Danh mục

Tác động của các yếu tố biến đổi khí hậu đến giá trị nông nghiệp tại Việt Nam

Số trang: 19      Loại file: pdf      Dung lượng: 561.19 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu này đánh giá mức độ ảnh hưởng trong ngắn và dài hạn của biến đổi khí hậu và các nhân tố khác đối với tổng giá trị nông nghiệp (GDP nông nghiệp) của Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác động của các yếu tố biến đổi khí hậu đến giá trị nông nghiệp tại Việt Nam TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN GIÁ TRỊ NÔNG NGHIỆP TẠI VIỆT NAM Đào Lê Trang Anh1, Nguyễn Thị Tú Anh2 Tóm tắt: Nghiên cứu này đánh giá mức độ ảnh hưởng trong ngắn và dài hạn của biến đổi khí hậu và các nhân tố khác đối với tổng giá trị nông nghiệp (GDP nông nghiệp) của Việt Nam. Thông qua việc sử dụng dữ liệu thứ cấp hàng năm trong giai đoạn từ năm 1990 đến 2019 và áp dụng mô hình tự hồi quy phân phối trễ (ARDL), nghiên cứu chỉ ra rằng lượng khí CO2 có mối quan hệ thuận chiều với GDP nông nghiệp trong ngắn và dài hạn. Ngược lại, nhiệt độ có tác động tiêu cực đối với GDP nông nghiệp trong cả ngắn hạn và dài hạn. Tác động của lượng mưa đối với GDP nông nghiệp lại không đáng kể. Các nhân tố nông nghiệp cũng có tác động khác nhau đến GDP nông nghiệp của Việt Nam. Dựa trên kết quả mô hình ARDL, nghiên cứu đề xuất một số kiến nghị nhằm hỗ trợ chính phủ hạn chế tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đối với nền kinh tế quốc dân, từ đó thúc đẩy giảm nghèo và phát triển bền vững ở Việt Nam. Từ khoá: Biến đổi khí hậu; kinh tế vĩ mô; nông nghiệp; Việt Nam. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Biến đổi khí hậu đã và đang trở thành một thách thức lớn trên toàn cầu. Nông nghiệp là một trong số các ngành kinh tế đã bị ảnh hưởng tiêu cực bởi biến đổi khí hậu (Ahsan và cộng sự 2020). Những thay đổi về nhiệt độ, lượng mưa thất thường, mức độ lũ lụt và hạn hán gia tăng có tác động đến nông nghiệp nhiều hơn so với các lĩnh vực khác (Ahsan và cộng sự 2020, Ul-Haq và cộng sự 2022). Biến đổi khí hậu có thể dẫn đến tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng (Abbas và cộng sự; 2022; Chandio và cộng sự, 2020a). Người dân ở các nước đang phát triển được cho là dễ bị tổn thương hơn trước thiên tai và biến đổi RMIT University Vietnam. Tác giả liên hệ. Email: daoletranganh@gmail.com 1 Học viện Ngân hàng 2 782 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ DÀNH CHO CÁC NHÀ KHOA HỌC TRẺ KHỐI TRƯỜNG KINH TẾ VÀ KINH DOANH... khí hậu vì phụ thuộc vào nông nghiệp, khan hiếm tài nguyên, cơ sở hạ tầng yếu kém và thể chế không ổn định (Trinh và cộng sự, 2021). Theo World Bank (2009), đến cuối thế kỷ này, Việt Nam sẽ là một trong năm quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của thiên tai và biến đổi khí hậu do có bờ biển dài, tập trung đông dân cư hoạt động kinh tế ở các vùng ven biển, và phụ thuộc nhiều về nông nghiệp, tài nguyên thiên nhiên và lâm nghiệp. Khi người dân cũng như nền kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch COVID-19 (Anh và Gan, 2020; Gan và cộng sự, 2021; Anh và cộng sự, 2022a), nông nghiệp được coi là điểm sáng và là một trong những bệ đỡ của nền kinh tế (Tổng cục Thống kê, 2022). Tuy nhiên, nền nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước nguy cơ bị ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu (Dasgupta và cộng sự, 2009). Tuy đã có rất nhiều nghiên cứu thống kê và nghiên cứu thực nghiệm ở cấp độ vi mô (hộ nông dân) về mối quan hệ giữa biến đổi khí hậu và sản lượng nông nghiệp tại Việt Nam, đây là nghiên cứu thực nghiệm đầu tiên phân tích toàn diện ảnh hưởng ngắn hạn và dài hạn của biến đổi khí hậu đối với nông nghiệp Việt Nam ở góc độ kinh tế vĩ mô. Việc nhận biết mức độ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với kinh tế nông nghiệp (thể hiện qua GDP nông nghiệp) sẽ góp phần giúp Chính phủ có những quyết định và chính sách phù hợp nhằm hạn chế những ảnh hưởng bất lợi của biến đổi khí hậu đối với nền kinh tế quốc gia, góp phần xóa đói giảm nghèo và phát triển bền vững tại Việt Nam. Mặc dù biến đổi khí hậu đã được chứng minh là có tác động tiêu cực tới sản xuất và kinh tế nông nghiệp của các quốc gia trên thế giới, các nghiên cứu định lượng về mối quan hệ ngắn hạn và dài hạn giữa biến đổi khí hậu và nông nghiệp Việt Nam ở cấp độ kinh tế vĩ mô lại rất hạn chế và chưa hoàn thiện. Đặc biệt, chưa có nghiên cứu nào phân tích ảnh hưởng của nhiệt độ trung bình và lượng khí CO2 tới kinh tế nông nghiệp của Việt Nam. Đứng trước sự cấp thiết cần có một đánh giá chuyên sâu về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với nông nghiệp Việt Nam ở góc độ kinh tế vĩ mô, nghiên cứu này đánh giá mức độ ảnh hưởng trong ngắn và dài hạn của biến đổi khí hậu (bao gồm những thay đổi của nhiệt độ trung bình, lượng mưa, lượng khí CO2) đối với tổng giá trị nông nghiệp (GDP Phần 4. NGHIÊN CỨU KHU VỰC, QUY HOẠCH VÀ MÔI TRƯỜNG 783 nông nghiệp) của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1990 đến 2019. Nghiên cứu cũng xem xét tác động của các nhân tố khác như diện tích đất nông nghiệp, lượng phân bón tiêu thụ và lao động nông nghiệp đến GDP nông nghiệp tại Việt Nam. 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nghiên cứu trên thế giới về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới kinh tế nông nghiệp Các nhà khoa học trên thế giới đã có các nghiên cứu khác nhau về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với kinh tế nông nghiệp ở các quốc gia mới nổi và đang phát triển. Trong nghiên cứu của Acharya và Bhatta (2013), các tác giả đã tiến hành lập mô hình định lượng về biến đổi khí hậu và tác động của nó đối với việc gia tăng giá trị nông nghiệp ở Nepal. Acharya và Bhatta (2013) xem xét chuỗi tổng sản phẩm nông nghiệp hàng năm (AGDP), lượng mưa, nhiệt độ, hạt giống và phân bón trong khoảng thời gian 36 năm từ 1975 đến 2010. Các kết quả cho thấy tác động tích cực đáng kể của lượng mưa đối với AGDP. Tuy nhiên, tác động của cải tiến về hạt giống và phân bón hóa học đối với AGDP được phát hiện là không đáng kể. Tác động của nhiệt độ tăng lên AGDP được xem xét một cách thận trọng vì mối quan hệ là tiêu cực nhưng không đáng kể về mặt thống kê. Sự không đáng kể này có thể là do bản chất của sự thay đổi nhiệt độ rất ít trong giai đoạn nghiên cứu so với sự thay đổi trong AGDP. Kết quả thực nghiệm của Chisasa và Makina (2015) xác nhận rằng lượng mưa ảnh hưởng tiêu cực và đáng kể đến hiệu quả ...

Tài liệu được xem nhiều: