Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến vị trí, vai trò của phụ nữ
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 283.72 KB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết phân tích tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến vị trí, vai trò của người phụ nữ trong xã hội hiện nay. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã làm thay đổi mọi mặt, từ kinh tế đến đời sống văn hóa xã hội của con người; tạo ra nhiều cơ hội cũng như thách thức cho nhân loại, trong đó có phụ nữ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến vị trí, vai trò của phụ nữ TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 29/2019 79 TÁC ĐỘNG CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 ĐẾN VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ Nguyễn Thị Hương Học viện Khoa học Xã hội - Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam Tóm tắt: Bài viết phân tích tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến vị trí, vai trò của người phụ nữ trong xã hội hiện nay. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã làm thay đổi mọi mặt, từ kinh tế đến đời sống văn hóa xã hội của con người; tạo ra nhiều cơ hội cũng như thách thức cho nhân loại, trong đó có phụ nữ. Bài viết đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm khắc phục những tác động tiêu cực của cách mạng công nghiệp 4.0 để phụ nữ khẳng định được vai trò của mình, góp phần xây dựng một xã hội bình đẳng, văn minh, phát triển toàn diện. Từ khóa: Cách mạng công nghiệp 4.0, vai trò của phụ nữ. Nhận bài ngày 31.1.2019; gửi phản biện, chỉnh sửa, duyệt đăng ngày 20.2.2019 Liên hệ tác giả: Nguyễn Thị Hương; Email: nguyenthihuong873@gmail.com 1. MỞ ĐẦU Hơn 30 năm, thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, phụ nữ Việt Nam đã và đang phát huy được quyền, nghĩa vụ của mình trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Phụ nữ có đóng góp to lớn trong việc xây dựng và phát triển đất nước. Tuy nhiên, hiện nay, trước xu thế của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, vị trí, vai trò của người phụ nữ đang là một vấn đề rất đáng quan tâm đối với toàn xã hội. Bởi cuộc cách mạng 4.0 đem lại nhiều cơ hội đồng thời cũng là thách thức đối với vị thế của họ. 2. NỘI DUNG 2.1. Vài nét về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 Khái niệm “Cách mạng công nghiệp lần thứ 4” hay “Cách mạng công nghiệp 4.0” xuất hiện từ năm 2011 tại hội chợ công nghiệp lớn nhất thế giới diễn ra tại thành phố Hannover của Đức. Cụm từ “Cách mạng công nghiệp 4.0” tưởng chừng mới mẻ lạ lẫm, nhưng thực ra thường ngày chúng ta đã và đang sử dụng sản phẩm của cuộc cách mạng này. Chẳng hạn, chúng ta gọi taxi Uber hay Grap, thanh toán trên mạng, hoặc sống trong căn hộ thông minh, phẫu thuật bằng robot... Bản chất của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 chính là 80 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI đưa thế giới ảo và thế giới thực xích lại gần nhau, nó có tính kế thừa và dựa trên nền tảng của ba cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật trước đó. Trong đó, thiết bị máy tính ra đời cùng với việc kết nối internet đã làm biến đổi mọi mặt của đời sống xã hội. Hiện nay, chúng ta đang ở giai đoạn đầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; được xây dựng dựa trên nền tảng cuộc cách mạng số. Biểu tượng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là robot có trí tuệ toàn cầu, lấy kiến thức của robot để thay thế cho ứng xử, giao tiếp giữa con người với con người, thậm chí có khi con người còn không thực hiện được. Sự phổ biến của các công nghệ như vạn vật kết nối, trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây... đang xóa nhòa mọi ranh giới và giúp con người, sản phẩm, máy móc tự kết nối và giao tiếp với nhau. Cuộc cách mạng này diễn ra trên các lĩnh vực như công nghệ sinh học, kỹ thuật số và vật lý. So với các cuộc cách mạng trước, loài người đang bước vào một cuộc cách mạng công nghiệp có thể làm thay đổi cơ bản cách con người sống, làm việc và tương tác với nhau theo tốc độ và quy mô chưa từng thấy. Trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, tiến bộ công nghệ sẽ tạo ra sự kết nối giữa thế giới thực, thế giới ảo và thế giới sinh vật. Thế giới trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là thế giới số, thế giới của những ngôi nhà thông minh, thành phố thông minh và quốc gia thông minh. Với công nghệ vạn vật kết nối, những thiết bị, dụng cụ trong nhà sẽ được kết nối cảm biến và tương tác với nhau. Trên đường phố tràn ngập những chiếc xe tự hành. Công nghệ in 3D trở nên phổ biến từ những chi tiết máy móc nhỏ, thậm chí là cả một ngôi nhà. Đặc biệt hơn là trong cuộc cách mạng công nghiệp lần này, robot bằng trí tuệ nhân tạo dần thay thế con người trong sản xuất. 47% công việc ngày hôm nay sẽ có tỉ lệ 75% tự động trong vòng 20 năm nữa. Những chiếc xe tự lái sẽ ngày càng xuất hiện nhiều trên các đường phố. Trong năm 2017, phần mềm trí tuệ nhân tạo Anfgo đã đánh bại nhà vô địch cờ vây thế giới; công nghệ in 3D đã chạm tới lĩnh vực tưởng như khó nhất là y tế. Lần đầu tiên, một ca phẫu thuật đốt sống cổ được thực hiện thành công trong năm 2017 với chiếc đốt sống cổ được thực hiện bằng công nghệ in 3D. Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ làm thay đổi cơ bản lối sống, phong cách làm việc và cách thức giao tiếp của con người trong xã hội. Do đó, câu hỏi lớn đặt ra là con người sẽ và cần phải làm gì để thích nghi với những tiến bộ và thách thức của cuộc cách mạng công nghiệp này. Với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, khả năng robot sẽ thay thế dần con người là hiện thực. Cơ cấ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến vị trí, vai trò của phụ nữ TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 29/2019 79 TÁC ĐỘNG CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 ĐẾN VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ Nguyễn Thị Hương Học viện Khoa học Xã hội - Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam Tóm tắt: Bài viết phân tích tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến vị trí, vai trò của người phụ nữ trong xã hội hiện nay. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã làm thay đổi mọi mặt, từ kinh tế đến đời sống văn hóa xã hội của con người; tạo ra nhiều cơ hội cũng như thách thức cho nhân loại, trong đó có phụ nữ. Bài viết đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm khắc phục những tác động tiêu cực của cách mạng công nghiệp 4.0 để phụ nữ khẳng định được vai trò của mình, góp phần xây dựng một xã hội bình đẳng, văn minh, phát triển toàn diện. Từ khóa: Cách mạng công nghiệp 4.0, vai trò của phụ nữ. Nhận bài ngày 31.1.2019; gửi phản biện, chỉnh sửa, duyệt đăng ngày 20.2.2019 Liên hệ tác giả: Nguyễn Thị Hương; Email: nguyenthihuong873@gmail.com 1. MỞ ĐẦU Hơn 30 năm, thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, phụ nữ Việt Nam đã và đang phát huy được quyền, nghĩa vụ của mình trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Phụ nữ có đóng góp to lớn trong việc xây dựng và phát triển đất nước. Tuy nhiên, hiện nay, trước xu thế của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, vị trí, vai trò của người phụ nữ đang là một vấn đề rất đáng quan tâm đối với toàn xã hội. Bởi cuộc cách mạng 4.0 đem lại nhiều cơ hội đồng thời cũng là thách thức đối với vị thế của họ. 2. NỘI DUNG 2.1. Vài nét về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 Khái niệm “Cách mạng công nghiệp lần thứ 4” hay “Cách mạng công nghiệp 4.0” xuất hiện từ năm 2011 tại hội chợ công nghiệp lớn nhất thế giới diễn ra tại thành phố Hannover của Đức. Cụm từ “Cách mạng công nghiệp 4.0” tưởng chừng mới mẻ lạ lẫm, nhưng thực ra thường ngày chúng ta đã và đang sử dụng sản phẩm của cuộc cách mạng này. Chẳng hạn, chúng ta gọi taxi Uber hay Grap, thanh toán trên mạng, hoặc sống trong căn hộ thông minh, phẫu thuật bằng robot... Bản chất của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 chính là 80 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI đưa thế giới ảo và thế giới thực xích lại gần nhau, nó có tính kế thừa và dựa trên nền tảng của ba cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật trước đó. Trong đó, thiết bị máy tính ra đời cùng với việc kết nối internet đã làm biến đổi mọi mặt của đời sống xã hội. Hiện nay, chúng ta đang ở giai đoạn đầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; được xây dựng dựa trên nền tảng cuộc cách mạng số. Biểu tượng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là robot có trí tuệ toàn cầu, lấy kiến thức của robot để thay thế cho ứng xử, giao tiếp giữa con người với con người, thậm chí có khi con người còn không thực hiện được. Sự phổ biến của các công nghệ như vạn vật kết nối, trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây... đang xóa nhòa mọi ranh giới và giúp con người, sản phẩm, máy móc tự kết nối và giao tiếp với nhau. Cuộc cách mạng này diễn ra trên các lĩnh vực như công nghệ sinh học, kỹ thuật số và vật lý. So với các cuộc cách mạng trước, loài người đang bước vào một cuộc cách mạng công nghiệp có thể làm thay đổi cơ bản cách con người sống, làm việc và tương tác với nhau theo tốc độ và quy mô chưa từng thấy. Trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, tiến bộ công nghệ sẽ tạo ra sự kết nối giữa thế giới thực, thế giới ảo và thế giới sinh vật. Thế giới trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là thế giới số, thế giới của những ngôi nhà thông minh, thành phố thông minh và quốc gia thông minh. Với công nghệ vạn vật kết nối, những thiết bị, dụng cụ trong nhà sẽ được kết nối cảm biến và tương tác với nhau. Trên đường phố tràn ngập những chiếc xe tự hành. Công nghệ in 3D trở nên phổ biến từ những chi tiết máy móc nhỏ, thậm chí là cả một ngôi nhà. Đặc biệt hơn là trong cuộc cách mạng công nghiệp lần này, robot bằng trí tuệ nhân tạo dần thay thế con người trong sản xuất. 47% công việc ngày hôm nay sẽ có tỉ lệ 75% tự động trong vòng 20 năm nữa. Những chiếc xe tự lái sẽ ngày càng xuất hiện nhiều trên các đường phố. Trong năm 2017, phần mềm trí tuệ nhân tạo Anfgo đã đánh bại nhà vô địch cờ vây thế giới; công nghệ in 3D đã chạm tới lĩnh vực tưởng như khó nhất là y tế. Lần đầu tiên, một ca phẫu thuật đốt sống cổ được thực hiện thành công trong năm 2017 với chiếc đốt sống cổ được thực hiện bằng công nghệ in 3D. Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ làm thay đổi cơ bản lối sống, phong cách làm việc và cách thức giao tiếp của con người trong xã hội. Do đó, câu hỏi lớn đặt ra là con người sẽ và cần phải làm gì để thích nghi với những tiến bộ và thách thức của cuộc cách mạng công nghiệp này. Với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, khả năng robot sẽ thay thế dần con người là hiện thực. Cơ cấ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Cách mạng công nghiệp 4.0 Vai trò của phụ nữ Đời sống văn hóa xã hội Xã hội bình đẳng Công nghiệp hóa Dân chủ hóaGợi ý tài liệu liên quan:
-
Chuyển đổi số trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 - Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế: Phần 2
471 trang 423 1 0 -
Quản lý các tổ chức xã hội - nghề nghiệp hiện nay thực trạng và những vấn đề đặt ra
14 trang 330 0 0 -
Phát triển công nghệ thông tin theo Nghị quyết đại hội XIII của Đảng
7 trang 307 0 0 -
Đào tạo kiến trúc sư trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0
5 trang 289 0 0 -
7 trang 276 0 0
-
Lý thuyết về chủ nghĩa đa phương
10 trang 216 0 0 -
Mỹ thuật ứng dụng và công tác đào tạo tiếp cận từ học liệu mở
4 trang 212 0 0 -
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển kỹ năng mềm của sinh viên: Nghiên cứu tại tỉnh Bình Dương
13 trang 209 0 0 -
6 trang 208 0 0
-
12 trang 194 0 0