Danh mục

Tác động của cấu trúc vốn đến chi trả cổ tức tại các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Số trang: 21      Loại file: pdf      Dung lượng: 672.80 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 11,000 VND Tải xuống file đầy đủ (21 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Tác động của cấu trúc vốn đến chi trả cổ tức tại các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam" thực hiện phân tích và đánh giá ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến chi trả cổ tức của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy GMM (Generalized method of moments) và kỹ thuật ước lượng Heckman trên dữ liệu gồm 434 doanh nghiệp phi tài chính niêm yết liên tục trên hai sàn HOSE và HNX giai đoạn 2013-2022. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác động của cấu trúc vốn đến chi trả cổ tức tại các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt NamKỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA50.TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC VỐN ĐẾN CHI TRẢ CỔ TỨCTẠI CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNGCHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TS. Trần Thị Lan Phương*, Nguyễn Thị Hiền Anh*, Phạm Trọng Nghĩa* Lê Hà Diệu Ly*, Nguyễn Lê Diệu Linh*, Nguyễn Hà Phương* Tóm tắt Bài viết này thực hiện phân tích và đánh giá ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến chi trả cổ tứccủa các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Nghiên cứu sử dụngmô hình hồi quy GMM (Generalized method of moments) và kỹ thuật ước lượng Heckmantrên dữ liệu gồm 434 doanh nghiệp phi tài chính niêm yết liên tục trên hai sàn HOSE và HNXgiai đoạn 2013 - 2022. Ngoài biến giải thích đại diện cho cấu trúc vốn và biến phụ thuộc đạidiện cho chi trả cổ tức, nhóm biến kiểm soát được nhóm tác giả phân loại thành ba nhóm:(1) Biến vĩ mô; (2) Biến chỉ số tài chính doanh nghiệp; và (3) Biến quản trị doanh nghiệp.Kết quả nghiên cứu cho thấy: (1) Các yếu tố như tỷ lệ nợ trả càng cao so với tổng tài sản cótác động tích cực đến mức độ chi trả cổ tức, trong khi tỷ lệ nợ ngắn hạn và tỷ lệ nợ trả càngcao so với vốn chủ sở hữu lại có tác động tiêu cực; (2) Thanh khoản là nhân tố đóng vai tròtrung gian của tác động từ các yếu tố quản trị công ty đến những thay đổi trong chi trả cổ tức.Từ đó, nhóm tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp tìm kiếm sự phùhợp giữa cấu trúc vốn và chi trả cổ tức góp phần nâng cao giá trị của doanh nghiệp. Từ khóa: chi trả cổ tức, cấu trúc vốn, chính sách cổ tức1. GIỚI THIỆU Cấu trúc vốn và chính sách cổ tức là hai vấn đề trọng tâm về quản trị tài chính thu hút sựquan tâm lớn từ các nhà nghiên cứu cũng như từ góc độ quản trị thực tế tại các doanh nghiệp,do có ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng các mục tiêu của các bên liên quan khác nhau trong* Trường Đại học Kinh tế Quốc dân668 KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚIdoanh nghiệp (Morris, 2001). Vì thế, xây dựng cấu trúc vốn và chính sách cổ tức hợp lý là điềucấp thiết để tăng giá trị doanh nghiệp (Ogebe và Kemi, 2013). Đối với cấu trúc vốn, doanh nghiệp cần cân nhắc ưu, nhược điểm của từng nguồn vốn. Sửdụng vốn chủ sở hữu giảm rủi ro nhưng hạn chế hiệu ứng đòn bẩy tài chính. Ngược lại, tăngvốn vay sẽ làm tăng hiệu ứng đòn bẩy nhưng cũng tăng rủi ro tài chính. Tại Việt Nam, nhiềudoanh nghiệp phụ thuộc quá nhiều vào nợ, nhất là nợ ngắn hạn. Theo như số liệu được thuthập, tỷ trọng nợ ngắn hạn trên tổng tài sản của doanh nghiệp Việt Nam đã có xu hướng giatăng trong 5 năm qua, đạt mức 68,7% vào năm 2021. Điều này gây khó khăn trong việc duytrì dòng tiền và ảnh hưởng đến khả năng chi trả cổ tức của doanh nghiệp. Về chính sách cổ tức, các công ty ở thị trường mới nổi có xu hướng khác biệt và khôngổn định so với các nước phát triển (Adaoglu, 2000). Tại Việt Nam, chính sách cổ tức là yếutố quan trọng để thu hút nhà đầu tư nước ngoài, góp phần nâng hạng thị trường. Tuy nhiên,tỷ lệ doanh nghiệp chi trả cổ tức còn thấp và giảm dần trong đại dịch Covid-19. Điều nàycho thấy sự mất cân đối giữa cấu trúc vốn và khả năng chi trả cổ tức của nhiều doanh nghiệp. Nghiên cứu này sử dụng mô hình ước lượng GMM và Heckman dựa trên dữ liệu 434công ty phi tài chính niêm yết liên tục trên HOSE và HNX từ năm 2013 đến năm 2022 đểkiểm định giả thuyết về ảnh hưởng của cấu trúc vốn và tác động trung gian của thanh khoảnđến chi trả cổ tức. Kết cấu của bài viết gồm: Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý thuyết về cấu trúc vốn, chi trảcổ tức và tác động của cấu trúc vốn đến chi trả cổ tức; Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu;Kết quả nghiên cứu; Kết luận và đề xuất giải pháp.2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT2.1. Tổng quan nghiên cứu nước ngoài Cho đến nay, có rất nhiều nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tứcnói chung và chi trả cổ tức bằng tiền mặt nói riêng. Litner (1956) có thể được xem là nghiêncứu tiên phong về lĩnh vực này. Nghiên cứu này chỉ ra rằng, các doanh nghiệp luôn có xuhướng muốn duy trì một tỷ lệ chi trả cổ tức mục tiêu dựa trên quy mô lợi nhuận sau thuế hàngnăm, và tỷ lệ này được điều chỉnh sao cho phù hợp giữa nhu cầu vốn đầu tư và mục tiêu tăngtrưởng trong dài hạn. Những nghiên cứu trên phạm vi các nền kinh tế phát triển chủ yếu tập trung khai thác mốiquan hệ giữa quy mô nguồn vốn huy động và chính sách cổ tức thông qua tác động có kiểmsoát của các yếu tố tài chính đặc thù doanh nghiệp. D’Souza (1999) đánh giá ảnh hưởng củachi phí đại diện, rủi ro thị trường và cơ hội đầu tư đến tỷ lệ trả cổ tức của 394 doanh nghiệptại Mỹ giai đoạn 1995 - 1997 và dẫn đến kết quả rằng, chi phí đại diện và rủi ro thị trường cómối tương ...

Tài liệu được xem nhiều: