![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://timtailieu.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Tác động của cơ cấu tổ chức và văn hóa đến triển khai thành công phương pháp chi phí dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) trong các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam
Số trang: 11
Loại file: pdf
Dung lượng: 292.52 KB
Lượt xem: 25
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nghiên cứu này nhằm mục đích nghiên cứu ảnh hưởng của văn hóa và cơ cấu tổ chức ảnh hưởng đến vận dụng thành công phương pháp chi phí dựa trên hoạt động (ABC) tại Việt Nam. Dữ liệu được thu thập từ một mẫu ngẫu nhiên các doanh nghiệp sản xuất tại TP.HCM và các tỉnh lân cận. Kết quả của nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhân tố cơ cấu tập quyền, định hướng đổi mới, định hướng nhóm, định hướng chi tiết, định hướng đầu ra đều có ý nghĩa thống kê, trong đó nhân tố định hướng đổi mới và định hướng chi tiết có tác động tiêu cực đến triển khai thành công ABC.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác động của cơ cấu tổ chức và văn hóa đến triển khai thành công phương pháp chi phí dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) trong các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam TÁC ĐỘNG CỦA CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ VĂN HÓA ĐẾN TRIỂN KHAI THÀNH CÔNG PHƢƠNG PHÁP CHI PHÍ DỰA TRÊN CƠ SỞ HOẠT ĐỘNG (ABC) TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT TẠI VIỆT NAM PGS.TS. Trần Văn Tùng Khoa Kế toán – Tài chính – Ngân hàng, trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH) TÓM TẮT Nghiên cứu này nhằm mục đích nghiên cứu ảnh hưởng của văn hóa và cơ cấu tổ chức ảnh hưởng đến vận dụng thành công phương pháp chi phí dựa trên hoạt động (ABC) tại Việt Nam. Dữ liệu được thu thập từ một mẫu ngẫu nhiên các doanh nghiệp sản xuất tại TP.HCM và các tỉnh lân cận. Kết quả của nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhân tố cơ cấu tập quyền, định hướng đổi mới, định hướng nhóm, định hướng chi tiết, định hướng đầu ra đều có ý nghĩa thống kê, trong đó nhân tố định hướng đổi mới và định hướng chi tiết có tác động tiêu cực đến triển khai thành công ABC. Từ khóa: Cơ cấu tổ chức, Phương pháp chi phí dựa trên cơ sở hoạt động (ABC), Thành công, Văn hóa tổ chức. 1. GIỚI THIỆU Thông tin chính xác về chi phí là cần thiết để đưa ra quyết định hiệu quả trong môi trường sản xuất tiên tiến hiện nay. Phương pháp đo lường chi phí dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) được giới thiệu bởi Cooper và Kaplan (1988) để giải quyết những thiếu sót của hệ thống chi phí truyền thống dựa trên khối lượng. Hệ thống ABC kiểm soát chi phí và cơ sở phân bổ chi phí được áp dụng để đo lường chi phí cho các sản phẩm và dịch vụ cuối cùng (Cooper & Kaplan, 1992). Nhiều kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng ABC có thể dẫn đến thông tin chi phí chính xác hơn. Do khả năng cung cấp thông tin chi phí chính xác hơn cho việc ra quyết định chiến lược nên nghiên cứu các nhân tố tác động đến áp dụng thành công ABC là động lực để thực hiện nghiên cứu. Các nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng ở các nước phương tây, các yếu tố chính ảnh hưởng đến áp dụng thành công ABC là các yếu tố thuộc về tổ chức, như hỗ trợ của nhà quản trị cấp cao, nguồn lực đầy đủ, huấn luyện, v.v. Việt Nam đã trải qua một sự tăng trưởng kinh tế rất nhanh trong thập kỷ qua, đã tạo nên môi trường kinh doanh cạnh tranh, tiên tiến và năng động. Nghiên cứu của Gosselin (1997) tại Canada đã kết luận rằng cơ cấu tổ chức ảnh hưởng đến các giai đoạn triển khai ABC. Ngoài ra, Baird và ctg (2007) chỉ ra rằng văn hóa tổ chức đóng vai trò quan trọng khi triển khai thành công ABC trong các công ty kinh doanh Úc. Tuy nhiên, các nghiên cứu trước đây về tác động của cơ cấu tổ chức và văn hóa đối với thành công của ABC là rất ít. Zhang và Isa (2009) đã xem xét các nghiên cứu trước đây về các yếu tố ảnh hưởng đến thành công của ABC và họ thấy rằng chỉ có một nghiên cứu thực nghiệm của Baird & ctg (2007) đã xem xét mối quan hệ giữa thực hiện thành công ABC và văn hóa tổ chức. Ngoài ra, chỉ có một nghiên cứu của Gosselin (1997) đã điều tra mối quan hệ giữa thực hiện ABC và Cơ cấu tổ chức. Zhang và Isa (2009) cũng kêu gọi nhiều nghiên cứu hơn về việc kiểm tra tác động của văn hóa tổ chức và cơ cấu đối với việc triển khai ABC, đặc biệt là trong bối cảnh các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Để lấp đầy những khoảng trống nghiên cứu này, mục tiêu chung của bài 218 viết này là 1) xem xét mối quan hệ giữa triển khai thành công ABC và văn hóa tổ chức và 2) xem xét mối quan hệ giữa triển khai thành công ABC và cơ cấu tổ chức. 2. ĐẶT GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU VÀ KHUNG NGHIÊN CỨU 2.1. Phát triển lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu Nền tảng lý thuyết của nghiên cứu này được phát triển dựa trên lý thuyết dự phòng khẳng định rằng các yếu tố bối cảnh xung quanh các tổ chức, như văn hóa doanh nghiệp và cấu trúc tổ chức đóng vai trò quan trọng trong việc thiết kế và thực hiện một hệ thống kiểm soát và quản trị (Flamhotz, 1983; Chenhall & ctg, 2003). Sử dụng một mẫu gồm các công ty sản xuất tại TP.HCM và các tỉnh lân cận, bài viết này nhằm cung cấp những hiểu biết sâu sắc hơn về tác động của hai yếu tố thuộc bối cảnh: cơ cấu và văn hóa tổ chức ảnh hưởng đến triển khai thành công ABC. Trong nghiên cứu này, các thành phần của cơ cấu tổ chức là cơ cấu tập quyền (Centralization) trong khi văn hóa tổ chức gồm 4 nhân tố: định hướng đến đầu ra, đổi mới, định hướng nhóm, chú trọng đến chi tiết. Dưới đây các giả thuyết sẽ được thiết lập. 2.1.1. Cơ cấu tổ chức Khả năng chấp nhận và thực hiện đổi mới có thể bị ảnh hưởng bởi cơ cấu tổ chức (Damanpour, 1991) và cơ cấu tổ chức cũng là một yếu tố quan trọng trong quá trình khuếch tán quá trình đổi mới (Gosselin, 1997). Cơ cấu tập quyền được lựa chọn trong nghiên cứu này dựa trên các lập luận sau đây. Đầu tiên, cơ cấu tập quyền có thể minh họa các khía cạnh chính của cơ cấu tổ chức và được sử dụng, cũng như được trích dẫn bởi nhiều nghiên cứu về đổi mới (Aiken, Bacharach, French, 1980; Damanpour, 1987, 1991; Gosselin, 1995, 1997; Hage & Aiken, 1967). Thứ hai, Gosselin (1997) đã kết luận rằng cơ cấu tập quyền có liên quan tích cực đến việc thực hiện thành công ABC. Cơ cấu tập quyền có nghĩa là quyền ra quyết định được kiểm soát bởi cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp (Gosselin, 1997). Gosselin (1997) đề xuất rằng việc triển khai ABC trong các tổ chức tập quyền có tỷ lệ thành công cao hơn so với các tổ chức có cơ cấu phân quyền, bởi vì khi quản lý cấp cao đưa ra giải pháp để triển khai hệ thống ABC, họ sẽ phân bổ tất cả các nguồn lực, chẳng hạn như thời gian, nhân viên cho các dự án ABC để đảm bảo ABC có thể được thực hiện thành công và các nhà quản lý bộ phận không có thẩm quyền cản trở việc thực hiện ABC và họ phải tuân theo các mệnh lệnh hoặc hướng dẫn từ các nhà quản trị cấp cao. Gosselin (1997) đã khẳng định rằng các doanh nghiệp khi triển khai ABC có cơ cấu tập quyền thì khả năng thành công sẽ cao hơn. Do đó, nghiên cứu này đưa ra giả thuyết sau: H1: Cơ cấu tập quyền tác động tích cực đến triển kha ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác động của cơ cấu tổ chức và văn hóa đến triển khai thành công phương pháp chi phí dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) trong các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam TÁC ĐỘNG CỦA CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ VĂN HÓA ĐẾN TRIỂN KHAI THÀNH CÔNG PHƢƠNG PHÁP CHI PHÍ DỰA TRÊN CƠ SỞ HOẠT ĐỘNG (ABC) TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT TẠI VIỆT NAM PGS.TS. Trần Văn Tùng Khoa Kế toán – Tài chính – Ngân hàng, trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH) TÓM TẮT Nghiên cứu này nhằm mục đích nghiên cứu ảnh hưởng của văn hóa và cơ cấu tổ chức ảnh hưởng đến vận dụng thành công phương pháp chi phí dựa trên hoạt động (ABC) tại Việt Nam. Dữ liệu được thu thập từ một mẫu ngẫu nhiên các doanh nghiệp sản xuất tại TP.HCM và các tỉnh lân cận. Kết quả của nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhân tố cơ cấu tập quyền, định hướng đổi mới, định hướng nhóm, định hướng chi tiết, định hướng đầu ra đều có ý nghĩa thống kê, trong đó nhân tố định hướng đổi mới và định hướng chi tiết có tác động tiêu cực đến triển khai thành công ABC. Từ khóa: Cơ cấu tổ chức, Phương pháp chi phí dựa trên cơ sở hoạt động (ABC), Thành công, Văn hóa tổ chức. 1. GIỚI THIỆU Thông tin chính xác về chi phí là cần thiết để đưa ra quyết định hiệu quả trong môi trường sản xuất tiên tiến hiện nay. Phương pháp đo lường chi phí dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) được giới thiệu bởi Cooper và Kaplan (1988) để giải quyết những thiếu sót của hệ thống chi phí truyền thống dựa trên khối lượng. Hệ thống ABC kiểm soát chi phí và cơ sở phân bổ chi phí được áp dụng để đo lường chi phí cho các sản phẩm và dịch vụ cuối cùng (Cooper & Kaplan, 1992). Nhiều kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng ABC có thể dẫn đến thông tin chi phí chính xác hơn. Do khả năng cung cấp thông tin chi phí chính xác hơn cho việc ra quyết định chiến lược nên nghiên cứu các nhân tố tác động đến áp dụng thành công ABC là động lực để thực hiện nghiên cứu. Các nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng ở các nước phương tây, các yếu tố chính ảnh hưởng đến áp dụng thành công ABC là các yếu tố thuộc về tổ chức, như hỗ trợ của nhà quản trị cấp cao, nguồn lực đầy đủ, huấn luyện, v.v. Việt Nam đã trải qua một sự tăng trưởng kinh tế rất nhanh trong thập kỷ qua, đã tạo nên môi trường kinh doanh cạnh tranh, tiên tiến và năng động. Nghiên cứu của Gosselin (1997) tại Canada đã kết luận rằng cơ cấu tổ chức ảnh hưởng đến các giai đoạn triển khai ABC. Ngoài ra, Baird và ctg (2007) chỉ ra rằng văn hóa tổ chức đóng vai trò quan trọng khi triển khai thành công ABC trong các công ty kinh doanh Úc. Tuy nhiên, các nghiên cứu trước đây về tác động của cơ cấu tổ chức và văn hóa đối với thành công của ABC là rất ít. Zhang và Isa (2009) đã xem xét các nghiên cứu trước đây về các yếu tố ảnh hưởng đến thành công của ABC và họ thấy rằng chỉ có một nghiên cứu thực nghiệm của Baird & ctg (2007) đã xem xét mối quan hệ giữa thực hiện thành công ABC và văn hóa tổ chức. Ngoài ra, chỉ có một nghiên cứu của Gosselin (1997) đã điều tra mối quan hệ giữa thực hiện ABC và Cơ cấu tổ chức. Zhang và Isa (2009) cũng kêu gọi nhiều nghiên cứu hơn về việc kiểm tra tác động của văn hóa tổ chức và cơ cấu đối với việc triển khai ABC, đặc biệt là trong bối cảnh các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Để lấp đầy những khoảng trống nghiên cứu này, mục tiêu chung của bài 218 viết này là 1) xem xét mối quan hệ giữa triển khai thành công ABC và văn hóa tổ chức và 2) xem xét mối quan hệ giữa triển khai thành công ABC và cơ cấu tổ chức. 2. ĐẶT GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU VÀ KHUNG NGHIÊN CỨU 2.1. Phát triển lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu Nền tảng lý thuyết của nghiên cứu này được phát triển dựa trên lý thuyết dự phòng khẳng định rằng các yếu tố bối cảnh xung quanh các tổ chức, như văn hóa doanh nghiệp và cấu trúc tổ chức đóng vai trò quan trọng trong việc thiết kế và thực hiện một hệ thống kiểm soát và quản trị (Flamhotz, 1983; Chenhall & ctg, 2003). Sử dụng một mẫu gồm các công ty sản xuất tại TP.HCM và các tỉnh lân cận, bài viết này nhằm cung cấp những hiểu biết sâu sắc hơn về tác động của hai yếu tố thuộc bối cảnh: cơ cấu và văn hóa tổ chức ảnh hưởng đến triển khai thành công ABC. Trong nghiên cứu này, các thành phần của cơ cấu tổ chức là cơ cấu tập quyền (Centralization) trong khi văn hóa tổ chức gồm 4 nhân tố: định hướng đến đầu ra, đổi mới, định hướng nhóm, chú trọng đến chi tiết. Dưới đây các giả thuyết sẽ được thiết lập. 2.1.1. Cơ cấu tổ chức Khả năng chấp nhận và thực hiện đổi mới có thể bị ảnh hưởng bởi cơ cấu tổ chức (Damanpour, 1991) và cơ cấu tổ chức cũng là một yếu tố quan trọng trong quá trình khuếch tán quá trình đổi mới (Gosselin, 1997). Cơ cấu tập quyền được lựa chọn trong nghiên cứu này dựa trên các lập luận sau đây. Đầu tiên, cơ cấu tập quyền có thể minh họa các khía cạnh chính của cơ cấu tổ chức và được sử dụng, cũng như được trích dẫn bởi nhiều nghiên cứu về đổi mới (Aiken, Bacharach, French, 1980; Damanpour, 1987, 1991; Gosselin, 1995, 1997; Hage & Aiken, 1967). Thứ hai, Gosselin (1997) đã kết luận rằng cơ cấu tập quyền có liên quan tích cực đến việc thực hiện thành công ABC. Cơ cấu tập quyền có nghĩa là quyền ra quyết định được kiểm soát bởi cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp (Gosselin, 1997). Gosselin (1997) đề xuất rằng việc triển khai ABC trong các tổ chức tập quyền có tỷ lệ thành công cao hơn so với các tổ chức có cơ cấu phân quyền, bởi vì khi quản lý cấp cao đưa ra giải pháp để triển khai hệ thống ABC, họ sẽ phân bổ tất cả các nguồn lực, chẳng hạn như thời gian, nhân viên cho các dự án ABC để đảm bảo ABC có thể được thực hiện thành công và các nhà quản lý bộ phận không có thẩm quyền cản trở việc thực hiện ABC và họ phải tuân theo các mệnh lệnh hoặc hướng dẫn từ các nhà quản trị cấp cao. Gosselin (1997) đã khẳng định rằng các doanh nghiệp khi triển khai ABC có cơ cấu tập quyền thì khả năng thành công sẽ cao hơn. Do đó, nghiên cứu này đưa ra giả thuyết sau: H1: Cơ cấu tập quyền tác động tích cực đến triển kha ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Phương pháp chi phí dựa trên cơ sở hoạt động Doanh nghiệp sản xuất Văn hóa tổ chức Môi trường kinh doanh cạnh tranh Cơ cấu tập quyềnTài liệu liên quan:
-
Bài giảng Văn hóa doanh nghiệp - Vũ Hữu Kiên
88 trang 167 3 0 -
163 trang 141 0 0
-
Giáo trình Quản trị học (Nghề: Quản trị bán hàng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
179 trang 127 0 0 -
28 trang 119 0 0
-
Nghiên cứu về hành vi tổ chức (Organizational behavior): Phần 2 - Nguyễn Hữu Lam
213 trang 76 1 0 -
13 trang 75 1 0
-
Vận dụng kế toán tinh gọn trong các doanh nghiệp sản xuất
5 trang 57 0 0 -
Hoạt động logistics xanh trong các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam - Cơ sở lý thuyết và thực tiễn
14 trang 48 0 0 -
10 bí quyết giúp tổ chức thành công một sự kiện
7 trang 48 0 0 -
Bài giảng Nguyên lý kế toán: Chương 6 - Đoàn Quỳnh Phương
90 trang 48 0 0