Tác động của định hướng thị trường đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại dịch vụ tại TP. Hồ Chí Minh
Số trang: 13
Loại file: pdf
Dung lượng: 412.07 KB
Lượt xem: 7
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nghiên cứu này nhằm xác định các thành phần của định hướng thị trường tác động đến kết quả kinh doanh và hiện trạng cũng như khả năng ứng dụng các thành phần tại các doanh nghiệp ngành thương mại dịch vụ thành phố Hồ Chí Minh. Mô hình nghiên cứu và thang đo
được hình thành trên cơ sở lý thuyết và dựa trên kết quả nghiên cứu định tính.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác động của định hướng thị trường đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại dịch vụ tại TP. Hồ Chí Minh Taïp chí Kinh teá - Kyõ thuaät TÁC ĐỘNG CỦA ĐỊNH HƯỚNG THỊ TRƯỜNG ĐẾN KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TẠI TP. HỒ CHÍ MINH Phạm Xuân Lan*, Nguyễn Thị Hoàng Mai ** ABSTRACT Nghiên cứu này nhằm xác định các thành phần của định hướng thị trường tác động đến kết quả kinh doanh và hiện trạng cũng như khả năng ứng dụng các thành phần tại các doanh nghiệp ngành thương mại dịch vụ thành phố Hồ Chí Minh. Mô hình nghiên cứu và thang đo được hình thành trên cơ sở lý thuyết và dựa trên kết quả nghiên cứu định tính. Kết quả nghiên cứu trên mẫu khảo sát 156 doanh nghiệp cho thấy 1. Hiện nay các doanh nghiệp thương mại dịch vụ tại thành phố Hồ Chí Minh đang có mức độ định hướng thị trường khá & 2. Kết quả nghiên cứu cũng xác nhận chỉ có 1 yếu tố của định hướng thị trường là: “ứng phó nhanh nhạy” là có tác động dương đến kết quả kinh doanh. Các thành phần còn lại của định hướng thị trường bao gồm: định hướng khách hàng; định hướng cạnh tranh và phối hợp chức năng có tác động rất nhỏ và không có ý nghĩa thống kê đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Từ khóa: Định hướng thị trường, thương mại dịch vụ, kết quả kinh doanh THE EFFECT OF MARKET ORIENTATION TO BUSINESS RESULTS FROM SERVICE AND BUSINESS COMPANIES IN HCMC ABSTRACT This research is to definite the effect of market orientation components to the business result, actual state and skill of applied components from Service and Business Companies in HCMC. The research model and measurement are based on theory and research result and qualitative research results. The investigation on 156 Service and Business Companies in HCMC shows that the first is they currently have market orientation measure which is quite good. The second is the definition which there is a factor of market orientation is “take action quickly” to the effect of business result. Of the other components of the market orientation include: the direction of customers; orientation competence; set functionality to take action very small and no meaningful statistics up to the business result of Service and Business Companies in HCMC. Keywords: market orientation, business service, business results * PGS,TS, Khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học kinh tế TP.HCM. Email: lanqtkd@ueh.edu.vn. ** ThS. Ngân hàng TMCP Á Châu. Email: hoangmai.acb@gmail.com. 64 Tác động của định hướng . . . 1. GIỚI THIỆU Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt như hiện nay việc tìm kiếm các giải pháp nhằm nâng cao kết quả kinh doanh là mối quan tâm của nhiều nhà quản lý và chủ các doanh nghiệp. Vấn đề này cũng đã được nhiều nhà nghiên cứu trong lĩnh vực quản trị kinh doanh quan tâm, chẳng hạn như: Baker và Sinkula (1999) nghiên cứu hai nhân tố định hướng thị trường và định hướng học hỏi tổ chức; Barret (2005) nghiên cứu bốn nhân tố định hướng thị trường, định hướng kinh doanh, sự linh hoạt trong tổ chức và định hướng học hỏi tổ chức, nhưng cũng có nhiều nghiên cứu chỉ tiếp cận một nhân tố. Trong đó, định hướng thị trường là nhân tố được khá nhiều nghiên cứu quan tâm. Tại Việt Nam, cũng đã từng có rất nhiều nghiên cứu về vấn đề này đối với doanh nghiệp nói chung (Lê Nguyễn Hậu và Phạm Ngọc Thúy, 2007) và trong từng lĩnh vực cụ thể nói riêng như ngành du lịch (Lại Văn Tài và Hứa Kiều Phương Mai, 2007), ngành cơ khí (Bùi Huy Hải Bích và Võ Thị Thanh Nhàn, 2007). Đặc biệt là nghiên cứu của Lê Nguyễn Hậu và Phạm Ngọc Thúy (2007) đã cho thấy được nguyên lý quản lý theo định hướng thị trường là phù hợp với các doanh nghiệp tại Tp. Hồ Chí Minh, việc vận dụng tốt các nguyên lý này sẽ mang lại kết quả kinh doanh tốt cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, thực tế cho thấy hiện nay nhiều doanh nghiệp vẫn chưa thực sự hiểu đúng về các nội dung của định hướng thị trường và chưa có khả năng ứng dụng tốt nhân tố này để cải thiện kết quả kinh doanh. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ĐỊNH HƯỚNG THỊ TRƯỜNG VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 2.1. Định hướng thị trường Về mặt lý thuyết, thuật ngữ định hướng thị trường (Market Orientation) được biết đến đầu tiên ở các nước phát triển từ những năm 1957-1960 (Kohli và Jaworski, 1990). Đến những năm 1990, tư tưởng về định hướng thị trường mới được nghiên cứu sâu và ứng dụng rộng rãi tại các nước trên thế giới. Sự phát triển mạnh mẽ của lý thuyết này là nhờ vào những đóng góp quan trọng của các nhà nghiên cứu Kohli và Jaworski, Slater và Narver. Tiếp cận từ quan điểm hành vi, Kohli và Jaworski (1990) định nghĩa định hướng thị trường như là một quá trình tạo lập và thu thập thông tin về các nhu cầu hiện tại và tương lai của khách hàng, về thị trường đồng thời phổ biến các thông tin đó trong toàn bộ tổ chức để có kế hoạch phối hợp các đơn vị chức năng nhằm ứng phó với các cơ hội của thị trường. Ban đầu định nghĩa của tác giả đã bắt nguồn từ góc độ thị trường, sau đó chỉ ra sự phối hợp giữa các bộ phận có liên quan trong việc đáp ứng các nhu cầu thị trường. Slater và Narver (1990) tiếp cận định hướng thị trường như là một khía cạnh văn hóa doanh nghiệp. Theo đó định hướng thị trường là các hành động cần thiết và có hiệu quả nhằm tạo ra giá trị vượt trội cho khách hàng, và từ đó sẽ mang lại kết quả kinh doanh vượt trội cho doanh nghiệp. Mặc dù các tác giả trên đã tiếp cận định nghĩa về định hướng thị trường từ các góc độ khác nhau, tuy nhiên tất cả đều đi đến điểm chung là doanh nghiệp cần phải tập trung vào khách hàng và đó là trách nhiệm chung của cả tổ chức chứ không phải là trách nhiệm của một bộ phận. 2.2. Các thành phần của định hướng thị trường Slater và Narver (1990) cho rằng định hướng thị trường bao gồm 3 thành phần: Định hướng về khách hàng, định hướng cạnh tranh và phối hợp chức năng: 65 Taïp chí Kinh teá - Kyõ thuaät yy Định hướng về khách hàng (Customer orientation): Doanh nghiệp tạo ra giá trị cho khách hàng bằng cách gia tăng các lợi ích cho khách hàng trong mối tương quan với việc giảm các chi phí mà ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác động của định hướng thị trường đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại dịch vụ tại TP. Hồ Chí Minh Taïp chí Kinh teá - Kyõ thuaät TÁC ĐỘNG CỦA ĐỊNH HƯỚNG THỊ TRƯỜNG ĐẾN KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TẠI TP. HỒ CHÍ MINH Phạm Xuân Lan*, Nguyễn Thị Hoàng Mai ** ABSTRACT Nghiên cứu này nhằm xác định các thành phần của định hướng thị trường tác động đến kết quả kinh doanh và hiện trạng cũng như khả năng ứng dụng các thành phần tại các doanh nghiệp ngành thương mại dịch vụ thành phố Hồ Chí Minh. Mô hình nghiên cứu và thang đo được hình thành trên cơ sở lý thuyết và dựa trên kết quả nghiên cứu định tính. Kết quả nghiên cứu trên mẫu khảo sát 156 doanh nghiệp cho thấy 1. Hiện nay các doanh nghiệp thương mại dịch vụ tại thành phố Hồ Chí Minh đang có mức độ định hướng thị trường khá & 2. Kết quả nghiên cứu cũng xác nhận chỉ có 1 yếu tố của định hướng thị trường là: “ứng phó nhanh nhạy” là có tác động dương đến kết quả kinh doanh. Các thành phần còn lại của định hướng thị trường bao gồm: định hướng khách hàng; định hướng cạnh tranh và phối hợp chức năng có tác động rất nhỏ và không có ý nghĩa thống kê đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Từ khóa: Định hướng thị trường, thương mại dịch vụ, kết quả kinh doanh THE EFFECT OF MARKET ORIENTATION TO BUSINESS RESULTS FROM SERVICE AND BUSINESS COMPANIES IN HCMC ABSTRACT This research is to definite the effect of market orientation components to the business result, actual state and skill of applied components from Service and Business Companies in HCMC. The research model and measurement are based on theory and research result and qualitative research results. The investigation on 156 Service and Business Companies in HCMC shows that the first is they currently have market orientation measure which is quite good. The second is the definition which there is a factor of market orientation is “take action quickly” to the effect of business result. Of the other components of the market orientation include: the direction of customers; orientation competence; set functionality to take action very small and no meaningful statistics up to the business result of Service and Business Companies in HCMC. Keywords: market orientation, business service, business results * PGS,TS, Khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học kinh tế TP.HCM. Email: lanqtkd@ueh.edu.vn. ** ThS. Ngân hàng TMCP Á Châu. Email: hoangmai.acb@gmail.com. 64 Tác động của định hướng . . . 1. GIỚI THIỆU Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt như hiện nay việc tìm kiếm các giải pháp nhằm nâng cao kết quả kinh doanh là mối quan tâm của nhiều nhà quản lý và chủ các doanh nghiệp. Vấn đề này cũng đã được nhiều nhà nghiên cứu trong lĩnh vực quản trị kinh doanh quan tâm, chẳng hạn như: Baker và Sinkula (1999) nghiên cứu hai nhân tố định hướng thị trường và định hướng học hỏi tổ chức; Barret (2005) nghiên cứu bốn nhân tố định hướng thị trường, định hướng kinh doanh, sự linh hoạt trong tổ chức và định hướng học hỏi tổ chức, nhưng cũng có nhiều nghiên cứu chỉ tiếp cận một nhân tố. Trong đó, định hướng thị trường là nhân tố được khá nhiều nghiên cứu quan tâm. Tại Việt Nam, cũng đã từng có rất nhiều nghiên cứu về vấn đề này đối với doanh nghiệp nói chung (Lê Nguyễn Hậu và Phạm Ngọc Thúy, 2007) và trong từng lĩnh vực cụ thể nói riêng như ngành du lịch (Lại Văn Tài và Hứa Kiều Phương Mai, 2007), ngành cơ khí (Bùi Huy Hải Bích và Võ Thị Thanh Nhàn, 2007). Đặc biệt là nghiên cứu của Lê Nguyễn Hậu và Phạm Ngọc Thúy (2007) đã cho thấy được nguyên lý quản lý theo định hướng thị trường là phù hợp với các doanh nghiệp tại Tp. Hồ Chí Minh, việc vận dụng tốt các nguyên lý này sẽ mang lại kết quả kinh doanh tốt cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, thực tế cho thấy hiện nay nhiều doanh nghiệp vẫn chưa thực sự hiểu đúng về các nội dung của định hướng thị trường và chưa có khả năng ứng dụng tốt nhân tố này để cải thiện kết quả kinh doanh. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ĐỊNH HƯỚNG THỊ TRƯỜNG VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 2.1. Định hướng thị trường Về mặt lý thuyết, thuật ngữ định hướng thị trường (Market Orientation) được biết đến đầu tiên ở các nước phát triển từ những năm 1957-1960 (Kohli và Jaworski, 1990). Đến những năm 1990, tư tưởng về định hướng thị trường mới được nghiên cứu sâu và ứng dụng rộng rãi tại các nước trên thế giới. Sự phát triển mạnh mẽ của lý thuyết này là nhờ vào những đóng góp quan trọng của các nhà nghiên cứu Kohli và Jaworski, Slater và Narver. Tiếp cận từ quan điểm hành vi, Kohli và Jaworski (1990) định nghĩa định hướng thị trường như là một quá trình tạo lập và thu thập thông tin về các nhu cầu hiện tại và tương lai của khách hàng, về thị trường đồng thời phổ biến các thông tin đó trong toàn bộ tổ chức để có kế hoạch phối hợp các đơn vị chức năng nhằm ứng phó với các cơ hội của thị trường. Ban đầu định nghĩa của tác giả đã bắt nguồn từ góc độ thị trường, sau đó chỉ ra sự phối hợp giữa các bộ phận có liên quan trong việc đáp ứng các nhu cầu thị trường. Slater và Narver (1990) tiếp cận định hướng thị trường như là một khía cạnh văn hóa doanh nghiệp. Theo đó định hướng thị trường là các hành động cần thiết và có hiệu quả nhằm tạo ra giá trị vượt trội cho khách hàng, và từ đó sẽ mang lại kết quả kinh doanh vượt trội cho doanh nghiệp. Mặc dù các tác giả trên đã tiếp cận định nghĩa về định hướng thị trường từ các góc độ khác nhau, tuy nhiên tất cả đều đi đến điểm chung là doanh nghiệp cần phải tập trung vào khách hàng và đó là trách nhiệm chung của cả tổ chức chứ không phải là trách nhiệm của một bộ phận. 2.2. Các thành phần của định hướng thị trường Slater và Narver (1990) cho rằng định hướng thị trường bao gồm 3 thành phần: Định hướng về khách hàng, định hướng cạnh tranh và phối hợp chức năng: 65 Taïp chí Kinh teá - Kyõ thuaät yy Định hướng về khách hàng (Customer orientation): Doanh nghiệp tạo ra giá trị cho khách hàng bằng cách gia tăng các lợi ích cho khách hàng trong mối tương quan với việc giảm các chi phí mà ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Định hướng thị trường Doanh nghiệp thương mại dịch vụ Thương mại dịch vụ Định hướng khách hàng Định hướng cạnh tranhGợi ý tài liệu liên quan:
-
122 trang 76 0 0
-
74 trang 43 0 0
-
Bài giảng Thương nhân và hoạt động thương mại
31 trang 43 0 0 -
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Hộ kinh doanh theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Tây Ninh
75 trang 38 0 0 -
Tìm hiểu về quy tắc xuất xứ trong thương mại dịch vụ
8 trang 37 0 0 -
Tìm hiểu về can thiệp của chính phủ trong thương mại dịch vụ
10 trang 34 0 0 -
102 trang 29 0 0
-
Nghiên cứu các nhân tố tác động đến đổi mới của doanh nghiệp du lịch tại thành phố Đà Nẵng
6 trang 29 0 0 -
Giáo trình Quản trị dịch vụ: Phần 1
169 trang 29 1 0 -
Phương pháp kiếm tiền bằng đầu tư chứng khoán: Phần 1
214 trang 29 0 0