Tác động của các nhân tố đến rủi ro phá sản của các ngân hàng thương mại niêm yết tại Việt Nam
Số trang: 12
Loại file: pdf
Dung lượng: 333.40 KB
Lượt xem: 15
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết nghiên cứu tác động của một số nhân tố đến rủi ro phá sản của 6 ngân hàng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong 20 quý, tương ứng với giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015. Dựa trên kết quả phân tích cho thấy, đòn bẩy tài chính và tỷ lệ thu nhập lãi thuần có mối liên hệ đến rủi ro phá sản của các ngân hàng thương mại niêm yết. Mời các bạn tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác động của các nhân tố đến rủi ro phá sản của các ngân hàng thương mại niêm yết tại Việt Nam TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN RỦI RO PHÁ SẢN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM Hoàng Thị Minh Duyên ThS.NCS. Vũ Thị Thúy Vân1 Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Lương Thị Ngọc Thủy Ngân hàng TMCP Quân đội Tóm tắt Bài viết nghiên cứu t c động của một số nhân tố đến rủi ro phá sản của 6 ngân hàng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong 20 quý, tương ứng với giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015. Dựa trên kết quả phân tích cho thấy, đòn bẩy tài chính và tỷ lệ thu nhập lãi thuần có mối liên hệ đến rủi ro phá sản của các ngân hàng thương mại niêm yết. Đây có thể coi là chỉ báo về sức khỏe ngân hàng giúp các ngân hàng đưa ra định hướng hoạt động sao cho phù hợp với chiến lược quản trị rủi ro trong từng thời kì. Từ khóa: Đòn bẩy, Rủi ro phá sản, Thu nhập lãi thuần. 1. Đặt vấn đề Trong quá trình tái cấu trúc giai đoạn 5 năm từ năm 2011 đến năm 2015, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã trải qua nhiều biến động, đặc biệt phải kể đến việc Ngân hàng nhà nước mua lại ba ngân hàng thương mại OceanBank, GPBank, VNCB với giá 0 đồng, và một loạt các vụ sáp nhập khác. Cách xử lý này đối với ba ngân hàng được xem như biện pháp phù hợp trong điều kiện hiện nay và là những bước đi đầu tiên rất quan trọng để tiến tới triển khai thủ tục phá sản tổ chức tín dụng theo tố tụng tư pháp quy định tại Luật Phá sản mà Quốc hội thông qua năm 2014 (Lê Thị Nga, 2015). Tuy nhiên, với chức năng trung gian tài chính, các ngân hàng thương mại là cầu nối cho dòng vốn luân chuyển giữa các chủ thể kinh tế, điều này tất yếu dẫn đến quan ngại nếu ngân hàng phá sản, hệ thống tài chính có thể bị ảnh hưởng dây chuyền theo hiệu ứng Domino khiến nền kinh tế bị rơi vào khủng hoảng. 1 Email của tác giả chính: thuyvan1507@gmail.com 243 Thực tiễn đã minh chứng, cuộc khủng hoảng tài chính thế giới khởi đầu ở Mỹ năm 2009 được bắt nguồn từ sự phá sản của các ngân hàng thương mại bởi hoạt động cho vay thế chấp “dưới chuẩn” của các ngân hàng, đã dẫn đến sự suy thoái kinh tế toàn cầu. Do đó, việc lưu tâm một cách đúng mực đối với vấn đề quản lý và nghiên cứu về rủi ro phá sản tại các ngân hàng thương mại Việt Nam để đưa ra các biện pháp nâng cao sức khỏe ngân hàng, giảm thiểu tối đa khả năng ngân hàng đối mặt với phá sản là vô cùng quan trọng. Trước sự cấp thiết trong nghiên cứu về rủi ro phá sản ngân hàng thương mại tại thị trường Việt Nam, các đề tài nghiên cứu tính đến thời điểm hiện nay vẫn còn tồn tại những khoảng trống nghiên cứu. Thứ nhất, chưa có nhiều công trình nghiên cứu về rủi ro phá sản ngân hàng. Hầu hết các nghiên cứu trước đây mới chỉ tập trung vào các doanh nghiệp ngoài ngành tài chính - ngân hàng. Hơn nữa, rất ít các nghiên cứu về nhân tố tác động đến rủi ro phá sản ngân hàng tại Việt Nam được khai thác phân tích; trong khi đó trên thế giới, việc nghiên cứu về các nhân tố này đã được thực hiện khá đa dạng. Thứ hai, các nghiên cứu tại Việt Nam về rủi ro phá sản chủ yếu xoay quanh việc xác định ngưỡng phá sản bằng mô hình điểm số Z của Altman đối với các doanh nghiệp ngoài ngành tài chính - ngân hàng, số ít mới xếp ngân hàng vào nhóm Z và chưa chỉ ra được đặc trưng về rủi ro phá sản của ngân hàng. Hơn nữa, các nghiên cứu cũng chưa tập trung phân tích các nhân tố tác động đến rủi ro này. Trong khi đó, việc phân tích nhân tố là cơ sở quan trọng trong việc quản lý rủi ro hệ thống trên thị trường chứng khoán, có thể đóng vai trò như một chỉ báo về sức khỏe ngân hàng giúp các ngân hàng điều chỉnh hoạt động của mình sao cho phù hợp với chiến lược quản trị rủi ro trong từng thời kì. Xuất phát từ những khoảng trống nêu trên, việc nghiên cứu về các nhân tố tác động đến rủi ro phá sản của ngân hàng thương mại là rất cần thiết. 2. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.1. Phương pháp thu thập số liệu Để phân tích tác động của các nhân tố đến rủi ro phá sản của các ngân hàng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tác giả đã sử dụng dữ liệu thứ cấp được thu thập từ báo cáo tài chính của 6 ngân hàng niêm yết bao 244 gồm Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Vietinbank (CTG), Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam Eximbank (EIB), Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Sacombank (STB), Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB), Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Vietcombank (VCB) trong 20 quý của giai đoạn nghiên cứu 5 năm từ đầu quý I năm 2011 đến hết quý IV năm 2015 và tiến hành xử lý số liệu. 2.2. Phương pháp xử lý số liệu Trước hết, từ bộ dữ liệu thu thập được, tác giả thực hiện tính toán các chỉ tiêu cần thiết cho bài nghiên cứu bằng phần mềm Microsoft Excel 2013. Sau đó đưa các số liệu này vào trong phần mềm thống kê Stata 13 theo mô hình Panel Data. Tác giả tiếp tục xử lý số liệu thu thập được thông qua việc phân tích tương quan giữa các biến độc lập và thống kê mô tả các biến có trong mô hình như việc quan sát phân tích các thống kê đặc trưng mô tả từng biến như: trung bình, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, độ lệch chuẩn. Tiếp đến, sử dụng phương pháp ước lượng trong xây dựng mô hình hồi quy với số liệu mảng, do đó có sự lựa chọn giữa 3 mô hình: mô hình tác động ngẫu nhiên (Random Effect Model), mô hình tác động cố định (Fixed Effect Model) hoặc OLS gộp (Pooled OLS) để hồi quy bằng phần mềm thống kê Stata. 2.3. Mô hình nghiên cứu Rủi ro phá sản của các ngân hàng thương mại niêm yết trong nghiên cứu được xác định dựa trên điểm số Z-score (Boyd & ctg, 20 ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác động của các nhân tố đến rủi ro phá sản của các ngân hàng thương mại niêm yết tại Việt Nam TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN RỦI RO PHÁ SẢN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM Hoàng Thị Minh Duyên ThS.NCS. Vũ Thị Thúy Vân1 Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Lương Thị Ngọc Thủy Ngân hàng TMCP Quân đội Tóm tắt Bài viết nghiên cứu t c động của một số nhân tố đến rủi ro phá sản của 6 ngân hàng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong 20 quý, tương ứng với giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015. Dựa trên kết quả phân tích cho thấy, đòn bẩy tài chính và tỷ lệ thu nhập lãi thuần có mối liên hệ đến rủi ro phá sản của các ngân hàng thương mại niêm yết. Đây có thể coi là chỉ báo về sức khỏe ngân hàng giúp các ngân hàng đưa ra định hướng hoạt động sao cho phù hợp với chiến lược quản trị rủi ro trong từng thời kì. Từ khóa: Đòn bẩy, Rủi ro phá sản, Thu nhập lãi thuần. 1. Đặt vấn đề Trong quá trình tái cấu trúc giai đoạn 5 năm từ năm 2011 đến năm 2015, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã trải qua nhiều biến động, đặc biệt phải kể đến việc Ngân hàng nhà nước mua lại ba ngân hàng thương mại OceanBank, GPBank, VNCB với giá 0 đồng, và một loạt các vụ sáp nhập khác. Cách xử lý này đối với ba ngân hàng được xem như biện pháp phù hợp trong điều kiện hiện nay và là những bước đi đầu tiên rất quan trọng để tiến tới triển khai thủ tục phá sản tổ chức tín dụng theo tố tụng tư pháp quy định tại Luật Phá sản mà Quốc hội thông qua năm 2014 (Lê Thị Nga, 2015). Tuy nhiên, với chức năng trung gian tài chính, các ngân hàng thương mại là cầu nối cho dòng vốn luân chuyển giữa các chủ thể kinh tế, điều này tất yếu dẫn đến quan ngại nếu ngân hàng phá sản, hệ thống tài chính có thể bị ảnh hưởng dây chuyền theo hiệu ứng Domino khiến nền kinh tế bị rơi vào khủng hoảng. 1 Email của tác giả chính: thuyvan1507@gmail.com 243 Thực tiễn đã minh chứng, cuộc khủng hoảng tài chính thế giới khởi đầu ở Mỹ năm 2009 được bắt nguồn từ sự phá sản của các ngân hàng thương mại bởi hoạt động cho vay thế chấp “dưới chuẩn” của các ngân hàng, đã dẫn đến sự suy thoái kinh tế toàn cầu. Do đó, việc lưu tâm một cách đúng mực đối với vấn đề quản lý và nghiên cứu về rủi ro phá sản tại các ngân hàng thương mại Việt Nam để đưa ra các biện pháp nâng cao sức khỏe ngân hàng, giảm thiểu tối đa khả năng ngân hàng đối mặt với phá sản là vô cùng quan trọng. Trước sự cấp thiết trong nghiên cứu về rủi ro phá sản ngân hàng thương mại tại thị trường Việt Nam, các đề tài nghiên cứu tính đến thời điểm hiện nay vẫn còn tồn tại những khoảng trống nghiên cứu. Thứ nhất, chưa có nhiều công trình nghiên cứu về rủi ro phá sản ngân hàng. Hầu hết các nghiên cứu trước đây mới chỉ tập trung vào các doanh nghiệp ngoài ngành tài chính - ngân hàng. Hơn nữa, rất ít các nghiên cứu về nhân tố tác động đến rủi ro phá sản ngân hàng tại Việt Nam được khai thác phân tích; trong khi đó trên thế giới, việc nghiên cứu về các nhân tố này đã được thực hiện khá đa dạng. Thứ hai, các nghiên cứu tại Việt Nam về rủi ro phá sản chủ yếu xoay quanh việc xác định ngưỡng phá sản bằng mô hình điểm số Z của Altman đối với các doanh nghiệp ngoài ngành tài chính - ngân hàng, số ít mới xếp ngân hàng vào nhóm Z và chưa chỉ ra được đặc trưng về rủi ro phá sản của ngân hàng. Hơn nữa, các nghiên cứu cũng chưa tập trung phân tích các nhân tố tác động đến rủi ro này. Trong khi đó, việc phân tích nhân tố là cơ sở quan trọng trong việc quản lý rủi ro hệ thống trên thị trường chứng khoán, có thể đóng vai trò như một chỉ báo về sức khỏe ngân hàng giúp các ngân hàng điều chỉnh hoạt động của mình sao cho phù hợp với chiến lược quản trị rủi ro trong từng thời kì. Xuất phát từ những khoảng trống nêu trên, việc nghiên cứu về các nhân tố tác động đến rủi ro phá sản của ngân hàng thương mại là rất cần thiết. 2. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.1. Phương pháp thu thập số liệu Để phân tích tác động của các nhân tố đến rủi ro phá sản của các ngân hàng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tác giả đã sử dụng dữ liệu thứ cấp được thu thập từ báo cáo tài chính của 6 ngân hàng niêm yết bao 244 gồm Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Vietinbank (CTG), Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam Eximbank (EIB), Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Sacombank (STB), Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB), Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Vietcombank (VCB) trong 20 quý của giai đoạn nghiên cứu 5 năm từ đầu quý I năm 2011 đến hết quý IV năm 2015 và tiến hành xử lý số liệu. 2.2. Phương pháp xử lý số liệu Trước hết, từ bộ dữ liệu thu thập được, tác giả thực hiện tính toán các chỉ tiêu cần thiết cho bài nghiên cứu bằng phần mềm Microsoft Excel 2013. Sau đó đưa các số liệu này vào trong phần mềm thống kê Stata 13 theo mô hình Panel Data. Tác giả tiếp tục xử lý số liệu thu thập được thông qua việc phân tích tương quan giữa các biến độc lập và thống kê mô tả các biến có trong mô hình như việc quan sát phân tích các thống kê đặc trưng mô tả từng biến như: trung bình, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, độ lệch chuẩn. Tiếp đến, sử dụng phương pháp ước lượng trong xây dựng mô hình hồi quy với số liệu mảng, do đó có sự lựa chọn giữa 3 mô hình: mô hình tác động ngẫu nhiên (Random Effect Model), mô hình tác động cố định (Fixed Effect Model) hoặc OLS gộp (Pooled OLS) để hồi quy bằng phần mềm thống kê Stata. 2.3. Mô hình nghiên cứu Rủi ro phá sản của các ngân hàng thương mại niêm yết trong nghiên cứu được xác định dựa trên điểm số Z-score (Boyd & ctg, 20 ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Rủi ro phá sản Ngân hàng thương mại niêm yết Thị trường chứng khoán Tỷ lệ thu nhập lãi thuần Chiến lược quản trị rủi roGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Thị trường chứng khoán: Phần 1 - PGS.TS. Bùi Kim Yến, TS. Thân Thị Thu Thủy
281 trang 961 34 0 -
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định đầu tư chứng khoán của sinh viên tại Tp. Hồ Chí Minh
7 trang 568 12 0 -
2 trang 510 13 0
-
Các yếu tố tác động tới quyết định đầu tư chứng khoán của giới trẻ Việt Nam
7 trang 285 0 0 -
293 trang 284 0 0
-
MARKETING VÀ QUÁ TRÌNH KIỂM TRA THỰC HIỆN MARKETING
6 trang 279 0 0 -
Làm giá chứng khoán qua những con sóng nhân tạo
3 trang 267 0 0 -
Giáo trình Kinh tế năng lượng: Phần 2
85 trang 230 0 0 -
9 trang 221 0 0
-
Thông tư số 87/2013/TT-BTC 2013
19 trang 220 0 0