Danh mục

Tác động chống oxy hóa, bảo vệ gan của chế phẩm tai nấm vàng

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 499.74 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong đề tài này với mục tiêu nhằm nghiên cứu tác động chống oxy hóa, bảo vệ gan của sản phẩm Tai nấm vàng (TNV) - sản phẩm từ sự kết hợp bốn loại nấm linh chi, vân chi, thái dương và hầu thủ. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết để nắm rõ nội dung chi tiết của đề tài nghiên cứu này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác động chống oxy hóa, bảo vệ gan của chế phẩm tai nấm vàngY Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011Nghiên cứu Y họcTÁC ĐỘNG CHỐNG OXY HÓA, BẢO VỆ GAN CỦA CHẾ PHẨMTAI NẤM VÀNGNguyễn Thị Thùy Linh*, Võ Phùng Nguyên*TÓM TẮTMục tiêu: Nghiên cứu tác động chống oxy hóa, bảo vệ gan của sản phẩm Tai Nấm Vàng (TNV) – sản phẩmtừ sự kết hợp bốn loại nấm Linh chi, Vân chi, Thái dương và Hầu thủ.Phương pháp: Tác động chống oxy hóa và bảo vệ gan được nghiên cứu trên mô hình gây tổn thương ganchuột nhắt cấp tính bằng CCl4. Chuột được cho uống TNV dự phòng 7 hoặc 14 ngày với liều 1,4 g/kg thể trọngx 2 lần/ngày trước khi chuột được gây viêm gan cấp bằng tetraclorua carbon (CCl4) tiêm phúc mô 0,25%, 10mL/Kg. Các chỉ số sinh hóa ALT, AST, bilirubin huyết thanh và malondialdehyd (MDA), protein carbonyl (PC)mô được xác định để đánh giá tác động của TNV. Giải phẫu bệnh học gan chuột cũng được xem xét.Kết quả: CCl4 gây tăng các men transaminase, bilirubin huyết thanh, MDA và protein carbonyl mô gan ởchuột. Các tác động này bị giảm khi được dùng trước TNV. Các kết quả về xét nghiệm mô bệnh học hỗ trợ thêmcho các kết quả sinh hóa.Kết luận: Tai Nấm Vàng có tác động chống oxy hóa, bảo vệ gan ở chuột ở liều cho uống 1,4 g/kg thể trọng,2 lần/ngày trong 7 và 14 ngày.Từ khóa: Tai nấm vàng TNV, Linh chi, Vân chi, Thái dương, Hầu thủ, chống oxy hóa, bảo vệ gan,malondialdehyde (MDA), protein carbonyl (PC), carbon tetraclorua (CCl4), chuột nhắtANTIOXIDANT, HEPATOPROTECTIVE ACTIVITY OF “TAI NAM VANG”Nguyen Thi Thuy Linh, Vo Phung Nguyen* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 487 - 493ABSTRACTObjective: Evaluate the antioxidant, hepatoprotective activity of TAI NAM VANG – a product of thecombination of four mushrooms: Ganoderma lucidum (GL), Trametes versicolor (TV), Agaricus blazei (AB) andHericium erinaceus (HE).Method: Antioxidant and hepatoprotective activity of TNV were studied on the model of acute carbontetraclorua – induced liver damage in mice. Mice were orally administered TNV at the dose 1.4 g/kg b.w, twice aday for 7 or 14 days as prophylaxis treatment before given intraperitoneally injection of single dose CCl4 0.25%,10 mL/Kg. Biochemical parameters such as serum ALT, AST, bilirubin; liver tissue malondialdehyde (MDA)and protein carbonyl (PC) were measured to evaluate antioxidant and hepatoprotective activity of TNV. Liversections of mice were also histopathological examined.Result: CCl4 treatment induced an increase in serum transaminase, bilirubin and tissue MDA, PC in mice.These effects were reduced by pretreatment with TNV. These biochemical results were supported byhistopathological resultsConclusion: The study confirms the antioxidant and hepatoprotective activity of TNV given 1,4 g/kg twicefor 7 and 14 days in mice.Keywords: Ganoderma lucidum (GL), Trametes versicolor (TV), Agaricus blazei (AB) and Hericium*Khoa Dược, ĐH Y Dược Tp Hồ Chí MinhTác giả liên lạc: DS. Nguyễn Thị Thùy Linh ĐT: 0984454133Chuyên Đề Dược KhoaEmail: linhviky@yahoo.com487Nghiên cứu Y họcY Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011erinaceus (HE), antioxidant, hepatoprotective, malondialdehyde (MDA), protein carbonyl (PC), carbontetraclorua (CCl4), mice.ĐẶT VẤN ĐỀOxy hóa là một quá trình sinh lý bìnhthường trong cơ thể, nhưng khi có sự mất cânbằng giữa gốc tự do sinh ra trong quá trìnhnày và các yếu tố bảo vệ nội sinh có thể lànguyên nhân dẫn đến rất nhiều bệnh khácnhau như: bệnh về thần kinh, ung thư, huyếtáp,… Chính vì vậy, việc tìm kiếm thêm cácnguồn chất chống oxy hóa đang thu hút sựquan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Cho tớihiện nay đã có nhiều dược liệu được chứngminh là có khả năng phòng ngừa, ngăn chặnsự oxy hóa, bảo vệ gan như sữa ong chúa, tràxanh, atiso, các loại nấm Linh chi, Vân chi,Thái dương, Hầu thủ…(2,5)Tai Nấm Vàng (TNV) là một chế phẩm baogồm 4 loại nấm quý: Linh chi, Vân chi, Tháidương, Hầu thủ hứa hẹn đây là một chế phẩmcó nhiều công dụng quý, trong đó có khả năngchống oxy hóa và bảo vệ gan. Việc nghiên cứutác động chống oxy hóa, bảo vệ gan của viênTNV sẽ góp phần làm rõ cơ chế tác động củathuốc cũng như đóng góp cho sự phát triển nềny học dân tộc và nhu cầu sử dụng của nhân dân.ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨUĐộng vật thử nghiệm:Chuột nhắt trắng (đực) giống Swiss albino,trọng lượng 22 g ± 2 g, do viện vắc-xin và sinhphẩm Nha trang cung cấp. Chuột được nuôi ổnđịnh trong hộp nhựa (28x25x15cm) 2 ngày trướckhi thử nghiệm và được cung cấp đầy đủ thứcăn và nước uống.Nguyên liệu:Chế phẩm viên nang Tai Nấm Vàng docông ty trách nhiệm hữu hạn Giai Cảnh sản xuấtvà cung cấp với thành phần:Cao khô nấm Thái Dương17,57 mgCao khô nấm Vân Chi17,57 mgCao khô nấm Hầu Thủ17,57 mgCao khô nấm Linh Chi122,99 mg488Tá dược: Magnesi carbonat nhẹ, Aerosil, bộtTalc, Magnestearat vừa đủ 460 mg.Phương pháp nghiên cứuKhảo sát khả năng bảo vệ của viên TNV sửdụng uống dự phòng 7 ngày và 14 ngày liều 1,4g/kg x 2 lần/ngày trước khi gây độc gan chuộtbằng cách tiêm phúc mô CCl4 0,25% 10 mL/Kgkhi pha trong dầu olive. Ở mỗi thử nghiệmchuột được chia ngẫu nhiên thành 5 lô, mỗi lô 10con, gồm lô trắng (uống nước cất ED); lô chứng(uống nước cất, tiêm olive); lô uống TNV, tiêmolive; lô gây độc (uống nước cất ED, tiêm CCl4)và lô thử (uống TNV, tiêm CCl4).Đánh giáHoạt tính chống oxy hóa (HTCO): đượcđánhgiáthôngquahàmlượngmalondialdehyde (MDA) và protein carbonyl(PC) mô gan.Tác động bảo vệ gan được khảo sát ở mứcđộ mô học và thông qua chỉ số sinh hóa gan mengan ALT, AST và bilirubin huyết thanh.Xác định hàm lượng MDAMDA là một trong các sản phẩm cuối cùngcủa quá trình peroxy hóa lipid màng tế bào, mộtphân tử MDA phản ứng với hai phân tửthiobarbituric ở môi trường pH 2-3, nhiệt độ 90100 oC trong 60 phút tạo phức màu hồng hấpthu cực đại ở bước sóng 532 nm. Đo cường độmàu của phức suy ra lượng MDA có trong mẫu.Nếu lượng M ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: