Tác động của bảo hiểm xã hội một lần đến vấn đề an sinh xã hội
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 287.50 KB
Lượt xem: 24
Lượt tải: 0
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết trình bày các nội dung chính sau: Bảo hiểm xã hội với vấn đề đảm bảo an sinh xã hội; Tác động của bảo hiểm xã hội một lần đến vấn đề đảm bảo an sinh xã hội; Giải pháp hạn chế tình trạng hưởng bảo hiểm xã hội một lần.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác động của bảo hiểm xã hội một lần đến vấn đề an sinh xã hội KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN Ở VIỆT NAM - THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TÁC ĐỘNG CỦA BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN ĐẾN VẤN ĐỀ AN SINH XÃ HỘI PGS.TS. Nguyễn Văn Định Khoa Bảo hiểm, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt: Bảo hiểm xã hội (BHXH) luôn được coi là một trong bốn trụ cột của hệ thống các chính sách, các chương trình đảm bảo an sinh xã hội (ASXH) quốc gia. Hơn nữa, do đặc điểm và cơ chế hoạt động của mình, BHXH còn được coi là trụ cột chính. Bởi vậy, từ khi nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị trường, Đảng và Nhà nước luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến BHXH, kể cả việc ban hành chính sách, pháp luật, đến tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về BHXH. Tuy nhiên, thực tế triển khai mảng chính sách này vẫn còn nhiều vấn đề bất cập. Trong đó, việc hưởng BHXH một lần đang là vấn đề có nhiều tác động tiêu cực đến việc đảm bảo ASXH. Và đây cũng là vấn đề mà tác giả bài viết này mong muốn được trao đổi, bàn luận. Từ khóa: BHXH, BHXH một lần, ASXH, tác động 1. BẢO HIỂM XÃ HỘI VỚI VẤN ĐỀ ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI ASXH là một “thuật ngữ” có phạm vi bao quát rộng và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của rất nhiều người trên toàn thế giới và ở từng quốc gia. Nếu cố gắng đặt ra một giới hạn nào đó, thì ASXH thường bắt đầu từ trước khi con người sinh ra (vì chế độ thai sản và chăm sóc bà mẹ trước khi sinh) cho đến sau khi con người bị chết (với các khoản trợ cấp tử tuất). Trải qua nhiều thế kỷ, ASXH ngày càng được chính phủ các nước đặc biệt quan tâm, thậm chí bước sang thế kỷ XXI, nhiều nhà nghiên cứu, cũng như nhiều chính khách còn cho rằng, đây là thế kỷ của ASXH. Vậy ASXH là gì? Khái niệm này thường được hiểu một cách rộng rãi như sau: “ASXH là sự bảo vệ mà xã hội cung cấp cho các thành viên của mình thông qua một loạt các biện pháp công cộng nhằm chống lại các tình cảnh khốn khó về kinh tế và xã hội mà họ có thể gặp phải do khoản thu nhập bị mất, hoặc giảm đáng kể gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, như: ốm đau, thai sản, tuổi già, tử vong v.v…”: Vì phạm vi rộng, cho nên khái niệm về ASXH còn được hiểu theo nhiều cách khác nhau, nếu đứng trên các góc độ khác nhau. Thế nhưng, các thành tố của ASXH lại luôn được thể hiện rất rõ ở 4 trụ cột của nó, bao gồm: tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo; bảo hiểm; trợ giúp xã hội và các dịch vụ xã hội. Trong đó, bảo hiểm và trợ giúp xã hội luôn được coi là 2 trụ cột chính. 95 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN Ở VIỆT NAM - THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA Bảo hiểm, trong đó có BHXH luôn được coi là trụ cột chính của ASXH là vì: - Loại hình bảo hiểm này đã trực tiếp bảo vệ quyền lợi cho NLĐ và gia đình họ, khi NLĐ bị mất hoặc giảm thu nhập do bị giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm do nhiều nguyên nhân khác nhau. - Trong cơ cấu dân số của các quốc gia, NLĐ luôn chiếm một tỷ trọng rất lớn, thường là từ 50 đến 60%. Họ là những người trực tiếp tạo ra của cải vật chất để nuôi sống và duy trì mọi hoạt động của con người và xã hội. Chỉ khi họ được bảo vệ trước tiên thì mới có cơ sở để bảo vệ cho các đối tượng khác của ASXH. - Cơ chế và nguyên tắc hoạt động của BHXH là chia sẻ rủi ro và san sẻ tài chính, đồng thời việc có đóng, có hưởng phải được thực hiện, điều đó đã làm giảm áp lực cho NSNN. Qua đó, NSNN sẽ có điều kiện tốt hơn để thực hiện các chính sách, các chương trình đảm bảo ASXH khác của quốc gia. - Một khi diện bao phủ của BHXH ngày càng được mở rộng, thì đương nhiên diện đảm bảo ASXH khác (như trợ giúp xã hội, dịch vụ xã hội v.v…) sẽ ngày càng được thu hẹp. Đây là điều kiện quan trọng để nâng cao mức trợ cấp ASXH cho tất cả các đối tượng và là tiền đề để thực hiện các chính sách ASXH khác như tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo và thực hiện các dịch vụ xã hội khác của quốc gia. - BHXH không chỉ huy động sự đóng góp của bản thân NLĐ, mà còn huy động được sự đóng góp rất lớn từ phía người sử dụng lao động để hình thành quỹ BHXH. Nguồn quỹ này không chỉ đảm bảo ASXH cho NLĐ trong quá trình lao động, mà còn chủ yếu đảm bảo ASXH cho họ khi về già thông qua chế độ trợ cấp hưu trí. Điều này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, góp phần thu hút mọi tầng lớp lao động tham gia BHXH v.v… Như vậy, có thể thấy BHXH với ASXH có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Với vai trò là trụ cột chính, nếu BHXH phát triển thì diện bao phủ của nó sẽ ngày càng rộng hơn, quỹ BHXH sẽ ngày càng lớn hơn, bền vững hơn và đặc biệt là mức trợ cấp trong từng chế độ BHXH sẽ ngày càng cao hơn v.v… Phải chăng những điều đó sẽ góp phần quan trọng để đảm bảo ASXH? Ngược lại, việc ASXH được đảm bảo cũng có những tác động nhiều mặt đến BHXH và phát triển BHXH, kể cả tác động trực tiếp và gián tiếp. Những tác động trực tiếp phải kể đến là NLĐ có thêm công ăn việc làm, các dịch vụ xã hội mà NLĐ có thể được thụ hưởng sẽ tốt hơn, như dịch vụ y tế, giáo dục, vệ sinh môi trường, trợ giúp pháp lý v.v… Những tác động gián tiếp cũng thể hiện khá rõ như: NSNN ngày càng có điều kiện hơn để bảo trợ và bù thiếu cho quỹ BHXH khi cần thiết; điều kiện để mở rộng đối tượng tham gia BHXH cũng dễ dàng hơn do ASXH được đảm bảo làm cho kinh tế xã hội ngày càng phát triển. Mối quan hệ giữa NLĐ và người sử dụng lao động cũng ngày càng gắn bó chặt chẽ hơn v.v… 96 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN Ở VIỆT NAM - THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 2. TÁC ĐỘNG CỦA BHXH MỘT LẦN ĐẾN VẤN ĐỀ ĐẢM BẢO ASXH 2.1. Bảo hiểm xã hội một lần trong chính sách, pháp luật về BHXH Trong chính sách pháp luậ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác động của bảo hiểm xã hội một lần đến vấn đề an sinh xã hội KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN Ở VIỆT NAM - THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TÁC ĐỘNG CỦA BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN ĐẾN VẤN ĐỀ AN SINH XÃ HỘI PGS.TS. Nguyễn Văn Định Khoa Bảo hiểm, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt: Bảo hiểm xã hội (BHXH) luôn được coi là một trong bốn trụ cột của hệ thống các chính sách, các chương trình đảm bảo an sinh xã hội (ASXH) quốc gia. Hơn nữa, do đặc điểm và cơ chế hoạt động của mình, BHXH còn được coi là trụ cột chính. Bởi vậy, từ khi nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị trường, Đảng và Nhà nước luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến BHXH, kể cả việc ban hành chính sách, pháp luật, đến tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về BHXH. Tuy nhiên, thực tế triển khai mảng chính sách này vẫn còn nhiều vấn đề bất cập. Trong đó, việc hưởng BHXH một lần đang là vấn đề có nhiều tác động tiêu cực đến việc đảm bảo ASXH. Và đây cũng là vấn đề mà tác giả bài viết này mong muốn được trao đổi, bàn luận. Từ khóa: BHXH, BHXH một lần, ASXH, tác động 1. BẢO HIỂM XÃ HỘI VỚI VẤN ĐỀ ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI ASXH là một “thuật ngữ” có phạm vi bao quát rộng và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của rất nhiều người trên toàn thế giới và ở từng quốc gia. Nếu cố gắng đặt ra một giới hạn nào đó, thì ASXH thường bắt đầu từ trước khi con người sinh ra (vì chế độ thai sản và chăm sóc bà mẹ trước khi sinh) cho đến sau khi con người bị chết (với các khoản trợ cấp tử tuất). Trải qua nhiều thế kỷ, ASXH ngày càng được chính phủ các nước đặc biệt quan tâm, thậm chí bước sang thế kỷ XXI, nhiều nhà nghiên cứu, cũng như nhiều chính khách còn cho rằng, đây là thế kỷ của ASXH. Vậy ASXH là gì? Khái niệm này thường được hiểu một cách rộng rãi như sau: “ASXH là sự bảo vệ mà xã hội cung cấp cho các thành viên của mình thông qua một loạt các biện pháp công cộng nhằm chống lại các tình cảnh khốn khó về kinh tế và xã hội mà họ có thể gặp phải do khoản thu nhập bị mất, hoặc giảm đáng kể gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, như: ốm đau, thai sản, tuổi già, tử vong v.v…”: Vì phạm vi rộng, cho nên khái niệm về ASXH còn được hiểu theo nhiều cách khác nhau, nếu đứng trên các góc độ khác nhau. Thế nhưng, các thành tố của ASXH lại luôn được thể hiện rất rõ ở 4 trụ cột của nó, bao gồm: tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo; bảo hiểm; trợ giúp xã hội và các dịch vụ xã hội. Trong đó, bảo hiểm và trợ giúp xã hội luôn được coi là 2 trụ cột chính. 95 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN Ở VIỆT NAM - THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA Bảo hiểm, trong đó có BHXH luôn được coi là trụ cột chính của ASXH là vì: - Loại hình bảo hiểm này đã trực tiếp bảo vệ quyền lợi cho NLĐ và gia đình họ, khi NLĐ bị mất hoặc giảm thu nhập do bị giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm do nhiều nguyên nhân khác nhau. - Trong cơ cấu dân số của các quốc gia, NLĐ luôn chiếm một tỷ trọng rất lớn, thường là từ 50 đến 60%. Họ là những người trực tiếp tạo ra của cải vật chất để nuôi sống và duy trì mọi hoạt động của con người và xã hội. Chỉ khi họ được bảo vệ trước tiên thì mới có cơ sở để bảo vệ cho các đối tượng khác của ASXH. - Cơ chế và nguyên tắc hoạt động của BHXH là chia sẻ rủi ro và san sẻ tài chính, đồng thời việc có đóng, có hưởng phải được thực hiện, điều đó đã làm giảm áp lực cho NSNN. Qua đó, NSNN sẽ có điều kiện tốt hơn để thực hiện các chính sách, các chương trình đảm bảo ASXH khác của quốc gia. - Một khi diện bao phủ của BHXH ngày càng được mở rộng, thì đương nhiên diện đảm bảo ASXH khác (như trợ giúp xã hội, dịch vụ xã hội v.v…) sẽ ngày càng được thu hẹp. Đây là điều kiện quan trọng để nâng cao mức trợ cấp ASXH cho tất cả các đối tượng và là tiền đề để thực hiện các chính sách ASXH khác như tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo và thực hiện các dịch vụ xã hội khác của quốc gia. - BHXH không chỉ huy động sự đóng góp của bản thân NLĐ, mà còn huy động được sự đóng góp rất lớn từ phía người sử dụng lao động để hình thành quỹ BHXH. Nguồn quỹ này không chỉ đảm bảo ASXH cho NLĐ trong quá trình lao động, mà còn chủ yếu đảm bảo ASXH cho họ khi về già thông qua chế độ trợ cấp hưu trí. Điều này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, góp phần thu hút mọi tầng lớp lao động tham gia BHXH v.v… Như vậy, có thể thấy BHXH với ASXH có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Với vai trò là trụ cột chính, nếu BHXH phát triển thì diện bao phủ của nó sẽ ngày càng rộng hơn, quỹ BHXH sẽ ngày càng lớn hơn, bền vững hơn và đặc biệt là mức trợ cấp trong từng chế độ BHXH sẽ ngày càng cao hơn v.v… Phải chăng những điều đó sẽ góp phần quan trọng để đảm bảo ASXH? Ngược lại, việc ASXH được đảm bảo cũng có những tác động nhiều mặt đến BHXH và phát triển BHXH, kể cả tác động trực tiếp và gián tiếp. Những tác động trực tiếp phải kể đến là NLĐ có thêm công ăn việc làm, các dịch vụ xã hội mà NLĐ có thể được thụ hưởng sẽ tốt hơn, như dịch vụ y tế, giáo dục, vệ sinh môi trường, trợ giúp pháp lý v.v… Những tác động gián tiếp cũng thể hiện khá rõ như: NSNN ngày càng có điều kiện hơn để bảo trợ và bù thiếu cho quỹ BHXH khi cần thiết; điều kiện để mở rộng đối tượng tham gia BHXH cũng dễ dàng hơn do ASXH được đảm bảo làm cho kinh tế xã hội ngày càng phát triển. Mối quan hệ giữa NLĐ và người sử dụng lao động cũng ngày càng gắn bó chặt chẽ hơn v.v… 96 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN Ở VIỆT NAM - THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 2. TÁC ĐỘNG CỦA BHXH MỘT LẦN ĐẾN VẤN ĐỀ ĐẢM BẢO ASXH 2.1. Bảo hiểm xã hội một lần trong chính sách, pháp luật về BHXH Trong chính sách pháp luậ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Bảo hiểm xã hội một lần An sinh xã hội Cải cách chính sách bảo hiểm xã hội Luật bảo hiểm xã hội Nghị quyết 28-NQ/TWGợi ý tài liệu liên quan:
-
4 trang 178 0 0
-
19 trang 157 0 0
-
8 trang 136 0 0
-
Tác động của chế độ bảo hiểm xã hội một lần đối với các nhóm người lao động ở Việt Nam
6 trang 123 0 0 -
Quan điểm của Minh Mạng về an sinh xã hội và việc thực hiện an sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay
8 trang 115 0 0 -
13 trang 108 0 0
-
212 trang 105 0 0
-
2 trang 93 0 0
-
13 trang 92 0 0
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật an sinh xã hội về các dịch vụ xã hội cơ bản ở Việt Nam
205 trang 79 0 0