Danh mục

Tác động của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến thanh khoản cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 447.13 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trên cơ sở phân tích những nhân tố kinh tế vĩ mô tác động đến tính thanh khoản của chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ đó đưa ra các gợi ý, kiến nghị nhằm góp phần làm tăng tính thanh khoản đối với thị trường chứng khoán Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác động của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến thanh khoản cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ KINH TẾ VĨ MÔ ĐẾN THANH KHOẢN CỔ PHIẾU TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM MACROECONOMIC EFFECTS ON STOCK MARKET LIQUIDITY IN VIETNAM Trương Thị Thu Thủy, Nguyễn Tất Tuấn, Hồ Nguyễn Lan Nhi, Bạch Diễm Sương GVHD: ThS. Đặng Thị Quỳnh Anh Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh anhdtq@buh.edu.vn TÓM TẮT Thanh khoản cổ phiếu là một yếu tố quan trọng tạo nên sự hấp dẫn cho thị trường chứng khoán. Việc điều tiết một mức thanh khoản hợp lý là nhiệm vụ hết sức quan trọng và cần thiết cho sự vận hành của nền thị trường chứng khoán. Trên cơ sở phân tích những nhân tố kinh tế vĩ mô tác động đến tính thanh khoản của chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ đó đưa ra các gợi ý, kiến nghị nhằm góp phần làm tăng tính thanh khoản đối với thị trường chứng khoán Việt Nam. Từ khóa: thanh khoản cổ phiếu, nhân tố kinh tế vĩ mô, thị trường chứng khoán. ABSTRACT Stock liquidity is one of the essential factors making stock market attraction. The most important and necessary mission is the regulator of the logically liquidity for the smooth market operation. Based on the analysis of macroeconomic factors impact to stock liquidity on Vietnamese stock, therefore, suggestions and proposals contribute the increase of the stock liquidity on Vietnamese stock market. Key words: stock liquidity, macroeconomics, stock market 1. Giới thiệu Chứng khoán là lĩnh vực không còn mới mẻ và đã có nhiều công trình nghiên cứu về lĩnh vực chứng khoán trên thế giới. Tuy nhiên những công trình nghiên cứu này lại không thể áp dụng hoàn toàn vào thị trường chứng khoán mới nổi như ở Việt Nam. Có rất nhiều vấn đề xoay quanh chứng khoán và tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự vận hành của thị trường chứng khoán. Tiêu biểu trong đó là tính thanh khoản của chứng khoán. Khi nắm rõ được tình hình thanh khoản cũng như mối quan hệ giữa các nhân tố vĩ mô và thanh khoản cổ phiếu sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách có được sự lựa chọn tối ưu nhất khi muốn tác động vào nên kinh tế theo đúng mục đích còn đối với các nhà đầu tư thì giúp họ có thể định hướng chính xác hơn trong việc đầu tư nguồn vốn của mình, hạn chế được những rủi ro đáng tiếc. Vì vậy, đề tài “Tác động của những nhân tố kinh tế vĩ mô đến thanh khoản cổ phiếu trên chứng khoán Việt Nam” được thực hiện nhằm: Xem xét sự tồn tại mỗi quan hệ ngắn hạn và dài hạn giữa các nhân tố kinh tế vĩ mô và tính thanh khoản cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Phân tích tác động của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến thanh khoản cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Đưa ra các gợi ý, kiến nghị nhằm góp phần làm tăng tính thanh khoản cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam. 2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2.1. Cơ sở lý thuyết 2.1.1. Thanh khoản cổ phiếu Tính thanh khoản (hay còn gọi là tính lỏng): của thị trường là tính dễ dàng dàng mua hoặc bán hàng hóa ngay lập tức mà không bị ảnh hưởng của yếu tố giá cả và không phát sinh chi phí giao dịch. 94 Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH toàn quốc lần thứ IV các Trường Đại học khối ngành Kinh tế & QTKD Tính chất cơ bản của một thị trường có tính thanh khoản cao là ở đó luôn sẵn có nhiều người mua và bán trong cùng một thời gian. Theo Von Wyss (2004) bốn khía cạnh của thanh khoản gồm: thời gian giao dịch (Trading time), độ chặt (Tightness), độ sâu (Depth) và độ đàn hồi (Resilency). Thanh khoản của cổ phiếu: là mức độ mà ở đó cổ phiếu có thể được mua hoặc bán mà không chịu ảnh hưởng của giá cổ phiếu. Tính thanh khoản được đặc trưng bởi hoạt động giao dịch ở mức độ cao. Cổ phiếu được mua hoặc bán dễ dàng được gọi là cổ phiếu có tính thanh khoản cao. Phương pháp đo lường thanh khoản cổ phiếu: nhiều tác giả đã phát triển các thước đo tính thanh khoản khác nhau và mỗi thước đo tập trung khai thác một khía cạnh trong định nghĩa về thanh khoản. Các nghiên cứu thực nghiệm sử dụng một số thước đo phổ biến sau : thước đo chênh lệch giá tương đối (Quos), thước đo tỷ lệ luân chuyển cổ phiếu (Turnover), thước đo tần suất giao dịch có tỷ suất sinh lời bằng 0 (Zeros), thước đo kém thanh khoản của Amihud... Ý nghĩa của tính thanh khoản cổ phiếu trong thị trường chứng khoán: Tính thanh khoản càng có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của TTCK trong bối cảnh cạnh tranh thu hút vốn đầu tư trên thế giới. Thanh khoản chính là mục tiêu quan trọng nhất đối với TTCK, vì thanh khoản tốt đồng nghĩa với khả năng thu hút được nhà đầu tư quan tâm bỏ tiền vào các cơ hội đầu tư để kiếm lời trên thị trường. Nhờ đó, doanh nghiệp mới có khả năng huy động vốn khi cần thiết. Đồng thời, thanh khoản tốt cũng là cơ sở để nhà đầu tư lựa chọn đầu tư chứng khoán như phương tiện tích lũy tài sản dài hạn. 2.1.2. Tác động của các nhân tố vĩ mô đến thanh khoản cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam Chỉ số sản xuất công nghiệp (sử dụng thay thế cho nhân tố tổng sản phẩm quốc nội) biểu thị cho tăng trưởng của nền kinh tế. Khi sản lượng công nghiệp tăng, nền kinh tế tăng trưởng, triển vọng đầu tư khả quan, các doanh nghiệp có nhiều khả năng kinh doanh sinh lời do đó thu hút dòng vốn vào TTCK từ đó nâng cao tính thanh khoản của thị trường. Chỉ số giá tiêu dùng (thể hiện yếu tố lạm phát): lạm phát tăng cao ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến TTCK theo chiều hướng tiêu cực thông qua tâm lý nhà đầu tư và tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Cung tiền M2 (lượng hóa chính sách của chính phủ trong tài chính – tiền tệ): Nghiên cứu của Friedman và Schwartz (1963) đã đưa ra lời giải thích đầu tiên về mối quan hệ giữa ...

Tài liệu được xem nhiều: