Danh mục

Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến phát triển nguồn nhân lực Việt Nam

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 467.41 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong bài viết này sẽ đề cập tới những tác động mà nó mang lại đối với sự phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trên cơ sở đánh giá thực trạng đồng thời đưa ra những kiến nghị nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của Việt Nam để đáp ứng nhu cầu của xã hội trong kỷ nguyên của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến phát triển nguồn nhân lực Việt Nam HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 TÁC ĐỘNG CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 ĐẾN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC VIỆT NAM Kim Thị Hạnh, Trường Đại học Tài chính – Quản trị kinh doanh Tóm tắt: Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tạo ra những cơ hội cho nguồn nhân lực Việt Nam phát triển trong xu thế hội nhập mới nhưng bên cạnh đó c ng đặt ra những thách thức lớn đối với nguồn nhân lực đã và sẽ tham gia vào chuỗi sản xuất toàn cầu về những thay đổi liên quan đến công nghệ, vốn, tăng năng suất lao động, việc làm... Cuộc cách mạng này c ng sẽ tác động lên mọi khía cạnh của nền kinh tế Việt Nam nói chung và nguồn nhân lực nói riêng. Trong bài viết này sẽ đề cập tới những tác động mà nó mang lại đối với sự phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trên cơ sở đánh giá thực trạng đồng thời đưa ra những kiến nghị nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của Việt Nam để đáp ứng nhu cầu của xã hội trong kỷ nguyên của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Từ khóa: Cách mạng công nghiệp 4.0; Nhân lực; Nguồn nhân lực chất lượng cao IMPACT OF INDUSTRIAL REVELUTION 4.0 ON DEVELOPMENT OF VIETNAM HUMAN RESOURCE Abstract: The Industrial Revolution 4.0 created opportunities for Vietnamese human resources to develop in the new integration trend, it also posed great challenges to human resources that have been and will be involved in the global production chain. About technology-related changes, capital, labor productivity, employment ... This revolution will also affect every aspect of Vietnam's economy in general and human resources in particular. In this article, we will mention the impacts that it will bring to the development of Vietnam's human resources on the basis of assessing the current situation and making recommendations aimed at developing the high quality human resources of Vietnam to meet the needs of society in the era of industrial revolution 4.0. Key words: Industrial revolution 4.0; Human; High quality human resources. 1. Đặt vấn đề Đối với bất kỳ một nền kinh tế nào, muốn phát triển nhanh và bền vững cần phải dựa trên ba trục cơ bản đó là: áp dụng khoa học công nghệ, phát triển cơ sở hạ tầng và phát triển 567 INTERNATIONAL CONFERENCE: DEVELOPMENT OF SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE CONTEXT OF INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0 nguồn nhân lực, trong đó, nguồn lực con người giữ vai trò quan trọng. Trình độ phát triển nguồn nhân lực là một thước đo chủ yếu sự phát triển của mỗi quốc gia. Trong xu thế hiện nay, sự xuất hiện cuộc cách mạng 4.0 đã và đang làm thay đổi nhanh chóng cơ cấu lao động và thị trường lao động. Các hệ thống tự động hóa sẽ thay thế dần lao động thủ công trong toàn bộ nền kinh tế, máy móc và trí tuệ nhân tạo thay thế sức người, nhu cầu sử dụng nhân lực trình độ cao tăng lên trong khi nhu cầu sử dụng lao động kỹ năng thấp ngày càng giảm. Điều này sẽ tạo áp lực lớn đối với thị trường lao động, các quốc gia đang phát triển sẽ đối mặt với tình trạng dư thừa lao động và gia tăng thất nghiệp. Theo dự báo, ―trong một số lĩnh vực, với sự xuất hiện của rô-bôt, số lượng nhân viên sẽ giảm đi còn 1/10 so với hiện nay, theo đó, 9/10 nhân lực còn lại sẽ phải chuyển nghề hoặc thất nghiệp. Cuối năm 2015, Ngân hàng Anh quốc đưa ra dự báo: sẽ có khoảng 95 triệu lao động truyền thống bị mất việc trong vòng 10 - 20 năm tới. Hàng loạt nghề nghiệp cũ sẽ mất đi, thị trường lao động tại quốc gia này cũng như quốc tế sẽ phân hóa mạnh mẽ giữa nhóm lao động có kỹ năng thấp và nhóm lao động có kỹ năng cao‖[10]. Đặc biệt, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 không chỉ đe dọa đến việc làm của những lao động trình độ thấp mà ngay cả lao động có kỹ năng bậc trung cũng sẽ bị ảnh hưởng, nếu như họ không được trang bị những kỹ năng mới - kỹ năng sáng tạo cho nền kinh tế 4.0. 2. Thực trạng nguồn nhân lực Việt Nam Theo Báo cáo Điều tra Lao động việc làm quý 2/2018 của Tổng cục Thống kê, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của Việt Nam có hơn 54 triệu người, chiếm khoảng 57% tổng dân số [1]. Như vậy, Việt Nam có nguồn nhân lực tương đối dồi dào, và đang trong thời kỳ dân số vàng. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi của Việt Nam trong thời kỳ CMCN 4.0. Với số lượng nhân lực đông, dồi dào thì chất lượng nguồn nhân lực qua đào tạo của Việt Nam cũng có thể được xem là thế mạnh trong quá trình CMCN 4.0. Việt Nam có gần 12 triệu nhân lực đã qua đào tạo, có trình độ từ đào tạo nghề trở lên, trong đó nhân lực có trình độ từ đại học trở lên có khoảng hơn 5 triệu người, chiếm 44% trong tổng số nhân lực đã qua đào tạo, Tuy nhiên, bên cạnh lực lượng lao động đã qua đào tạo, nguồn nhân lực chưa qua đào tạo chiếm một tỷ lệ khá cao (78,25%) (Xem bảng 1). Bảng 1: Lực lƣợng lao động Việt Nam phân theo trình độ chuyên môn kỹ thuật Đơn vị: Nghìn người Trình độ chuyên môn Số ngƣời Tỷ lệ (%) kỹ thuật 1. Không có trình độ chuyên môn kỹ thuật 42.273,9 78,25 2. Dạy nghề từ 3 tháng trở lên 2.908,5 5,38 3. Trung cấp chuyên nghiệp 2.110,1 3,91 4. Cao đẳng chuyên nghiệp 1,576,7. 2,92 5. Đại học trở lên 5.153,6 9.54 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: