Danh mục

Tác động của các mạng công nghiệp 4.0 đến kinh tế xã hội Việt Nam và gợi ý chính sách cho Việt Nam

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 401.34 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu này tập trung phân tích định hình của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến kinh tế xã hội của Việt Nam. Từ đó phân tích những thách thức và nguyên nhân của thách thức mà Việt Nam phải đối mặt để gợi ý một số chính sách để các Nhà quản lý và quản trị thay đổi tư duy trong lãnh đạo. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác động của các mạng công nghiệp 4.0 đến kinh tế xã hội Việt Nam và gợi ý chính sách cho Việt Nam TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG TÁC ĐỘNG CỦA CÁC MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 ĐẾN KINH TẾ Xà HỘI VIỆT NAM VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM ThS. Trịnh Thị Ngọc Trƣờng Đại học Hải Phòng ThS. Ho ng Thị Mến Trƣờng Đại học Hải Phòng Nghiên cứu này tập trung phân tích định hình của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 dến kinh tế xã hội của Việt Nam. Từ đó phân tích những thách thức và nguyên nhân của thách thức mà Việt Nam phải đối mặt để gợi ý một số chính sách để các Nhà quản lý và quản trị thay đổi tư duy trong lãnh đạo. Từ khó : Cách mạng công nghiệp 4.0, tác động của cách mạng công nghiệp 4.0, thách thức mạng công nghiệp 4.0, quản lý kinh tế, quản trị kinh doanh ĐẶT VẤN ĐỀ Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (công nghiệp 4.0) đang trong giai đoạn khởi phát và sẽ tác động đến mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội, đồng thời thay đổi hoàn toàn hệ thống sản xuất và quản trị hiện nay. Công nghiệp 4.0 có thể mang lại cho kinh tế Việt Nam một cơ hội hiếm để bứt phá và Việt Nam đang có sự chuẩn bị tích cực cho cơ hội này. Tuy nhiên để tận dụng được công nghiệp 4.0, các chuyên gia kinh tế cho rằng, Việt Nam cần phải có một cách tiếp cận tốt hơn so với những gì đã làm với những cuộc cách mạng công nghiệp trước đây. Để phục vụ cho công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước thì các nhà quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh phải có tầm nhìn, chiến lược và chính sách phù hợp góp phần thay đổi toàn diện nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn công nghiệp 4.0 1. QUÁ TRÌNH ĐỊNH HÌNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Cuộc cách mạng công nghiệp thứ 1 năm 1784 được khởi xướng với sự ra đời của đầu máy hơi nước và quá trình cơ khí hóa các công việc chân tay (cơ giới hóa sản xuất). Cuộc cách mạng công nghiệp lần 2 năm 1870 sử dụng năng lượng điện để tạo nên nền sản xuất quy mô lớn (điện khí hóa). Cuộc cách mạng công nghiệp thứ 3 năm 1969 sử dụng công nghệ điện tử và công nghệ thông tin để tự động hoá sản xuất. Thuật ngữ “Công nghiệp 4.0” lần đầu tiên được đưa ra ở CHLB Đức năm 2011 tại Hội chợ- Công nghệ Hannover.Tiếp theo sau đó, một số nước khác gọi là “công nghiệp IP”, 'sản xuất thông minh' hay “sản xuất số'. Dù tên gọi khác biệt nhau nhưng xuất phát từ một ý tưởng: ngành sản xuất công nghiệp tương lai mang thế giới ảo (mạng internet) và thực (máy móc) xích lại gần nhau trong quá trình thiết kế, sản xuất và phân phối sản phẩm. 109 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG “Industrie 4.0”được hình thành trên nền tảng của cuộc cách mạng thứ 3 với sự ứng dụng nhiều công nghệ mới, làm xóa nhòa ranh giới giữa các lĩnh vực vật lý, số hóa và sinh học; giữa con người và máy móc, nâng cao hiệu quả sản xuất và cho phép tạo ra sản phẩm riêng biệt cho đại chúng. Động lực chính của cuộc cách mạng công nghiệp mới này là sự thay đổi trong kỳ vọng của người dùng (sản phẩm theo yêu cầu của người dùng), cùng với sự hội tụ của các công nghệ mới Internet kết nối mọi thứ” (Internet of Things – IoT), robot cộng tác (cùng làm với người), in ấn 3D và điện toán đám mây, kéo theo sự xuất hiện các mô hình kinh doanh mới. 2. NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 ĐẾN KINH TẾ - Xà HỘI CỦA NƢỚC TA - Cách mạng c ng nghiệp 4.0 thúc đẩy mạnh hơn kinh tế thế giới chuyển mạnh sang kinh tế tri thức uthông minh'. Các thành tựu mới của khoa học-công nghệ đều được ứng dụng hội tụ để tối ưu hóa quy trình sản xuất, quản lý, tiêu dùng như hạ tầng thông minh, xây dựng thông minh, dây chuyền thông minh, sản phẩm thông minh, quản trị thông minh... Với sự phát triển của số hóa sản xuất, tài nguyên thiên nhiên, lao động phổ thông chi phí ngày càng mất dần lợi thế; sản xuất đang dịch chuyển dần từ các nước/vùng có nhiều lao động kỹ năng phổ thông và tài nguyên sang những nước/vùng có nhiều lao động chuyên môn cao (thiết kế, chuyên gia IT, logistics...) và gần thị trường tiêu thụ. Nhiều nước, kể cả các nước phát triển và đang phát triển, cố gắng tìm cách chuyển sang phương thức tăng trưởng dựa vào sáng tạo công nghệ. Do đó, nhiều nền kinh tế đang nổi, đặc biệt là Trung Quốc, đang nỗ lực chuyển đổi mô hình phát triển từ dựa vào tài nguyên-lao động chi phí thấp sang dựa vào động lực chính là đổi mới công nghệ và sáng tạo. Các ngành công nghiệp sáng tạo đã tăng trưởng nhanh hơn các ngành sản xuất và dịch vụ truyền thống. Động lực chính của sự tăng trưởng nhanh này là sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ đa phương tiện và viễn thông. Công nghệ kỹ thuật số, đặc biệt là cuộc cách mạng điện thoại di động, mở ra một loạt các phương tiện truyền thông mới và các dịch vụ điện thoại di động mới, qua đó sản phẩm sáng tạo có thể lan truyền nhanh và rộng rãi trên toàn thế giới. Về phía cầu, yêu cầu về thay đổi phương thức tiêu dùng theo hướng bền vững hơn và nhân văn hơn đã thôi thúc tăng trưởng kinh tế sáng tạo. Ước tính ngành công nghiệp sáng tạo tại Mỹ đã đóng góp tới 6,4% GDP và là một ngành xuất khẩu hàng đầu20. Ở châu Âu, công nghiệp sáng tạo chiếm 6,8% GDP và 6,5% lực lượng lao *UNCTAD, 2010. 110 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG động; trong đó ở Anh là 9% GDP và lực lượng lao động, ở Đức là 6,1% GDP và 7% lao động21... Mặc dù kinh tế khó khăn và trì trệ, song nhiều nước công nghiệp phát triển vẫn nỗ lực đầu tư cao cho nghiên cứu & triển khai (R&D) như Phần Lan (3,84% GDP), Hàn Quốc (3,74% GDP), Thụy Điển (3,38% GD ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: