Tác động của các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đến việc tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của nông sản Việt Nam
Số trang: 28
Loại file: pdf
Dung lượng: 654.30 KB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
“Tác động của các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới đến sự tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của nông sản Việt Nam” nhằm phát triển thêm lý thuyết về GVC ngành nông sản và FTA thế hệ mới, cũng là một trong những điều kiện quan trọng, để tận dụng được hết các cơ hội để tham gia vào chuỗi giá trị nông sản khu vực và thế giới mà những hiệp định này mang lại. Thêm vào đó, tác giả cũng mong đóng góp ý kiến cho các nhà hoạch định chính sách và quản lý tại Việt Nam để nắm bắt cơ hội giúp Việt Nam đạt được tham vọng tham gia vào GVC ngành nông sản.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác động của các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đến việc tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của nông sản Việt Nam Tác động của các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đến việc tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của nông sản Việt Nam Tống Thị Minh Phương Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Chuỗi giá trị toàn cầu (global value chain-GVC) là một khái niệm kinh tế nổi bật trong thế kỉ 21 và cũng là một trong những chìa khóa phát triển cho những nước đang phát triển như Việt Nam, bởi sản xuất, thương mại và đầu tư quốc tế ngày càng được quy tụ, liên kết và tổ chức trong các GVC, nơi các giai đoạn khác nhau của quá trình sản xuất được đặt ở các quốc gia khác nhau. Sự hình thành của GVC đi cùng với toàn cầu hóa đã trở thành một xu hướng tất yếu. Hiện nay, các nhà lý luận và hoạt động thực tiễn cho rằng có chủ yếu hai lộ trình để tham gia vào nền kinh tế toàn cầu, một lộ trình thấp - tăng trưởng bần cùng hóa, các nhà sản xuất phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt và bước vào “cuộc đua đến tận đáy”, hoặc một lộ trình cao, khi các nhà sản xuất hay các nước có sự hòa nhập tốt vào nền kinh tế toàn cầu, đạt được tăng trưởng thu nhập bền vững, theo Kaplinsky & Morris (2001). Vì vậy, tham gia thành công và với lộ trình phù hợp vào GVC cũng có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của các nền kinh tế trên thế giới trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, đặc biệt là với các nước đang phát triển như Việt Nam. Mặc dù nằm trong số các quốc gia xuất khẩu hàng đầu trên thế giới đối với một số mặt hàng nông sản, phần lớn hàng nông sản của nước ta được xuất dưới dạng thô, giá trị xuất khẩu chưa được cao như sản phẩm tương tự có xuất xứ từ quốc gia khác. Xuất đi nhiều thị trường, nhưng tỷ trọng nông sản chế biến sâu được xuất khẩu của Việt Nam chỉ đạt 25-30% tổng sản lượng nông sản, nhiều sản phẩm đạt dưới 10%, con số rất hạn chế và thấp hơn rất nhiều các quốc gia ASEAN. Do tính cấp thiết của việc gia nhập vào GVC trong hoạt động kinh tế quốc tế đến sự phát triển nền kinh tế của Việt Nam, vấn đề này từ lâu đã được đề cập đến trong các đề tài nghiên cứu khoa học, công trình nghiên cứu đã xuất bản, và được bàn luận sôi nổi ở các hội thảo chính sách 103 và diễn đàn kinh tế nhiều năm nay. Tuy nhiên, mặc dù nhận được nhiều sự quan tâm, sự tham gia của Việt Nam, cụ thể là các doanh nghiệp trong nước vào GVC hàng nông sản chưa thực sự đạt được như kỳ vọng, vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thách thức và trở ngại. Mặc dù tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, nhưng Việt Nam vẫn là một nước đi sau trong quá trình tham gia vào GVC so với các nước phát triển và một số nước trong khu vực ASEAN. Sự xuất hiện của các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới có ý nghĩa như thế nào đến sự tham gia vào các GVC của nông sản Việt Nam? Những năm gần đây, từ khi Việt Nam bắt đầu đàm phán và ký kết FTA thế hệ mới như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) hay Hiệp định thương mại tự do giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam (EVFTA), nhiều nhà đầu tư nước ngoài cùng với nguồn vốn quốc tế đã tìm đường đổ vào các ngành kinh tế của Việt Nam để đón đầu các cơ hội kinh doanh, xuất nhập khẩu do các FTA này mang lại. Tuy nhiên, theo số liệu tổng vốn đầu tư đăng ký (lũy kế còn hiệu lực) đến 20/12/2020, tỉ trọng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chỉ chiếm gần 1% trên tổng số vốn vào các ngành kinh tế, FDI vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với 59% tổng nguồn vốn FDI (Cục Đầu tư Nước ngoài, 2020). Vậy nên, chương “Tác động của các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới đến sự tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của nông sản Việt Nam” nhằm phát triển thêm lý thuyết về GVC ngành nông sản và FTA thế hệ mới, cũng là một trong những điều kiện quan trọng, để tận dụng được hết các cơ hội để tham gia vào chuỗi giá trị nông sản khu vực và thế giới mà những hiệp định này mang lại. Thêm vào đó, tác giả cũng mong đóng góp ý kiến cho các nhà hoạch định chính sách và quản lý tại Việt Nam để nắm bắt cơ hội giúp Việt Nam đạt được tham vọng tham gia vào GVC ngành nông sản. 2. LÝ LUẬN VỀ CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU, HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO THẾ HỆ MỚI VÀ THAM GIA VÀO GVC CỦA NÔNG SẢN VIỆT NAM 2.1. Lý thuyết về chuỗi giá trị toàn cầu Chuỗi giá trị toàn cầu - GVC là một đề tài gây nhiều chú ý và thu hút nhiều tranh luận trên thế giới, trong đó việc áp dụng phân tích GVC vào 104 xem xét hiệu quả các mắt xích và việc gia nhập/nâng cấp trong chuỗi, mối quan hệ giữa GVC và phát triển kinh tế, GVC và các hiệp định thương mại sâu sắc, thế hệ mới đã được suy xét đến. Khái niệm chuỗi giá trị toàn cầu đã được giới thiệu và biết đến từ nhiều năm nay. Khái niệm này được sử dụng trong quản lý kinh doanh và lần đầu tiên được mô tả bởi Michael Porter (1985) trong cuốn sách, Lợi thế cạnh tranh: Tạo ra và duy trì hiệu suất cao (Competitive Advantage: Creating and Sustaining Superior Performance). Chuỗi giá trị là một tập hợp các hoạt động mà một công ty hoạt động trong một ngành cụ thể thực hiện để cung cấp một sản phẩm hoặc dịch vụ có giá trị cho thị trường. Khái niệm về chuỗi giá trị như công cụ hỗ trợ quyết định, đã được thêm vào mô hình chiến lược cạnh tranh của Porter, được phát triển vào đầu năm 1979. Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa số 04/2017/QH14 của Việt Nam định nghĩa chuỗi giá trị là mạng lưới liên kết tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm hoặc dịch vụ, bao gồm các giai đoạn tiếp nối nhau từ hình thành ý tưởng, thiết kế, sản xuất, phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng. Nhìn chung, các học giả và nhà chính sách có sự đồng thuận lớn về nội dung khi đưa ra khái niệm của chuỗi giá trị. Khái niệm và tầm quan trọng của phân tích GVC lần đầu tiên được giới thiệu vào những năm 1990 trong bối cảnh phát triển (công nghiệp), (Gereffi và cộng sự, 1994) và dần dần đ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác động của các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đến việc tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của nông sản Việt Nam Tác động của các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đến việc tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của nông sản Việt Nam Tống Thị Minh Phương Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Chuỗi giá trị toàn cầu (global value chain-GVC) là một khái niệm kinh tế nổi bật trong thế kỉ 21 và cũng là một trong những chìa khóa phát triển cho những nước đang phát triển như Việt Nam, bởi sản xuất, thương mại và đầu tư quốc tế ngày càng được quy tụ, liên kết và tổ chức trong các GVC, nơi các giai đoạn khác nhau của quá trình sản xuất được đặt ở các quốc gia khác nhau. Sự hình thành của GVC đi cùng với toàn cầu hóa đã trở thành một xu hướng tất yếu. Hiện nay, các nhà lý luận và hoạt động thực tiễn cho rằng có chủ yếu hai lộ trình để tham gia vào nền kinh tế toàn cầu, một lộ trình thấp - tăng trưởng bần cùng hóa, các nhà sản xuất phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt và bước vào “cuộc đua đến tận đáy”, hoặc một lộ trình cao, khi các nhà sản xuất hay các nước có sự hòa nhập tốt vào nền kinh tế toàn cầu, đạt được tăng trưởng thu nhập bền vững, theo Kaplinsky & Morris (2001). Vì vậy, tham gia thành công và với lộ trình phù hợp vào GVC cũng có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của các nền kinh tế trên thế giới trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, đặc biệt là với các nước đang phát triển như Việt Nam. Mặc dù nằm trong số các quốc gia xuất khẩu hàng đầu trên thế giới đối với một số mặt hàng nông sản, phần lớn hàng nông sản của nước ta được xuất dưới dạng thô, giá trị xuất khẩu chưa được cao như sản phẩm tương tự có xuất xứ từ quốc gia khác. Xuất đi nhiều thị trường, nhưng tỷ trọng nông sản chế biến sâu được xuất khẩu của Việt Nam chỉ đạt 25-30% tổng sản lượng nông sản, nhiều sản phẩm đạt dưới 10%, con số rất hạn chế và thấp hơn rất nhiều các quốc gia ASEAN. Do tính cấp thiết của việc gia nhập vào GVC trong hoạt động kinh tế quốc tế đến sự phát triển nền kinh tế của Việt Nam, vấn đề này từ lâu đã được đề cập đến trong các đề tài nghiên cứu khoa học, công trình nghiên cứu đã xuất bản, và được bàn luận sôi nổi ở các hội thảo chính sách 103 và diễn đàn kinh tế nhiều năm nay. Tuy nhiên, mặc dù nhận được nhiều sự quan tâm, sự tham gia của Việt Nam, cụ thể là các doanh nghiệp trong nước vào GVC hàng nông sản chưa thực sự đạt được như kỳ vọng, vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thách thức và trở ngại. Mặc dù tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, nhưng Việt Nam vẫn là một nước đi sau trong quá trình tham gia vào GVC so với các nước phát triển và một số nước trong khu vực ASEAN. Sự xuất hiện của các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới có ý nghĩa như thế nào đến sự tham gia vào các GVC của nông sản Việt Nam? Những năm gần đây, từ khi Việt Nam bắt đầu đàm phán và ký kết FTA thế hệ mới như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) hay Hiệp định thương mại tự do giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam (EVFTA), nhiều nhà đầu tư nước ngoài cùng với nguồn vốn quốc tế đã tìm đường đổ vào các ngành kinh tế của Việt Nam để đón đầu các cơ hội kinh doanh, xuất nhập khẩu do các FTA này mang lại. Tuy nhiên, theo số liệu tổng vốn đầu tư đăng ký (lũy kế còn hiệu lực) đến 20/12/2020, tỉ trọng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chỉ chiếm gần 1% trên tổng số vốn vào các ngành kinh tế, FDI vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với 59% tổng nguồn vốn FDI (Cục Đầu tư Nước ngoài, 2020). Vậy nên, chương “Tác động của các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới đến sự tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của nông sản Việt Nam” nhằm phát triển thêm lý thuyết về GVC ngành nông sản và FTA thế hệ mới, cũng là một trong những điều kiện quan trọng, để tận dụng được hết các cơ hội để tham gia vào chuỗi giá trị nông sản khu vực và thế giới mà những hiệp định này mang lại. Thêm vào đó, tác giả cũng mong đóng góp ý kiến cho các nhà hoạch định chính sách và quản lý tại Việt Nam để nắm bắt cơ hội giúp Việt Nam đạt được tham vọng tham gia vào GVC ngành nông sản. 2. LÝ LUẬN VỀ CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU, HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO THẾ HỆ MỚI VÀ THAM GIA VÀO GVC CỦA NÔNG SẢN VIỆT NAM 2.1. Lý thuyết về chuỗi giá trị toàn cầu Chuỗi giá trị toàn cầu - GVC là một đề tài gây nhiều chú ý và thu hút nhiều tranh luận trên thế giới, trong đó việc áp dụng phân tích GVC vào 104 xem xét hiệu quả các mắt xích và việc gia nhập/nâng cấp trong chuỗi, mối quan hệ giữa GVC và phát triển kinh tế, GVC và các hiệp định thương mại sâu sắc, thế hệ mới đã được suy xét đến. Khái niệm chuỗi giá trị toàn cầu đã được giới thiệu và biết đến từ nhiều năm nay. Khái niệm này được sử dụng trong quản lý kinh doanh và lần đầu tiên được mô tả bởi Michael Porter (1985) trong cuốn sách, Lợi thế cạnh tranh: Tạo ra và duy trì hiệu suất cao (Competitive Advantage: Creating and Sustaining Superior Performance). Chuỗi giá trị là một tập hợp các hoạt động mà một công ty hoạt động trong một ngành cụ thể thực hiện để cung cấp một sản phẩm hoặc dịch vụ có giá trị cho thị trường. Khái niệm về chuỗi giá trị như công cụ hỗ trợ quyết định, đã được thêm vào mô hình chiến lược cạnh tranh của Porter, được phát triển vào đầu năm 1979. Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa số 04/2017/QH14 của Việt Nam định nghĩa chuỗi giá trị là mạng lưới liên kết tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm hoặc dịch vụ, bao gồm các giai đoạn tiếp nối nhau từ hình thành ý tưởng, thiết kế, sản xuất, phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng. Nhìn chung, các học giả và nhà chính sách có sự đồng thuận lớn về nội dung khi đưa ra khái niệm của chuỗi giá trị. Khái niệm và tầm quan trọng của phân tích GVC lần đầu tiên được giới thiệu vào những năm 1990 trong bối cảnh phát triển (công nghiệp), (Gereffi và cộng sự, 1994) và dần dần đ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Hiệp định thương mại tự do Chuỗi giá trị toàn cầu của nông sản Đầu tư trực tiếp nước ngoài Thương mại quốc tế Quốc tế hóa hoạt động kinh doanhGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Luật thương mại quốc tế (Phần 2): Phần 1
257 trang 404 6 0 -
4 trang 368 0 0
-
Những hạn chế trong xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam và giải pháp khắc phục hạn chế
18 trang 348 0 0 -
71 trang 228 1 0
-
17 trang 214 0 0
-
10 trang 213 0 0
-
Một số điều luật về Thương mại
52 trang 177 0 0 -
14 trang 173 0 0
-
Một số hạn chế trong chính sách thuế
3 trang 173 0 0 -
Giáo trình Quản trị xuất nhập khẩu: Phần 1 - GS. TS Đoàn Thị Hồng Vân
288 trang 168 0 0