Tác động của đòn bẩy tài chính và rủi ro tài chính đến giá trị doanh nghiệp: Trường hợp ngành xây dựng Việt Nam
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 415.79 KB
Lượt xem: 31
Lượt tải: 0
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nghiên cứu đánh giá tác động của đòn bẩy tài chính và rủi ro tài chính đến giá trị doanh nghiệp trong ngành xây dựng Việt Nam. Nhóm nghiên cứu thu thập số liệu tài chính của 94 Công ty cổ phần Xây dựng được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) và thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) tại Việt Nam trong giai đoạn 2012-2016 nhằm đánh giá và định lượng theo mô hình hồi quy dữ liệu bảng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác động của đòn bẩy tài chính và rủi ro tài chính đến giá trị doanh nghiệp: Trường hợp ngành xây dựng Việt Nam TÁC ĐỘNG CỦA ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH VÀ RỦI RO TÀI CHÍNH ĐẾN GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP: TRƯỜNG HỢP NGÀNH XÂY DỰNG VIỆT NAM Diêm Thị Thanh Hải, Nguyễn Quỳnh Anh*, Nguyễn Thị Thanh Hà 1 TÓM TẮT: Nghiên cứu đánh giá tác động của đòn bẩy tài chính và rủi ro tài chính đến giá trị doanh nghiệp trong ngành xây dựng Việt Nam. Nhóm nghiên cứu thu thập số liệu tài chính của 94 Công ty cổ phần Xây dựng được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) và thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) tại Việt Nam trong giai đoạn 2012-2016 nhằm đánh giá và định lượng theo mô hình hồi quy dữ liệu bảng. Mô hình thực nghiệm cho thấy tác động của đòn bẩy tài chính và rủi ro thanh khoản đến giá trị doanh nghiệp không có ý nghĩa thống kê, trong khi rủi ro phá sản có tương quan mạnh với giá trị doanh nghiệp. Từ khóa: Đòn bẩy tài chính; Giá trị doanh nghiệp; Rủi ro tài chính; Rủi ro thanh khoản; Rủi ro phá sản. 1. GIỚI THIỆU Tối đa hóa giá trị doanh nghiệp là mục tiêu mà tất cả các quyết định tài chính cần phải hướng đến, bao gồm quyết định về cơ cấu nguồn vốn và quản trị rủi ro. Khi xem xét về chính sách huy động vốn cũng như quyết định về cơ cấu nguồn vốn hay mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính, một trong những yếu tố tiên quyết cần phải cân nhắc chính là mức độ rủi ro tài chính và tác động của rủi ro đến giá trị doanh nghiệp khi sử dụng đòn bẩy. Do đó nghiên cứu được xây dựng nhằm đánh giá tác động của đòn bẩy tài chính và rủi ro tài chính đến giá trị doanh nghiệp. Modigliani & Miller (1958) đã chỉ ra rằng trong môi trường lý tưởng không có sự tác động của thuế, chi phí giao dịch, chi phí kiệt quệ tài chính và giả định về thị trường vốn hoàn hảo, cơ cấu nguồn vốn không ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp. Tuy nhiện hiện nay không có thị trường nào đáp ứng đủ các điều kiện trên và mỗi khi bỏ đi một giả định thì sẽ thu được những kết quả mới. Mối quan hệ giữa hai yếu tố này đã được lựa chọn và nghiên cứu trong rất nhiều tài liệu đi trước và giữa chúng có những kết luận đối lập nhau. Về tác động của đòn bẩy tài chính tới giá trị doanh nghiệp, tồn tại những nghiên cứu cho rằng đòn bẩy tài chính không tác động tới giá trị doanh nghiệp, hay không tồn tại mối quan hệ giữa hai yếu tố này như nghiên cứu của Setiadharma & Machali (2017); Kodongo, Mokoteli, & Maina (2014). Mặt khác, Jensen & Meckling (1976) đã đưa ra nhận định đòn bẩy tài chính làm thay đổi cấu trúc vốn của doanh nghiệp, từ đó tác động tới quyết định của nhà quản trị và ảnh hưởng tới giá trị doanh nghiệp, khẳng định tồn tại mối quan hệ phụ thuộc sâu sắc giữa hai yếu tố này. Phần lớn các nghiên cứu đều chỉ ra sự tồn tại của mối quan hệ giữa đòn bẩy tài chính và giá trị doanh nghiệp, tuy nhiên những kết luận đó không có sự thống nhất về phương hướng tác động của đòn bẩy tài chính tới giá trị doanh nghiệp. Cùng quan điểm đòn bẩy tài chính có mối quan hệ rõ nét và cùng chiều với Học viện Tài chính, Hanoi , 100000, Vietnam. 1 916 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA giá trị doanh nghiệp có các nghiên cứu của Raheel & Shah (2015); Hussan (2016). Đòn bẩy tài chính có thể giúp gia tăng giá trị doanh nghiệp do phần lợi ích từ “lá chắn thuế” nó đem lại và tạo điều kiện cho doanh nghiệp kịp thời nắm bắt các cơ hội đầu tư. Ngược lại, các nghiên cứu của Loncan & Caldeira (2014); Rayan (2008); Lasher (2003); và Margaritis & Psillaki (2007) lại có kết luận rằng sử dụng đòn bẩy tài chính với mức độ càng lớn thì càng khiến giá trị doanh nghiệp sụt giảm, hay đòn bẩy tài chính có mối quan hệ ngược chiều với giá trị doanh nghiệp. Điều này được giải thích trong trường hợp doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả, lợi ích thu được từ lá chắn thuế không thể bù đắp được thua lỗ, cũng như không có đủ khả năng để trang trải gánh nợ lãi vay, giá trị doanh nghiệp vì vậy mà bị giảm sút. Một trong những hệ quả không mong muốn khi sử dụng đòn bẩy tài chính là sự gia tăng rủi ro tài chính. Điều này có thể được giải thích do chi phí phá sản rất đắt đỏ và có thể vượt qua những lợi ích liên quan đến thuế mà đòn bẩy mang lại (Ross, Westerfield, & Jordan, 2010). Rủi ro tài chính là những rủi ro trong hoạt động tài chính gây nên biến động cho kết quả kỳ vọng trong tương lai. Vì vậy, rủi ro tài chính phổ biến được cho rằng sẽ có tác động tiêu cực tới giá trị doanh nghiệp. Tuy nhiên, có một số quan điểm khác lại cho rằng nếu có thể nhận biết những tiềm năng và tiến hành quản lý rủi ro thì hoàn toàn có thể giảm thiểu thiệt hại, thậm chí giúp gia tăng giá trị cho tổ chức kinh doanh (Woods & Dowd, 2008). Trong các rủi ro tài chính, rủi ro thanh khoản là loại có mối quan hệ mật thiết nhất đến đòn bẩy tài chính. Rủi ro thanh khoản là rủi ro đại diện cho một khoản đầu tư khó có thể bán được trên thị trường khi cần tránh mất mát có khả năng xảy ra (Iqbal, Chaudry, Iqbal, & Din, 2015). Cùng với quan điểm như vậy, nghiên cứu trên đã đưa ra kết luận rủi ro thanh khoản có mối tương quan tỷ lệ nghịch với khả năng sinh lời của công ty, rủi ro thanh khoản càng cao thì giá trị doanh nghiệp càng có nguy cơ giảm. Hơn nữa, Du, Wu, & Liang (2016); và Vivian & Fang (2009) đã khẳng định mức thanh khoản của một công ty có mối quan hệ tương quan cùng chiều với giá trị doanh nghiệp. Tuy nhiên, những tài sản có tính thanh khoản cao như tiền, trái phiếu chính phủ có mức tỷ suất sinh lời thấp nên việc nắm giữ những tài sản này làm gia tăng chi phí cơ hội của doanh nghiệp. Cùng với đó, giữ các khoản tiền và tương đương tiền cao gây ra tình trạng tiền tệ ứ đọng trong doanh nghiệp, không sinh lời, và không tạo thu nhập cho doanh ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác động của đòn bẩy tài chính và rủi ro tài chính đến giá trị doanh nghiệp: Trường hợp ngành xây dựng Việt Nam TÁC ĐỘNG CỦA ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH VÀ RỦI RO TÀI CHÍNH ĐẾN GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP: TRƯỜNG HỢP NGÀNH XÂY DỰNG VIỆT NAM Diêm Thị Thanh Hải, Nguyễn Quỳnh Anh*, Nguyễn Thị Thanh Hà 1 TÓM TẮT: Nghiên cứu đánh giá tác động của đòn bẩy tài chính và rủi ro tài chính đến giá trị doanh nghiệp trong ngành xây dựng Việt Nam. Nhóm nghiên cứu thu thập số liệu tài chính của 94 Công ty cổ phần Xây dựng được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) và thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) tại Việt Nam trong giai đoạn 2012-2016 nhằm đánh giá và định lượng theo mô hình hồi quy dữ liệu bảng. Mô hình thực nghiệm cho thấy tác động của đòn bẩy tài chính và rủi ro thanh khoản đến giá trị doanh nghiệp không có ý nghĩa thống kê, trong khi rủi ro phá sản có tương quan mạnh với giá trị doanh nghiệp. Từ khóa: Đòn bẩy tài chính; Giá trị doanh nghiệp; Rủi ro tài chính; Rủi ro thanh khoản; Rủi ro phá sản. 1. GIỚI THIỆU Tối đa hóa giá trị doanh nghiệp là mục tiêu mà tất cả các quyết định tài chính cần phải hướng đến, bao gồm quyết định về cơ cấu nguồn vốn và quản trị rủi ro. Khi xem xét về chính sách huy động vốn cũng như quyết định về cơ cấu nguồn vốn hay mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính, một trong những yếu tố tiên quyết cần phải cân nhắc chính là mức độ rủi ro tài chính và tác động của rủi ro đến giá trị doanh nghiệp khi sử dụng đòn bẩy. Do đó nghiên cứu được xây dựng nhằm đánh giá tác động của đòn bẩy tài chính và rủi ro tài chính đến giá trị doanh nghiệp. Modigliani & Miller (1958) đã chỉ ra rằng trong môi trường lý tưởng không có sự tác động của thuế, chi phí giao dịch, chi phí kiệt quệ tài chính và giả định về thị trường vốn hoàn hảo, cơ cấu nguồn vốn không ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp. Tuy nhiện hiện nay không có thị trường nào đáp ứng đủ các điều kiện trên và mỗi khi bỏ đi một giả định thì sẽ thu được những kết quả mới. Mối quan hệ giữa hai yếu tố này đã được lựa chọn và nghiên cứu trong rất nhiều tài liệu đi trước và giữa chúng có những kết luận đối lập nhau. Về tác động của đòn bẩy tài chính tới giá trị doanh nghiệp, tồn tại những nghiên cứu cho rằng đòn bẩy tài chính không tác động tới giá trị doanh nghiệp, hay không tồn tại mối quan hệ giữa hai yếu tố này như nghiên cứu của Setiadharma & Machali (2017); Kodongo, Mokoteli, & Maina (2014). Mặt khác, Jensen & Meckling (1976) đã đưa ra nhận định đòn bẩy tài chính làm thay đổi cấu trúc vốn của doanh nghiệp, từ đó tác động tới quyết định của nhà quản trị và ảnh hưởng tới giá trị doanh nghiệp, khẳng định tồn tại mối quan hệ phụ thuộc sâu sắc giữa hai yếu tố này. Phần lớn các nghiên cứu đều chỉ ra sự tồn tại của mối quan hệ giữa đòn bẩy tài chính và giá trị doanh nghiệp, tuy nhiên những kết luận đó không có sự thống nhất về phương hướng tác động của đòn bẩy tài chính tới giá trị doanh nghiệp. Cùng quan điểm đòn bẩy tài chính có mối quan hệ rõ nét và cùng chiều với Học viện Tài chính, Hanoi , 100000, Vietnam. 1 916 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA giá trị doanh nghiệp có các nghiên cứu của Raheel & Shah (2015); Hussan (2016). Đòn bẩy tài chính có thể giúp gia tăng giá trị doanh nghiệp do phần lợi ích từ “lá chắn thuế” nó đem lại và tạo điều kiện cho doanh nghiệp kịp thời nắm bắt các cơ hội đầu tư. Ngược lại, các nghiên cứu của Loncan & Caldeira (2014); Rayan (2008); Lasher (2003); và Margaritis & Psillaki (2007) lại có kết luận rằng sử dụng đòn bẩy tài chính với mức độ càng lớn thì càng khiến giá trị doanh nghiệp sụt giảm, hay đòn bẩy tài chính có mối quan hệ ngược chiều với giá trị doanh nghiệp. Điều này được giải thích trong trường hợp doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả, lợi ích thu được từ lá chắn thuế không thể bù đắp được thua lỗ, cũng như không có đủ khả năng để trang trải gánh nợ lãi vay, giá trị doanh nghiệp vì vậy mà bị giảm sút. Một trong những hệ quả không mong muốn khi sử dụng đòn bẩy tài chính là sự gia tăng rủi ro tài chính. Điều này có thể được giải thích do chi phí phá sản rất đắt đỏ và có thể vượt qua những lợi ích liên quan đến thuế mà đòn bẩy mang lại (Ross, Westerfield, & Jordan, 2010). Rủi ro tài chính là những rủi ro trong hoạt động tài chính gây nên biến động cho kết quả kỳ vọng trong tương lai. Vì vậy, rủi ro tài chính phổ biến được cho rằng sẽ có tác động tiêu cực tới giá trị doanh nghiệp. Tuy nhiên, có một số quan điểm khác lại cho rằng nếu có thể nhận biết những tiềm năng và tiến hành quản lý rủi ro thì hoàn toàn có thể giảm thiểu thiệt hại, thậm chí giúp gia tăng giá trị cho tổ chức kinh doanh (Woods & Dowd, 2008). Trong các rủi ro tài chính, rủi ro thanh khoản là loại có mối quan hệ mật thiết nhất đến đòn bẩy tài chính. Rủi ro thanh khoản là rủi ro đại diện cho một khoản đầu tư khó có thể bán được trên thị trường khi cần tránh mất mát có khả năng xảy ra (Iqbal, Chaudry, Iqbal, & Din, 2015). Cùng với quan điểm như vậy, nghiên cứu trên đã đưa ra kết luận rủi ro thanh khoản có mối tương quan tỷ lệ nghịch với khả năng sinh lời của công ty, rủi ro thanh khoản càng cao thì giá trị doanh nghiệp càng có nguy cơ giảm. Hơn nữa, Du, Wu, & Liang (2016); và Vivian & Fang (2009) đã khẳng định mức thanh khoản của một công ty có mối quan hệ tương quan cùng chiều với giá trị doanh nghiệp. Tuy nhiên, những tài sản có tính thanh khoản cao như tiền, trái phiếu chính phủ có mức tỷ suất sinh lời thấp nên việc nắm giữ những tài sản này làm gia tăng chi phí cơ hội của doanh nghiệp. Cùng với đó, giữ các khoản tiền và tương đương tiền cao gây ra tình trạng tiền tệ ứ đọng trong doanh nghiệp, không sinh lời, và không tạo thu nhập cho doanh ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Đòn bẩy tài chính Giá trị doanh nghiệp Rủi ro tài chính Rủi ro thanh khoản Rủi ro phá sảnGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính (Tái bản lần thứ ba): Phần 2
194 trang 292 1 0 -
Đề cương học phần Tài chính doanh nghiệp
20 trang 287 0 0 -
Tiểu luận: Các phương pháp định giá
39 trang 244 0 0 -
Giáo trình Tài chính doanh nghiệp - TS.Phạm Thanh Bình
203 trang 215 0 0 -
Các bước cơ bản trình bày báo cáo tài chính hợp nhất theo chuẩn mực kế toán quốc tế
6 trang 174 0 0 -
110 trang 172 0 0
-
5 trang 133 0 0
-
Ước tính hệ số Beta trong thẩm định giá trị doanh nghiệp: Từ lý thuyết đến thực tiễn
8 trang 128 0 0 -
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua lại cổ phiếu của doanh nghiệp Việt Nam
12 trang 118 0 0 -
Giáo trình Quản trị tài chính công ty: Phần 2 - TS. Nguyễn Quốc Khánh, ThS. Đàng Quang Vắng
313 trang 115 2 0