Danh mục

Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến lĩnh vực giáo dục và yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy các môn lý luận chính trị ở Việt Nam hiện nay

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 274.09 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đổi mới phương pháp giảng dạy các môn Lý luận chính trị trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, thực chất là đổi mới phương pháp đưa lý luận vào thực tiễn cuộc sống và dùng thực tiễn để kiểm chứng những vấn đề lý luận, đây là vấn đề hệ trọng, đặt ra là nhiệm vụ quan trọng bức thiết trong giáo dục chính trị ở bậc đại học hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến lĩnh vực giáo dục và yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy các môn lý luận chính trị ở Việt Nam hiện nay98 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0ĐẾN LĨNH VỰC GIÁO DỤC VÀ YÊU CẦU ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Lương Quang Hiển Học viện Tài chính Tóm tắt: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Industry 4.0, tiếng Đức là Industrie 4.0) lần đầu tiên được đề cập trong bản Kế hoạch hành động chiến lược công nghệ cao được chính phủ Đức thông qua vào năm 2012. Cuộc cách mạng công nghiệp mới có thể mang lại cho Việt Nam nhiều cơ hội để đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đồng thời cũng đưa đến những thách thức đối với quá trình phát triển. Đổi mới phương pháp giảng dạy các môn Lý luận chính trị trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, thực chất là đổi mới phương pháp đưa lý luận vào thực tiễn cuộc sống và dùng thực tiễn để kiểm chứng những vấn đề lý luận, đây là vấn đề hệ trọng, đặt ra là nhiệm vụ quan trọng bức thiết trong giáo dục chính trị ở bậc đại học hiện nay. Từ khóa: Cách mạng công nghiệp 4.0; Giáo dục và đào tạo; Công nghiệp hóa, hiện đại hóa; Lý luận chính trị; Hội nhập quốc tế. Nhận bài ngày 25.9.2018; gửi phản biện, chỉnh sửa, duyệt đăng ngày 20.10.2018 Liên hệ tác giả: Lương Quang Hiển; Email: quanghien78@gmail.com1. GIỚI THIỆU Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Industry 4.0, tiếng Đức là Industrie 4.0, sauđây viết tắt là CMCN 4.0) lần đầu tiên được đề cập trong bản Kế hoạch hành động chiếnlược công nghệ cao được chính phủ Đức thông qua vào năm 2012. Theo giáo sư KlausSchwab, Chủ tịch Diễn đàn kinh tế thế giới, CMCN 4.0 là một thuật ngữ bao gồm một loạtcác công nghệ tự động hóa hiện đại, trao đổi dữ liệu và chế tạo. CMCN 4.0 là sự kết hợpcủa công nghệ trong các lĩnh vực vật lý, công nghệ số và sinh học, tạo ra những khả nănghoàn toàn mới và có tác động sâu sắc tới các hệ thống chính trị, xã hội, kinh tế của thế giới.Khi đó, một thế giới chạy bằng robot và máy tính với trí tuệ nhân tạo có thể phát triển tớimức thay thế con người trong việc phán đoán và quản lý các hệ thống phức tạp. CMCN 4.0là cuộc cách mạng khoa học công nghệ cao có tính toàn cầu, ảnh hưởng sâu rộng tới mọilĩnh vực của đời sống nhân loại và mỗi quốc gia, trong đó có giáo dục. Giáo dục tri thức, kĩnăng, tư tưởng…, do đó, cũng cần phải thay đổi.TẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 26/2018 992. NỘI DUNG2.1. Cơ hội và thách thức đối với giáo dục đào tạo Việt Nam đang bắt đầu bước vào một giai đoạn phát triển và hội nhập mới. Trong giaiđoạn 2016-2020, công nghiệp hóa theo hướng hiện đại hóa đã được xác định là trọng tâmcủa chiến lược phát triển quốc gia. Cuộc cách mạng công nghiệp mới có thể mang lại choViệt Nam nhiều cơ hội để đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đồng thới cũng đưađến những thách thức đối với quá trình phát triển. Chúng ta cần tận dụng những sức mạnhsẵn có và nắm lấy cơ hội để tham gia vào cuộc CMCN 4.0, thúc đẩy quá trình công nghiệphóa, hiện đại hóa đất nước. Để làm được điều này cần hình thành một tầm nhìn toàn diệnvà thống nhất mang tính toàn cầu về cách thức công nghệ tác động tới cuộc sống cũng nhưđịnh hình lại môi trường kinh tế, xã hội, văn hóa và con người Việt Nam. Về mặt giáo dụcvà đào tạo, cuộc cách mạng sản xuất mới sẽ đặt ra những yêu cầu mới và cao hơn đối vớingười lao động; yêu cầu người lao động phải có đủ kiến thức và kỹ năng để làm chủ đượccác công nghệ mới, làm việc trong thời cuộc mới. Để có thể đáp ứng được những yêu cầumới đặt ra đối với người lao động, bên cạnh các chính sách về lao động, việc làm, cácchính sách trong các lĩnh vực giáo dục và đào tạo cũng cần có những điều chỉnh phù hợp.Cuộc CMCN 4.0 đặt ra những yêu cầu mới về kỹ năng của người lao động. Những kỹ năngcủa người lao động có thể phân thành ba nhóm: Một là, các kỹ năng liên quan đến nhậnthức; Hai là, các kỹ năng về thể chất; Ba là, các kỹ năng về xã hội. Các kỹ năng liên quanđến nhận thức bao gồm: Tư duy phản biện, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng phê bình,khả năng sáng tạo tri thức hay chiến lược học tập. Các kỹ năng về thể chất bao gồm: Kỹnăng về cuộc sống, kỹ năng số... Các kỹ năng về xã hội bao gồm: Kỹ năng ứng xử, kỹ nănggiao tiếp, tạo lập quan hệ... Trong cuộc cách mạng sản xuất mới, khi tri thức tồn tại khắp nơi, xuất hiện trong mọimặt của cuộc sống và hoạt động sản xuất, việc áp dụng những kiến thức chúng ta được họctrở nên quan trọng hơn rất nhiều so với bản thân những kiến thức đó. Ngoài ra khi hàngngày, hàng giờ đều có những thay đổi về mặt công nghệ, ảnh hưởng tới đời s ...

Tài liệu được xem nhiều: