn lên, tự mua lấy. Học tạichức, học hàm thụ bản thân nó không xấu; nhưng càng ngày nó càng tiêu cực,chính vì mục tiêu chính của thứ học này là để có bằng; bởi có bằng mới có cơ hộiphấn đấu lên chức này chức nọ, lên ông nọ, bà kia! Đã có nhiều phụ huynh (nhất là những vị có chức sắc), khi con em mình họckém, không thi được vào đại học, thì dùng cách này, cách khác, đưa trẻ vào cơ quannhà nước; làm tạm một công việc gì đó, rồi cho đi hàm thụ. Mấy năm sau, có bằngcấp, sẽ chạy ghế tiếp! Thế cho nên một số cơ quan công quyền (đặc biệt ở cấp địaphương), chất lượng cán bộ - không dám vơ đũa cả nắm đâu, nhưng phải thừa nhậnrằng: nhiều người rất kém cả về chuyên môn nghiệp vụ lẫn phép ứng xử; làm ảnhhường lớn tới công cuộc cái cách hành chính của Nhà nước! Tôi lại xin kể chuyện này: Lần ấy, tôi đến chính quyền Phường xin chứng nhậnvào đơn làm thẻ thư viện Tỉnh. Đơn đã được Tổ trường dân phố và Tổ trưởng lươnghưu ký xác nhận và đề nghị theo đúng yêu cầu của cơ quan thư viện. Anh cán bộ vănphòng sau khi xem đã thảo nội dung chứng thực,; nhưng khi đưa lên chủ tịch, chủ tịchkhông ký, với lý do: chủ tịch phường không ký những chứng nhận như thế này! Tôinói: giá cái thư viện này trực thuộc Phường ta, chủ tịch nói thế thì mừng quá! Nhưngđây lại là thư viện Tỉnh, họ làm theo quy định đã được chính quyền Tỉnh duyệt y;Phường thấy bất hợp lý thì phường báo cáo đề nghị lên Tỉnh, chứ Phường không cóquyền bác bỏ! Anh văn phòng nhận ra lẽ phải, nhưng có lẽ... ngại Sếp, nên dunghòa: thôi cụ để khi khác, chủ tịch ... đang bận họp! Kiến thức và bằng cấp cái nào cần hơn? Câu trả lời dễ nhất có lẽ là cần cảhai! Nhưng nếu lại hỏi: cái nào cần trước? thì nhiều khi cũng khó khẳng định. Vậyđấy! Định hướng mục tiêu của sự học như thế nào cho đúng Mong rằng các nhà giáodục, các bậc cha mẹ cũng như các em học sinh, hãy thực sự quan tâm!.. Nghèo đói & Môi trường Hôm nay, tôi sẽ mang đến cho các bạn một chủ đề mà có lẽ là chủ đề này đangđược toàn thế giới quan tâm. Chủ đề này đã tốn không ít giấy mực của gíới báo chí vàluôn là một trong những chủ đề nóng bỏng nhất trong các cuộc hội thảo toàn cầu. Đóchính là sự biến đổi khí hậu và những hành động của con người để khắc phục hậu qủanày. Vâng, như các bạn đã biết trái đất đang nóng dần lên và có lẽ nhiệt độ của nócòn tăng thêm nữa. Không khí ngày càng ô nhiễm bởi khói bụi và khí thải độc hại, vàcó lẽ giá nước sẽ càng đắt đỏ sau chỉ 10 hay 15 năm nữa, còn nghèo đói làm cho conngười không có điều kiện để dùng các sản phẩm sạch. Nghèo đói khiến người ta phả ...

Tài liệu được xem nhiều: