Danh mục

SUY THÂN CẤP (PHẦN 2)

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 165.03 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (14 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giai đoạn thiểu niệu hoặc vô niệu: Giai đoạn này thường bắt đầu sau giờ thứ 6 đến giờ thứ 36; kéo dài 10 đến 14 ngày, cũng có thể chỉ 2-3 ngày, có trường hợp kéo dài 4-8 tuần. Nếu vô niệu kéo dài trên 4 tuần thì có thể có hoại tử vỏ thân lan toả hoặc viêm cầu thân tiến triển nhanh hoặc bệnh mạch máu thân.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
SUY THÂN CẤP (PHẦN 2) SUY THÂN CẤP – PHẦN 25.2. Giai đoạn thiểu niệu hoặc vô niệu:Giai đoạn này thường bắt đầu sau giờ thứ 6 đến giờ thứ 36; kéo d ài 10 đến 14ngày, cũng có thể chỉ 2-3 ngày, có trường hợp kéo dài 4-8 tuần. Nếu vô niệu kéodài trên 4 tuần thì có thể có hoại tử vỏ thân lan toả hoặc viêm cầu thân tiến triểnnhanh hoặc bệnh mạch máu thân.Không giống với giai đoạn trước, bệnh cảnh lâm sàng của mọi bệnh nhân tronggiai đoạn này giống nhau. Ngoài ra, còn có thêm bệnh cảnh của bệnh nguyên. Đâylà giai đoạn toàn phát của suy thân cấp. Tuy nhiên, một số bệnh nhân suy thân cấpkhông có vô niệu mà phải nhận biết bằng urê máu tăng, mức lọc cầu thân giảm, rốiloạn khả năng cô đặc nước tiểu.5.2.1. Triệu chứng lâm sàng:+ Thiểu niệu hoặc vô niệu: đây là dấu hiệu lâm sàng chính, lượng nước tiểu khácnhau giữa các bệnh nhân. Có thể vô niệu ho àn toàn hoặc chỉ có vài ml/24giờ,thông thường là 50-100 ml/24giờ. Nếu dưới 100 ml/24giờ thì được coi là vô niệu,dưới 500ml/24giờ là thiểu niệu. Vô niệu là biểu hiện của hoại tử ống thân cấp, tuynhiên vài ngày đầu có thể vẫn còn lượng nước tiểu dưới 100 ml/24giờ. Nước tiểuxẫm màu, có thể có máu, mủ, đôi khi có vi khuẩn.+ Trong nhiều trường hợp thấy thân to và đau, đôi khi đau dữ dội, có phản ứngtăng cảm thành bụng và hố thắt lưng, điểm sườn thắt lưng đau, dấu hiệu vỗ hố thắtlưng dương tính. Các triệu chứng trên gợi ý có tắc nghẽn đường dẫn niệu.+ Phù: tu ỳ theo lượng nước và muối đưa vào cơ thể, nếu đưa vào nhiều thì có thểgây ra phù phổi cấp. Phải theo dõi cân nặng bệnh nhân, tốt nhất là theo dõi áp lựctĩnh mạch trung tâm (CVP) để điều chỉnh cân bằng nước và điện giải cho thíchhợp.+ Triệu chứng tiêu hoá: miệng và lưỡi khô, nôn, buồn nôn, chán ăn, có thể có ỉachảy. Đôi khi có cơn đau bụng cấp giống như viêm phúc mạc cấp, cần chẩn đoánphân biệt với viêm phúc mạc thực sự; nếu đau bụng do tăng urê máu cấp sẽ giảmvà hết nhanh sau lọc máu.+ Triệu chứng tim mạch:- Huyết áp thường thấp hoặc bình thường trong pha thiểu niệu hoặc vô niệu. Nếuvô niệu kéo dài thì huyết áp sẽ tăng dần, huyết áp tâm thu tăng nhiều hơn huyết áptâm trương. Càng những ngày sau huyết áp càng tăng, thậm chí thấy huyết áp tăngdần trong cùng một ngày. Huyết áp tăng phụ thuộc vào cân bằng nước-điện giải,đặc biệt là tình trạng quá tải natri.- Tim có thể bình thường cả về lâm sàng và điện tim. Vô niệu kéo dài sẽ gây tăngkali máu dẫn tới làm biến đổi điện tim và gây ngừng tim, những rối loạn n ày sẽđược điều chỉnh sau lọc máu. Suy tim rất hiếm gặp, nếu có th ì có đặc điểm là suytim có tăng tốc độ dòng máu, tăng cung lượng tim, tăng áp lực tĩnh mạch trungtâm. Nếu bệnh nhân có bệnh tim từ trước, có thể thấy có rối loạn nhịp, ph ù phổicấp, trụy mạch.- Viêm màng ngoài tim có thể gặp trong suy thân cấp. Biểu hiện của viêm màngngoài tim là có tiếng cọ màng ngoài tim hoặc đau vùng trước tim. Người ta thấy cómối liên quan giữa viêm màng ngoài tim với viêm niêm mạc ống tiêu hoá.+ Triệu chứng thần kinh: chuột rút, co giật có thể xảy ra nếu có rối loạn n ước-điệngiải, nhưng hiếm gặp; ở trẻ em có thể có co giật khi có tăng huyết áp do quá tảinatri, quá tải thể tích. Hôn mê do urê máu cao hiện nay hiếm gặp do có nhiều tiếnbộ trong điều trị. Những triệu chứng thần kinh sẽ mất đi nhanh chóng sau lọc máu.+ Biến đổi về máu: thiếu máu hay gặp nhưng không nặng, trừ trường hợp mấtmáu, sốt rét ác tính hay tan máu cấp. Bạch cầu th ường tăng, có thể tăng tới 20 ´109/l đến 30 ´ 109/l. Số lượng tiểu cầu thường là bình thường.+ Triệu chứng hô hấp: bộ máy hô hấp chỉ bị ảnh hưởng thứ phát bởi các biếnchứng như phù phổi do quá tải muối và thể tích. Rối loạn hô hấp có thể gặp trongcác trường hợp vô niệu nặng và kéo dài do toan máu, do rối loạn tuần hoàn hoặcbiến chứng viêm phế quản-phổi.+ Tình trạng toàn thân: phụ thuộc vào nguyên nhân và chất lượng điều trị. Thânnhiệt có thể bình thường, tăng cao hoặc giảm thấp. Sốt khi có nhiễm khuẩn haymất nước tế bào. Tăng urê máu cấp gây giảm thân nhiệt ở một số bệnh nhân,nhưng ở những bệnh nhân khác ở cùng mức urê máu, thân nhiệt lại không giảm.Cho đến nay, cơ chế này chưa được rõ. Một số bệnh nhân có cân nặng giảm tronggiai đoạn này.5.2.2. Triệu chứng cận lâm sàng:* Tăng nitơ phi protein trong máu:+ Urê máu tăng dần, tốc độ tăng urê càng nhanh thì tiên lượng càng nặng. Tốc độtăng urê máu phụ thuộc phần lớn vào quá trình dị hoá protein. Điều này giải thíchở cùng một mức suy thân (mức lọc cầu thân hầu như = 0 ở những bệnh nhân vôniệu) nhưng mức tăng urê máu lại khác nhau giữa các bệnh nhân. Thậm chí ở cùngmột bệnh nhân, mức tăng urê máu cũng khác nhau giữa ngày này và ngày khác ởgiai đoạn vô niệu.+ Creatinin máu tăng dần: ở những bệnh nhân giập cơ nhiều, thấy tăng creatininmáu nhanh hơn tăng urê máu do giải phóng creatin từ cơ.+ Các nitơ phi protein khác trong máu không ph ải urê cũng tăng: axit uric máu ...

Tài liệu được xem nhiều: