Bài viết "Tác động của CPTPP đối với thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ" trình bày thực trạng hoạt động kinh tế - xã hội, đánh giá tác động của CPTPP đối với thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ. Qua đó, đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại địa phương trong thời gian tới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác động của CPTPP đối với thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ Trường Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh Liên hoan Nghiên cứu khoa học sinh viên khối ngành Kinh tế - Luật - Phát triển đô thị 2021: “Integrated Research - Research for All” TÁC ĐỘNG CỦA CPTPP ĐỐI VỚI THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CÁC TỈNH DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ Nguyễn Hoàng Nam - Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh Email: nguyenhoangnam2506@gmail.com Tóm tắt: Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) chính thức có hiệu lực vào ngày 14/01/2019 đối với Việt Nam. Vai trò của Hiệp định CPTPP đối với phát triển kinh tế - xã hội là vô cùng quan trọng. Trên cơ sở về thực trạng hoạt động kinh tế - xã hội, nghiên cứu sẽ đánh giá tác động của CPTPP đối với thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ. Qua đó, đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại địa phương trong thời gian tới. Từ khóa: CPTPP, duyên hải Nam Trung Bộ, đầu tư trực tiếp nước ngoài, FDI. Phát triển kinh tế luôn là vấn đề được nhiều quốc gia quan tâm. Châu Á - Thái Bình Dương hiện là khu vực tăng trưởng kinh tế hàng đầu thế giới, mang lại cơ hội lớn cho thương mại và mở rộng[1]. Để nền kinh tế phát triển bền vững, ngoài các vấn đề về dân số, lao động,..thì việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài là yếu tố quan trọng, khẳng định vị thế kinh tế của quốc gia. Với điều kiện thuận lợi trong vị trí giao thương và nhiều tiềm năng chưa khai thác, Việt Nam luôn thu hút và hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài. Với sự cởi mở hơn trong chính sách thương mại quốc tế, Việt Nam gần đây đã ký kết nhiều hiệp định và điều ước quốc tế hội nhập toàn cầu như Hiệp định thương mại tự do (FTA) với nhiều nước, Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA) và Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)[2]. Với CPTPP, đây được xem là tiềm năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam trong giai đoạn mới của nền kinh tế hội nhập. 1. Vai trò của CPTPP đối với phát triển kinh tế - xã hội CPTPP có nguồn gốc từ Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Ban đầu, TPP là thỏa thuận dưới dạng hợp tác kinh tế của các nước Brunei, Chile, New Zealand và Singapore đàm phán vào ngày 03/06/2005[3]. Sau đó, ngày 04/02/2016, nhiều nước đồng ý tham gia ký kết, trong đó có Việt Nam với mục đích hội nhập các nền kinh tế thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Hiệp định TPP lúc đầu có sự tham gia của Hoa Kỳ, tuy nhiên, vì chính sách của tổng thống hiện thời là Donald Trump, Mỹ đã chính thức rút khỏi hiệp định này vào cuối năm 2016. Ngày 11/11/ 2017, các bộ trưởng quốc gia tham gia TPP đã thống nhất và đi đến thoả thuận cơ bản cho hiệp định TPP-11 (11 quốc gia là thành viên), sửa đổi tên gọi chung cho hiệp định là CPTPP tới hiện nay. Trường Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh Liên hoan Nghiên cứu khoa học sinh viên khối ngành Kinh tế - Luật - Phát triển đô thị 2021: “Integrated Research - Research for All” Việc đạt được các mục tiêu thông qua các cam kết CPTPP sẽ góp phần cải thiện sự đổi mới, năng suất và khả năng cạnh tranh bằng cách giải quyết các vấn đề mới, bao gồm Internet và sự phát triển của nền kinh tế kỹ thuật số, vai trò và sự tham gia tăng cường của các doanh nghiệp nhà nước vào nền kinh tế toàn cầu thông qua thương mại và đầu tư quốc tế. Về m t kinh tế, thị trường của các nước tham gia CPTPP có quy mô lớn với GDP của cả khối chiếm 13,5% GDP toàn cầu, bao gồm Nhật Bản là nền kinh tế lớn thứ ba trên thế giới. Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, với các ngành công nghiệp nhẹ và thâm dụng lao động khác, CPTPP có thể tạo ra mức tăng trưởng bình quân từ 4% - 5% và mức tăng xuất khẩu có thể đạt từ 8,7% - 9,6%. Bên cạnh việc tiệm cận các chuẩn mực quốc tế tiên tiến, tham gia CPTPP còn mang ý nghĩa về m t xã hội. CPTPP góp phần tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao thu nhập và góp phần xoá đói giảm nghèo, giúp tổng số việc làm tăng bình quân mỗi năm khoảng 20.000 - 26.000 lao động[4]. Những nước thành viên khi tham gia CPTPP đều được loại trừ những rào cản như chi phí giao dịch, lộ trình cắt giảm thuế, hạn ngạch thuế quan, phòng vệ thương mại đối với hàng hóa xuất nhập khẩu và nhiều khía cạnh khác trong vấn đề thương mại điện tử, chính sách cạnh tranh, sở hữu trí tuệ, lao động,….Bên cạnh đó, CPTPP còn mang ý nghĩa là chất xúc tác cho tái cấu trúc kinh tế và cải cách chính sách kinh tế, nâng cao năng lực đàm phán của các quốc gia trong khu vực trên trường quốc tế[5]. Ngoài ra, việc tham gia CPTPP còn thể hiện cam kết mạnh mẽ đối với đổi mới và hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, không những khẳng định vai trò và vị thế địa chính trị quan trọng của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á cũng như khu vực châu Á - Thái Bình Dương, mà còn thực sự nâng cao vị thế của Việt Nam trong khối ASEAN, trong khu vực và trên trường quốc tế[6]. Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang diễn ra phức tạp, vai trò của CPTPP trong quá trình phục hồi phát triển kinh tế sau dịch Covid-19 trong khu vực và trên thế giới lại càng thể hiện rõ rệt hơn nữa[7]. Với kết quả tăng trưởng kinh tế ở mức dương trong năm 2020, kinh tế Việt Nam là một trong số ít những quốc gia trên thế giới có sự ổn định trong điều hành và tốc độ phục hồi kinh tế. CPTPP mang lại nhiều cơ hội phát triển thông qua việc mở rộng xuất khẩu, đầu tư và ứng dụng khoa học - công nghệ, giúp cải thiện chuỗi cung ứng của Việt Nam, đồng thời, đa dạng hóa quan hệ hợp tác, bổ sung động lực tăng trưởng và giảm phụ thuộc quá nhiều vào các nền kinh tế lớn[8]. 2. Thực trạng hoạt động kinh tế - xã hội tại các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có 8 ...