Danh mục

Tác động của chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến phát triển kinh tế và chất lượng cuộc sống ở Việt Nam

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 299.91 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá tác động của chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến phát triển kinh tế và chất lượng cuộc sống ở Việt Nam giai đoạn 1995-2022. Với dữ liệu được trích xuất từ Tổng Cục Thống kê, sử dụng phương pháp hồi quy kinh tế lượng, kết quả nghiên cứu cho thấy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế có tác động đến trình độ phát triển kinh tế, năng suất lao động, chất lượng cuộc sống ở tất cả các mặt gồm thu nhập dân cư, trình độ chăm sóc sức khoẻ và giáo dục.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác động của chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến phát triển kinh tế và chất lượng cuộc sống ở Việt Nam TÁC ĐỘNG CỦA CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG Ở VIỆT NAM Nguyễn Lê Hải Hà 1 1. Khoa Kinh tế, Trường Đại học Thủ Dầu Một, email: hanlh@tdmu.edu.vnTÓM TẮT Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá tác động của chuyển dịch cơ cấu kinh tếđến phát triển kinh tế và chất lượng cuộc sống ở Việt Nam giai đoạn 1995-2022. Với dữ liệuđược trích xuất từ Tổng Cục Thống kê, sử dụng phương pháp hồi quy kinh tế lượng, kết quảnghiên cứu cho thấy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế có tác động đến trình độ phát triển kinhtế, năng suất lao động, chất lượng cuộc sống ở tất cả các mặt gồm thu nhập dân cư, trình độchăm sóc sức khoẻ và giáo dục; trong khi đó chuyển dịch cơ cấu lao động chỉ tác động đếntrình độ phát triển, thu nhập dân cư; đồng thời kết quả nghiên cứu cũng cho thấy không có mốiquan hệ nhân quả giữa chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và chuyển dịch cơ cấu lao động. Từ khoá: chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chất lượng cuộc sống, giáo dục, phát triển kinh tế, thu nhập, sức khoẻ……1. ĐẶT VẤN ĐỀ Phát triển kinh tế, tăng năng suất lao động, hướng tới nâng cao chất lượng cuộc sống làmục tiêu được đề ra trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2021-2023, để làm đượcđiều này cần phải đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Theo Thirwall (1994), chuyểndịch cơ cấu kinh tế được thể hiện trên bốn khía cạnh: cơ cấu tổng sản phẩm quốc nội (GDP),cơ cấu lao động, cơ cấu ngoại thương và cơ cấu đô thị hoá; chất lượng cuộc sống thể hiện qua:tuổi thọ dân cư, trình độ dân trí và thu nhập dân cư. Từ năm1995 đến 2022, cơ cấu kinh tế củaViệt Nam đã có sự chuyển dịch mạnh mẽ tỷ trọng ngành Nông-lâm nghiệp- thuỷ sản giảm (từ26% còn hơn 10%), tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp tăng nhanh (từ 73,7% lên gần 90%)đồng thời GDP Việt Nam tăng gấp 7,1 lần; bên cạnh đó các chỉ tiêu về chất lượng cuộc sốngnhư y tế, giáo dục cũng có sự thay đổi đáng kể theo chiều hướng tích cực. Tuy nhiên, vẫn cònnhiều tranh cãi về những đóng góp của chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến phát triển kinh tế. Nghiêncứu này được thực hiện nhằm đánh giá tác động của chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến phát triểnkinh tế và chất lượng cuộc sống ở Việt Nam.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Các khái niệm Cơ cấu kinh tế được hiểu theo nhiều phương diện khác nhau: cơ cấu theo ngành là sựphân chia nền kinh tế theo những ngành sản xuất quan trọng; cơ cấu theo thành phần kinh tế làcơ cấu theo khu vực sở hữu; ngoài ra còn có cơ cấu theo quan hệ sản xuất trong nền kinh tế, cơcấu vùng- lãnh thổ….. (Dương Ngọc Quang, 2014). Về cơ bản xem xét cơ cấu kinh tế là nghiêncứu mối quan hệ tỷ lệ giữa các yếu tố hình thành nền kinh tế (đại diện là tỷ trọng %) (NguyễnThị Đông, 2014). 9 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là quá trình thay đổi tỷ trọng, vị trí các ngành, các lĩnh vực,các bộ phận kinh tế trên cơ sở phù hợp với điều kiện khách quan và chủ quan nhằm đảm bảocho nền kinh tế phát triển (Phạm Thị Khanh, 2010). Theo Đinh Phi Hổ và Nguyễn Văn Phương (2015), phát triển kinh tế là một quá trình thayđổi theo hướng hoàn thiện về mọi mặt của nền kinh tế bao gồm kinh tế, xã hội và môi trườngtrong một thời gian nhất định. Phát triển kinh tế được đo lường thông qua các chỉ tiêu như tăngtrưởng GDP, thu nhập bình quân/người, chất lượng cuộc sống (sức khoẻ, giáo dục, thu nhập).Trình độ phát triển kinh tế đi lên sẽ có xu hướng thay đổi từ nền kinh tế nông nghiệp truyềnthống sang nền kinh tế công nghiệp hiện đại còn gọi là quá trình công nghiệp hoá. 2.2. Mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu và phát triển kinh tế Trong mô hình nghiên cứu hai khu vực thặng dư lao động, Lewis (1954) cho rằng khi khuvực nông nghiệp dư thừa lao động, để thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế cần chuyển dịchlao động dư thừa sang khu vực phi nông nghiệp. Điều này sẽ giúp đẩy nhanh tăng trưởng khuvực công nghiệp-dịch vụ đồng thời giúp tăng năng suất khu vực nông nghiệp. Mô hình năm giai đoạn phát triển của Rostow (1960) cho thấy mỗi quốc gia sẽ trải qua 5giai đoạn phát triển từ thấp lên cao, gồm: xã hội truyền thống, tiền cất cánh, cất cánh, trưởngthành và tiêu thụ đại trà. Giai đoạn cất cánh là bước ngoặc phát triển theo hướng chuyển từnông nghiệp truyền thống sang công nghiệp hiện đại. Quá trình này cũng kéo theo sự thay đổivị trí của các khu vực kinh tế, từ việc Nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao sang mô hình Côngnghiệp-dịch vụ thống trị. Các nghiên cứu của Fisher (1935), Clark (1940), Chenery (1979) đều đi đến kết luận việcthay đổi trình độ phát triển của nền kinh tế từ thấp lên cao sẽ làm cho tỷ trọng lao động cũngnhư tỷ trọng GDP của ngành nông nghiệp trong nền kinh tế có xu hướng giảm dần. Mục tiêu cơ bản của phát triển kinh tế là chuyển dịch cơ cấu kinh tế (cơ cấu GDP, cơ cấulao động, cơ cấu ngoại thương, cơ cấu đô thị hoá) và nâng cao chất lượng cuộc sống xã hội (tuổithọ, giáo dục, thu nhập). Trình độ phát triển của một quốc gia được đánh giá là cao hơn khi tỷtrọng GDP khu vực phi nông nghiệp tăng dần, tỷ trọng lao động khu vực nông nghiệp giảmdần, tỷ trọng xuất khẩu so với GDP ngành càng tăng, tốc độ tăng trưởng dân số thành thị caohơn tốc độ tăng trưởng dân số tự nhiên; các yếu tố tuổi thọ, thu nhập, trình độ giáo dục của dâncư được nâng cao (Thrill, 1994). Nhìn chung, trong quá trình phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế là yêu cầu tất yếu.nhằm hướng đến mục tiêu nâng cao trình độ phát triển, năng suất lao động và chất lượng cuộc sống.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Mô hình nghiên cứu Trên cơ sở tổng hợp từ các nghiên cứu trước và kế thừa mô hình nghiên cứu của Đinh PhiHổ và Nguyễn Văn Phương (2015), bài viết thực hiện đánh giá chuyển dịch cơ cấu kinh tế thôngqua c ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: