Danh mục

Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến công tác quản lý nguồn nhân lực trong doanh nghiệp

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 481.94 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết phân tích những tác động của cuộc cách mạng 4.0 công tác quản lý nguồn nhân lực của doanh nghiệp. Từ đó, đưa ra một số giải pháp và khuyến nghị để giúp doanh nghiệp hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến công tác quản lý nguồn nhân lực trong doanh nghiệp TÁC ĐỘNG CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP ThS. Châu Hoài Bão, ThS.NCS. Hồ Trần Quốc Hải Đại học Lao động – Xã hội (CS2) Tóm tắt Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới và sẽ tác động đến việc làm và toàn bộ đời sống của người lao động tại nhiều quốc gia, trên 3 phương diện công nghệ cơ bản: trí tuệ nhân tạo (AI), internet kết nối vạn vật (internet of Things - IoT) và Dữ liệu lớn (Big Data). Nhìn một cách tổng quát, cuộc CMCN 4.0 sẽ làm tăng thu nhập và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân toàn cầu. Thế nhưng, mặt trái của CMCN 4.0 là có thể mang lại sự bất bình đẳng, đặc biệt là có thể phá vỡ thị trường lao động. Khi tự động hóa thay thế lao động chân tay trong nền kinh tế, khi robot thay thế con người trong nhiều lĩnh vực, hàng triệu lao động trên thế giới có thể rơi vào cảnh thất nghiệp. Trên cơ sở đó, bài viết phân tích những tác động của cuộc cách mạng 4.0 công tác quản lý nguồn nhân lực của doanh nghiệp. Từ đó, đưa ra một số giải pháp và khuyến nghị để giúp doanh nghiệp hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực. 1. Đặt vấn đề Sự bùng nổ của Công nghiệp 4.0 trên phạm vi toàn cầu đang thổi một làn gió mới, làm thay đổi bộ mặt của các ngành then chốt, bằng việc ứng dụng các hệ thống tự động hóa, trao đổi dữ liệu và thuật toán đám mây vào quy trình làm việc. Không nằm ngoài vòng xoáy này, ngành nhân sự với thuật ngữ “HR 4.0” được nhắc đến rộng rãi trên các phương tiện truyền thông và mạng xã hội hứa hẹn sẽ “thay da đổi thịt” quy trình tuyển dụng, cách thức đào tạo, đánh giá kết quả thực hiện công việc của nhân viên cũng như cách thức sử dụng mạng xã hội trong quá trình thu hút, đào tạo và phát triển nhân tài. Vì vậy, việc nhìn nhận những tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến công tác quản lý nguồn nhân lực giúp các nhà nghiên cứu, hoạch định chính sách, doanh nghiệp đưa ra các giải pháp hiệu quả giúp doanh nghiệp tận dụng có hiệu quả cơ hội của cuộc cách mạng này mang lại. 2. Khái quát về cách mạng công nghiệp 4.0. 162 Từ “cách mạng” có nghĩa là một sự thay đổi đột ngột và căn bản. Các cuộc cách mạng trong lịch sử diễn ra khi những công nghệ và cách thức mới trong việc nhận thức thế giới gây ra sự thay đổi sâu sắc trong hệ thống kinh tế và cấu trúc xã hội. Lấy lịch sử làm khung tham chiếu, những thay đổi đột ngột này có thể mất nhiều năm để nhìn thấy.1 Cách mạng công nghiệp là cuộc cách mạng trong lĩnh vực sản xuất; là sự thay đổi cơ bản các điều kiện kinh tế xã hội, văn hóa và kỹ thuật. Cách mạng công nghiệp khiến lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ, tạo ra lực lượng vật chất khổng lồ cho xã hội. Có nhiều cách phân loại khác nhau, nhưng nhìn chung hầu hết các nhà nghiên cứu trên thế giới đều cho rằng, cho đến nay lịch sử loài người đã và đang trải qua bốn cuộc cách mạng công nghiệp. Nếu như cuộc CMCN 1.0 (1784) là việc chấm dứt sự phụ thuộc của con người vào sức kéo động vật và sức người, chuyển sang sử dụng năng lượng hóa thạch, sức nước và hơi nước thì cuộc CMCN 2.0 bắt đầu vào khoảng thập kỉ 1850, khi các tiến bộ kinh tế và kỹ thuật có được nhờ phát triển tàu hơi nước, đường sắt. Đến cuối thế kỷ 19, động lực của Cách mạng công nghiệp là động cơ đốt trong và máy móc sử dụng điện. Năm 1914 (năm bắt đầu Thế chiến thứ nhất), giai đoạn thứ hai này kết thúc. Cách mạng Công nghiệp lần thứ ba bắt đầu khoảng 1969, khi có các tiến bộ về hạ tầng điện tử, máy tính và công nghệ kĩ thuật số trên nền tảng là sự phát triển của chất bán dẫn, siêu máy tính (thập niên 1960), máy tính cá nhân (thập niên 1970 và 1980) và Internet (thập niên 1990). Cho đến cuối thế kỷ 20, quá trình này cơ bản hoàn thành nhờ những thành tựu khoa học công nghệ cao. Năm 1997, khi cuộc khủng hoảng tài chính châu Á nổ ra là bước đánh dấu giai đoạn thứ ba kết thúc. Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư ra đời trên cơ sở nền tảng của cuộc CMCN 3.0, trọng tâm là các phát minh, phát kiến và sự kết hợp của ba đại xu hướng: vật lý, số hóa và sinh học hay nói cách khác đó là sự kết hợp của ba thế giới: thế giới vật chất, thế giới số, và thế giới sinh vật2. Khái niệm CMCN 4.0 lần đầu tiên được đề cập trong bản “Kế hoạch hành động chiến lược công nghệ cao” được Chính phủ Đức thông qua vào năm 2012. Từ đó đến nay, thuật ngữ “Công nghiệp 4.0” được sử dụng rộng rãi trên thế giới để mô tả cuộc CMCN 4.0. 1 Klaus Schwab (2016). The fourth industrial revolution. Dịch giả: Đồng Bích Ngọc và Trần Thị Mỹ Anh 2 Trần Hồng Quang, Nguyễn Hồng Hà (2016), Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và dự báo tác động đến nền kinh tế Việt Nam, Tạp chí kinh tế và dự báo, Số 10-2016, tr 14 163 Hình 1: Lịch sử 4 cuộc cách mạng công nghiệp Nguồn: The Fourth Industrial Revolution, 2016 Có thể nói, cuộc CMCN 4.0 sẽ rất khác so với ba cuộc cách mạng đã làm thay đổi năng lực sản xuất của con người trước đó và được dự báo sẽ làm đảo lộn toàn bộ cuộc sống của chúng ta. Bản chất của CMCN lần thứ 4 là dựa trên nền tảng công nghệ số và tích hợp tất cả các công nghệ thông minh để tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất; nhấn mạnh những công nghệ đang và sẽ có tác động lớn nhất là công nghệ in 3D, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa, người máy,... Hiện tại cả thế giới đang ở trong giai đoạn đầu của cuộc cách mạng này và là chiến lược bản lề cho các nước đang phát triển tiến đến để theo kịp với xu hướng thế giới và mở ra bước ngoặt mới cho sự phát triển của con người. Cuộc CMCN 4.0 sẽ phát triển mạnh mẽ do nhu cầu tìm kiếm phương thức sản xuất mới hiệu quả, bền ...

Tài liệu được xem nhiều: