![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://timtailieu.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến việc làm của người lao động Việt Nam
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 286.34 KB
Lượt xem: 22
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết nêu ra những tác động tích cực và tiêu cực của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến việc làm của người lao động Việt Nam; từ đó, đưa ra một số gợi ý chính sách để Việt Nam thích ứng với những tác động từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến việc làm của người lao động Việt Nam TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 ĐẾN VIỆC LÀM CỦA NGƢỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM Phạm Ngọc Hòa Học viện Chính trị khu vực IV Tóm tắt: Sự phát triển của nhân loại trong hơn ba thế kỷ qua chịu ảnh hưởng rất lớn bởi những thay đổi từ các cuộc cách mạng công nghiệp. Cũng như ba cuộc cách mạng công nghiệp lần trước, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang tạo ra thời cơ mới, cũng như thách thức không nhỏ cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế Việt Nam nói chung và việc làm của người lao động Việt Nam nói riêng. Bài viết nêu ra những tác động tích cực và tiêu cực của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến việc làm của người lao động Việt Nam; từ đó, đưa ra một số gợi ý chính sách để Việt Nam thích ứng với những tác động từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Từ khó : cách mạng công nghiệp 4.0; công nghệ mới; người lao động. 1. MỞ ĐẦU Cách mạng công nghiệp (CMCN) là cuộc cách mạng trong lĩnh vực sản xuất; là sự thay đổi cơ bản các điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa và kỹ thuật. Cách mạng công nghiệp khiến lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ, tạo ra lực lượng vật chất khổng lồ cho xã hội. Có nhiều cách phân loại khác nhau, nhưng nhìn chung hầu hết các nhà nghiên cứu trên thế giới đều cho rằng, cho đến nay lịch sử loài người đã và đang trải qua bốn cuộc cách mạng công nghiệp. Nếu như cuộc CMCN 1.0 (1784) là việc chấm dứt sự phụ thuộc của con người vào sức kéo động vật và sức người, chuyển sang sử dụng năng lượng hóa thạch, sức nước và hơi nước, thì cuộc CMCN 2.0 (1870) có bước đột phá là điện khí hóa, liên lạc hữu tuyến, vô tuyến và các hình thức phát điện. Đến cuộc CMCN 3.0 (1969) là sự ra đời của các hệ thống kỹ thuật số, thông tin liên lạc và những tiến bộ nhanh chóng trong công nghệ máy tính, lập trình, tạo ra, xử lý và chia sẻ thông tin. Cuộc CMCN 4.0 được ra đời trên cơ sở nền tảng của cuộc CMCN 3.0, trọng tâm là các phát minh, phát kiến và sự kết hợp của ba đại xu hướng: vật lý, số hóa và sinh học hay nói cách khác đó là sự kết hợp của ba thế giới: thế giới vật chất, thế giới ảo (thế giới số) và thế giới sinh vật11. Khái niệm CMCN 4.0 lần đầu tiên được đề cập trong bản “Kế hoạch hành động chiến lược công nghệ cao” được Chính phủ Đức thông qua vào năm 2012. Từ đó đến nay, thuật ngữ “công nghiệp 4.0” được sử dụng rộng rãi trên thế giới để mô tả cuộc CMCN 4.0. Có thể nói, cuộc CMCN 4.0 sẽ rất khác so với ba cuộc cách mạng đã làm thay đổi năng lực sản xuất của con người trước đó và được dự báo đảo lộn toàn bộ cuộc sống của chúng ta. Cuộc cách mạng này càng thêm phức tạp bởi ở nhiều vùng trên thế giới (bao gồm cả Việt Nam), những cuộc CMCN 3.0 và thậm chí là CMCN 2.0 còn chưa hoàn tất và các công nghệ mới có thể “nhảy cóc” qua những chuyển biến đó, gây ra sự xáo trộn chưa từng thấy với mọi xã hội 12. Thực vậy, so sánh với các cuộc CMCN trước đây, cuộc CMCN lần này sẽ phát triển với tốc độ cấp số nhân chứ không phải cấp số cộng như các cuộc CMCN trước đó về cả phạm vi và sự tác động mang tính hệ thống. Các công nghệ mới từ cuộc CMCN 4.0 được phát triển với tốc độ cao vượt bậc, với những đột phá đã được hiện thực hóa: xe hơi tự lái, các ứng dụng của trí tuệ nhân tạo vào hoạt động kinh doanh trực tuyến, y khoa, tài chính13. Tất cả đang và sẽ mang lại nhiều thay đổi cơ bản và sâu rộng trong 11 Trần Hồng Quang, Nguyễn Hồng Hà (2016), Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và dự báo tác động đến nền kinh tế Việt Nam, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, Số 10-2016, tr. 14. 12 Hải Minh (2017), Cách mạng công nghiệp 4.0: Đảo lộn tất cả, Báo Tuổi trẻ cuối tuần, ngày 26-2-2017, tr. 24. 13 Lê Bảo Long (2016), Dưới ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp lần thứ 4: Những ai phải lo?, Báo Tuổi trẻ cuối tuần, ngày 11-9-2016, tr. 12. 83 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG hoạt động của đời sống kinh tế, xã hội nói chung và việc làm của người lao động Việt Nam nói riêng. Cho nên, dưới tác động của cuộc CMCN 4.0, chắc chắn sẽ tạo ra nhiều tác động tích cực và tiêu cực đến việc làm của người lao động Việt Nam. 2. NỘI DUNG 2.1. Tác đ ng từ cu c cách mạng c ng nghiệp 4.0 đến việc làm củ người l o đ ng Việt Nam Ở Việt Nam thời gian qua, thuật ngữ CMCN 4.0 được nhắc tới nhiều trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Đầu tháng 5/2017, Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc CMCN 4.0 cho các bộ ngành liên quan. Tuy nhiên ý kiến của giới nghiên cứu xung quanh vấn đề này còn rất khác nhau, trong khi một số nhà khoa học, đặc biệt là các nhà công nghệ cho rằng cần thay đổi nhận thức về CMCN 4.0 và có những giải pháp ứng phó thì một số ý kiến khác lại cho rằng năng lực tiếp cận của Việt Nam với cuộc cách mạng này vẫn là rất xa vời. Tuy nhiên, thế giới việc làm đang trải qua những biến đổi to lớn về cơ cấu do tiến bộ công nghệ, sản xuất chuyên môn hóa phát triển, nhu cầu thành thạo nhiều kỹ năng mới và mối quan hệ việc làm đang thay đổi mang lại. Một mặt công nghệ và số hóa hứa hẹn những cải thiện về năng suất, tăng sản lượng kinh tế và tạo công ăn việc làm, mặt khác cũng tiềm ẩn những nguy cơ như làm cho một số công việc trở nên lỗi thời và khiến tính dễ bị tổn thương và phi chính thức càng tăng lên14. Theo những nghiên cứu gần đây, tự động hóa sẽ tiếp tục có ảnh hưởng đáng kể tới những loại hình lao động truyền thống. Những ngành nghề gắn với lao động thủ công sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất, kế đến là ngành nghề gắn với quá trình tự động hóa như dệt may, lắp ráp điện tử... Bên cạnh đó, những thay đổi mạnh mẽ trong kỷ nguyên số sẽ đòi hỏi người lao động mới tham gia thị trường lao động phải đáp ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến việc làm của người lao động Việt Nam TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 ĐẾN VIỆC LÀM CỦA NGƢỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM Phạm Ngọc Hòa Học viện Chính trị khu vực IV Tóm tắt: Sự phát triển của nhân loại trong hơn ba thế kỷ qua chịu ảnh hưởng rất lớn bởi những thay đổi từ các cuộc cách mạng công nghiệp. Cũng như ba cuộc cách mạng công nghiệp lần trước, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang tạo ra thời cơ mới, cũng như thách thức không nhỏ cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế Việt Nam nói chung và việc làm của người lao động Việt Nam nói riêng. Bài viết nêu ra những tác động tích cực và tiêu cực của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến việc làm của người lao động Việt Nam; từ đó, đưa ra một số gợi ý chính sách để Việt Nam thích ứng với những tác động từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Từ khó : cách mạng công nghiệp 4.0; công nghệ mới; người lao động. 1. MỞ ĐẦU Cách mạng công nghiệp (CMCN) là cuộc cách mạng trong lĩnh vực sản xuất; là sự thay đổi cơ bản các điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa và kỹ thuật. Cách mạng công nghiệp khiến lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ, tạo ra lực lượng vật chất khổng lồ cho xã hội. Có nhiều cách phân loại khác nhau, nhưng nhìn chung hầu hết các nhà nghiên cứu trên thế giới đều cho rằng, cho đến nay lịch sử loài người đã và đang trải qua bốn cuộc cách mạng công nghiệp. Nếu như cuộc CMCN 1.0 (1784) là việc chấm dứt sự phụ thuộc của con người vào sức kéo động vật và sức người, chuyển sang sử dụng năng lượng hóa thạch, sức nước và hơi nước, thì cuộc CMCN 2.0 (1870) có bước đột phá là điện khí hóa, liên lạc hữu tuyến, vô tuyến và các hình thức phát điện. Đến cuộc CMCN 3.0 (1969) là sự ra đời của các hệ thống kỹ thuật số, thông tin liên lạc và những tiến bộ nhanh chóng trong công nghệ máy tính, lập trình, tạo ra, xử lý và chia sẻ thông tin. Cuộc CMCN 4.0 được ra đời trên cơ sở nền tảng của cuộc CMCN 3.0, trọng tâm là các phát minh, phát kiến và sự kết hợp của ba đại xu hướng: vật lý, số hóa và sinh học hay nói cách khác đó là sự kết hợp của ba thế giới: thế giới vật chất, thế giới ảo (thế giới số) và thế giới sinh vật11. Khái niệm CMCN 4.0 lần đầu tiên được đề cập trong bản “Kế hoạch hành động chiến lược công nghệ cao” được Chính phủ Đức thông qua vào năm 2012. Từ đó đến nay, thuật ngữ “công nghiệp 4.0” được sử dụng rộng rãi trên thế giới để mô tả cuộc CMCN 4.0. Có thể nói, cuộc CMCN 4.0 sẽ rất khác so với ba cuộc cách mạng đã làm thay đổi năng lực sản xuất của con người trước đó và được dự báo đảo lộn toàn bộ cuộc sống của chúng ta. Cuộc cách mạng này càng thêm phức tạp bởi ở nhiều vùng trên thế giới (bao gồm cả Việt Nam), những cuộc CMCN 3.0 và thậm chí là CMCN 2.0 còn chưa hoàn tất và các công nghệ mới có thể “nhảy cóc” qua những chuyển biến đó, gây ra sự xáo trộn chưa từng thấy với mọi xã hội 12. Thực vậy, so sánh với các cuộc CMCN trước đây, cuộc CMCN lần này sẽ phát triển với tốc độ cấp số nhân chứ không phải cấp số cộng như các cuộc CMCN trước đó về cả phạm vi và sự tác động mang tính hệ thống. Các công nghệ mới từ cuộc CMCN 4.0 được phát triển với tốc độ cao vượt bậc, với những đột phá đã được hiện thực hóa: xe hơi tự lái, các ứng dụng của trí tuệ nhân tạo vào hoạt động kinh doanh trực tuyến, y khoa, tài chính13. Tất cả đang và sẽ mang lại nhiều thay đổi cơ bản và sâu rộng trong 11 Trần Hồng Quang, Nguyễn Hồng Hà (2016), Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và dự báo tác động đến nền kinh tế Việt Nam, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, Số 10-2016, tr. 14. 12 Hải Minh (2017), Cách mạng công nghiệp 4.0: Đảo lộn tất cả, Báo Tuổi trẻ cuối tuần, ngày 26-2-2017, tr. 24. 13 Lê Bảo Long (2016), Dưới ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp lần thứ 4: Những ai phải lo?, Báo Tuổi trẻ cuối tuần, ngày 11-9-2016, tr. 12. 83 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG hoạt động của đời sống kinh tế, xã hội nói chung và việc làm của người lao động Việt Nam nói riêng. Cho nên, dưới tác động của cuộc CMCN 4.0, chắc chắn sẽ tạo ra nhiều tác động tích cực và tiêu cực đến việc làm của người lao động Việt Nam. 2. NỘI DUNG 2.1. Tác đ ng từ cu c cách mạng c ng nghiệp 4.0 đến việc làm củ người l o đ ng Việt Nam Ở Việt Nam thời gian qua, thuật ngữ CMCN 4.0 được nhắc tới nhiều trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Đầu tháng 5/2017, Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc CMCN 4.0 cho các bộ ngành liên quan. Tuy nhiên ý kiến của giới nghiên cứu xung quanh vấn đề này còn rất khác nhau, trong khi một số nhà khoa học, đặc biệt là các nhà công nghệ cho rằng cần thay đổi nhận thức về CMCN 4.0 và có những giải pháp ứng phó thì một số ý kiến khác lại cho rằng năng lực tiếp cận của Việt Nam với cuộc cách mạng này vẫn là rất xa vời. Tuy nhiên, thế giới việc làm đang trải qua những biến đổi to lớn về cơ cấu do tiến bộ công nghệ, sản xuất chuyên môn hóa phát triển, nhu cầu thành thạo nhiều kỹ năng mới và mối quan hệ việc làm đang thay đổi mang lại. Một mặt công nghệ và số hóa hứa hẹn những cải thiện về năng suất, tăng sản lượng kinh tế và tạo công ăn việc làm, mặt khác cũng tiềm ẩn những nguy cơ như làm cho một số công việc trở nên lỗi thời và khiến tính dễ bị tổn thương và phi chính thức càng tăng lên14. Theo những nghiên cứu gần đây, tự động hóa sẽ tiếp tục có ảnh hưởng đáng kể tới những loại hình lao động truyền thống. Những ngành nghề gắn với lao động thủ công sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất, kế đến là ngành nghề gắn với quá trình tự động hóa như dệt may, lắp ráp điện tử... Bên cạnh đó, những thay đổi mạnh mẽ trong kỷ nguyên số sẽ đòi hỏi người lao động mới tham gia thị trường lao động phải đáp ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kỷ yếu hội thảo Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 Công nghiệp 4.0 Việc làm của người lao động Nguồn lao động Việt NamTài liệu liên quan:
-
6 trang 216 0 0
-
Bạo lực ngôn từ qua không gian mạng: Thực trạng và một số giải pháp
6 trang 209 0 0 -
5 trang 200 0 0
-
Mô hình ROPMIS về đánh giá sự hài lòng của khách hàng đối với thương mại điện tử ngành bán lẻ
8 trang 133 1 0 -
Ứng dụng AI-Vision phát hiện sự cố trên băng chuyền trong nhà máy sản xuất thông minh
5 trang 106 0 0 -
Tìm hiểu Pháp luật trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ 4: Phần 1
322 trang 99 0 0 -
Phát triển kỹ năng tư duy phản biện cho sinh viên trong thời đại công nghiệp 4.0
4 trang 89 0 0 -
9 trang 69 0 0
-
Tác động của 'bad review' đối với hình ảnh thương hiệu
16 trang 67 0 0 -
Vận dụng một số kỹ thuật dạy học vào giảng dạy học phần Kế toán thuế
5 trang 66 0 0