Danh mục

Tác động của Fintech tới nghiệp vụ và quản trị ngân hàng tại Việt Nam

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 530.39 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 9,000 VND Tải xuống file đầy đủ (16 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nội dung bài viết trình bày fintech tạo ra cả tác động tích cực như: tăng mức độ phổ cập tài chính, tăng tự động hóa, giảm chi phí giao dịch, giúp nâng cấp và cải tiến dịch vụ ngân hàng, phù hợp với nhu cầu ngày càng tăng và đa dạng của khách hàng, giảm rủi ro. Tuy vậy, các tác động tiêu cực là: đối thủ cạnh tranh trực tiếp của ngân hàng ở một số lĩnh vực, sự liên kết và lòng trung thành của khách hàng đối với ngân hàng bị suy giảm; rủi ro do tội phạm công nghệ trong lĩnh vực ngân hàng tăng cao. Mời các bạn tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác động của Fintech tới nghiệp vụ và quản trị ngân hàng tại Việt Nam Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG TÁC ĐỘNG CỦA FINTECH TỚI NGHIỆP VỤ VÀ QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM PGS.TS. Lê Thanh Tâm1 Viện Ngân hàng - Tài chính, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân TS. Lê Nhật Hạnh Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh ThS. Nguyễn Việt Cường Vietcombank Ba Đình ThS. Lê Phong Châu Viện Ngân hàng - Tài chính, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Sự phát triển của lĩnh vực công nghệ tài chính (Fintech) là kết quả của ứng dụng Cách mạng công nghiệp 4.0 đang tác động mạnh mẽ tới mọi công tác quản trị và nghiệp vụ ngân hàng. Fintech gồm năm lĩnh vực: e-KYC; Blockchain; thanh toán; Open APIs; và peer-to-peer lending. Fintech tác động mạnh mẽ tới hệ sinh thái tài chính - ngân hàng, trong đó, hệ thống ngân hàng truyền thống chịu tác động nhiều nhất, cả về nghiệp vụ và quản trị. Fintech tạo ra cả tác động tích cực như: tăng mức độ phổ cập tài chính, tăng tự động hóa, giảm chi phí giao dịch, giúp nâng cấp và cải tiến dịch vụ ngân hàng, phù hợp với nhu cầu ngày càng tăng và đa dạng của khách hàng, giảm rủi ro. Tuy vậy, các tác động tiêu cực là: đối thủ cạnh tranh trực tiếp của ngân hàng ở một số lĩnh vực, sự liên kết và lòng trung thành của khách hàng đối với ngân hàng bị suy giảm; rủi ro do tội phạm công nghệ trong lĩnh vực ngân hàng tăng cao. Tại Việt Nam, khung pháp lý về Fintech đã bắt đầu được xây dựng và đang có những bước hoàn thiện nhất định. Tiềm năng thị trường khách hàng sử dụng Fintech rất tốt với cơ cấu dân số vàng, tỷ lệ người dùng Internet và smart phone cao, trong khi giao dịch đầu tư cho start-up Fintech tăng trưởng mạnh mẽ. Tuy vậy, các công ty Fintech tại Việt Nam hiện vẫn tập trung vào lĩnh vực thanh toán, các lĩnh vực khác còn khá ít, hoạt động Fintech còn kém phát triển, các tác động tích cực đang ở mức tiềm năng và nhỏ lẻ, trong khi một số tác động tiêu cực đã xuất hiện. Để tận dụng được tiềm năng phát triển của Fintech Việt Nam, cần có sự tham gia của nhiều bên có liên quan trong hệ sinh thái Fintech, đặc biệt là Ngân hàng Nhà nước, các NHTM và công ty Fintech. Từ khóa: Blockchain, e-KYC, Fintech, ngân hàng, open API, peer-to-peer lending, thanh toán 1 Email của tác giả: tamlt@neu.edu.vn 20 Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG Giới thiệu Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 (industrie 4.0) trong thời đại Internet kết nối vạn vật (Internet of things) và trí tuệ nhân tạo (artificial intelligence - AI) có tốc độ đột phá công nghệ chưa có tiền lệ trong lịch sử, phạm vi ảnh hưởng rộng lớn trên toàn cầu và đang phá vỡ cấu trúc của hầu hết các ngành công nghiệp ở mọi quốc gia. Sự phát triển của lĩnh vực công nghệ tài chính (Fintech) là kết quả của ứng dụng Cách mạng công nghiệp 4.0 đang tác động mạnh mẽ tới mọi công tác quản trị và nghiệp vụ ngân hàng và người dùng cuối cùng. Một số giao dịch Fintech đang thay đổi ngành ngân hàng một cách căn bản. Lần đầu tiên trong lịch sử, vào ngày 14/5/2018, HSBC đã dùng công nghệ chuỗi khối (blockchain) trong giao dịch tài trợ thương mại quốc tế với Ngân hàng ING của Hà Lan để hỗ trợ Công ty Nông nghiệp và Thực phẩm Cargill, giảm thời gian giao dịch xuống 24 giờ, so với mức thông thường 10 ngày theo phương pháp truyền thống (Browne, 2018). Tại Trung Quốc, 900 triệu/tổng số 1,4 tỷ người hiện đang dùng QR code để thanh toán hàng ngày, kể cả lái xe taxi, trong khi từ chối nhận tiền mặt hoặc thẻ tín dụng (Banjo, 2018). Fintech đã có các tác động rất lớn, cả tích cực và tiêu cực đến nghiệp vụ và quản trị ngân hàng. Bài viết này có mục tiêu: Thứ nhất, tổng hợp các vấn đề cơ bản về Fintech và tác động của Fintech đến nghiệp vụ - quản trị ngân hàng. Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng Fintech và tác động của sự phát triển Fintech tới ngành ngân hàng Việt Nam trên các khía cạnh: khung pháp lý và các hoạt động xây dựng hệ sinh thái cho Fintech tại Việt Nam; thực trạng hoạt động Fintech tại Việt Nam và các tác động. Thứ ba, đề xuất ba nhóm khuyến nghị với các cơ quan quản lý, các ngân hàng thương mại, và các công ty Fintech, góp phần tối ưu hóa các tác động tích cực và giảm thiểu tác động tiêu cự của Fintech tới nghiệp vụ và quản trị ngân hàng Việt Nam trong thời gian tới. 1. Các vấn đề cơ bản về Fintech và tác động của Fintech đến nghiệp vụ và quản trị ngân hàng 1.1. Fintech và các cấu phần của Fintech Hiện nay, có khoảng hơn 200 khái niệm khác nhau về công nghệ tài chính - Fintech (viết tắt của cụm từ financial technology), nhưng khái niệm được tổng hợp lại và thống nhất nhiều nhất là: Fintech là việc áp dụng các công nghệ đổi mới, sáng tạo và hiện đại cho lĩnh vực tài chính, nhằm mang tới cho khách hàng các giải pháp/dịch vụ tài chính minh bạch, hiệu quả và thuận tiện với chi phí thấp hơn so với các dịch vụ tài chính truyền thống (Mackenzie, 2015, Partrick, 2017). Theo Diễn đàn kinh tế thế giới WEF, 21 Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG Fintech chỉ tập trung vào việc ứng dụng công nghệ phát triển từ các công ty nhỏ, mới tham gia thị trường, không kể đến việc các công ty công nghệ lớn như Apple phá ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: