Danh mục

Tác động của kiểm soát nội bộ tới hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 419.88 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Tác động của kiểm soát nội bộ tới hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam" phân tích tác động của kiểm soát nội bộ đến hiệu quả hoạt động của các công ty chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (đo lường qua chỉ tiêu ROA, ROE và khả năng cạnh tranh). Nghiên cứu sử dụng nguồn dữ liệu sơ cấp được thu thập từ bảng câu hỏi và tiến hành phân tích qua chỉ số Cronbach Alpha và hồi quy bội. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác động của kiểm soát nội bộ tới hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 TÁC ĐỘNG CỦA KIỂM SOÁT NỘI BỘ TỚI HIỆU QUẢHOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAMIMPACTS OF INTERNAL CONTROL ON BUSINESS PERFORMANCE OF FOOD PROCESSING COMPANIES LISTED IN VIETNAMESE STOCK EXCHANGE TS. Phan Thị Thanh Loan Trường Đại học Kinh tế Quốc dânNgày nhận bài: 25/9/2021Ngày nhận kết quả phản biện: 15/10/2021Ngày chấp nhận đăng: 15/11/2021 TÓM TẮT Các công ty chế biến thực phẩm Việt Nam đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, mang lại nguồn thu nhập lớn từ xuất khẩu. KSNB đã được các công ty thiết kế và vận hành để đối phó với các loại rủi ro mà công ty đang phải đối mặt hiện nay. Bài viết này phân tích tác động của kiểm soát nội bộ đến hiệu quả hoạt động của các công ty chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (đo lường qua chỉ tiêu ROA, ROE và khả năng cạnh tranh). Nghiên cứu sử dụng nguồn dữ liệu sơ cấp được thu thập từ bảng câu hỏi và tiến hành phân tích qua chỉ số Cronbach Alpha và hồi quy bội. Kết quả cho thấy ba cấu phần của kiểm soát nội bộ là môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro và hoạt động kiểm soát có tác động tích cực và có ý nghĩa thống kê đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam; trong khi hai thành phần còn lại là thông tin, truyền thông và giám sát không có tác động có ý nghĩa thống kê. Từ khóa: Kiểm soát nội bộ, môi trường kiểm soát, hiệu quả hoạt động, doanh nghiệp chế biến thực phẩm. ABSTRACT Vietnamese food processing companies play an important role in the Vietnamese economy thanks to export earnings. However, the companies face with many kinds of risks and have been using internal controls to deal with. The paper is to analyze the impacts of internal controls on business performance of food processing companies listed in Vietnamese stock exchange, speciafically, ROA, ROE and competitiveness of such companies. Primary data collected from questionnaires were used. The study utilizes Cronbach Alpha, and multiple regression. The results show that three components of internal controls, namely control environment, risk assessment and control activities have positive and statistically significant impacts on business performance; while two other components namely information and communication and monitoring have no statisitically significant impacts on business performance of food processing companies listed in Vietnamese stock exchanges. Keywords: Internal control, control environment, performance, food processing companies 1360 Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 20211. Giới thiệu Trong bối cảnh rủi ro của các doanh nghiệp ngày càng gia tăng và phức tạp, kiểm soát nộibộ (KSNB) là chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà quản lý và kiểm toán viên. Dựatrên các thành phần được liên kết chặt chẽ nhằm mục đích ứng phó với rủi ro, KSNB hỗ trợ tổchức đạt được các mục tiêu của họ. Ở Việt Nam, gần đây đã có những nghiên cứu về thực trạngKSNB của doanh nghiệp trong các lĩnh vực cụ thể bằng phương pháp định lượng, tuy nhiên, chưacó nghiên cứu đầy đủ nào tập trung vào KSNB theo hướng kiểm soát rủi ro, hướng đến hiệu quảhoạt động (HQHĐ) của doanh nghiệp. Trên thực tế, ngành công nghiệp chế biến thực phẩm(CBTP) của Việt Nam là một ngành vô cùng quan trọng trong nền kinh tế. Tuy nhiên, trong bốicảnh Việt Nam đang hội nhập mạnh mẽ, các công ty CBTP phải đối mặt với nhiều rủi ro khácnhau về nguyên liệu, công nghệ sản xuất, chất lượng sản phẩm, thị trường tiêu thụ và thị hiếu củangười tiêu dùng. Đứng trước những rủi ro và thách thức lớn đó, các nhà quản lý cần có KSNB hữuhiệu, có biện pháp điều chỉnh kịp thời đối với các rủi ro để nâng cao năng lực, HQHĐ từ đó đạtđược chiến lược phát triển của doanh nghiệp và của ngành. Đặc biệt, với doanh nghiệp niêm yết,áp lực về HQHĐ lại càng lớn do lợi nhuận là yếu tố quyết định khả năng tiếp tục niêm yết, và lợinhuận cũng là đòi hỏi của đông đảo các cổ đông. Do đó, bài viết này nghiên cứu ảnh hưởng củaKSNB đến HQHĐ của các doanh nghiệp CBTP niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam.2. Cơ sở lý thuyết xây dựng mô hình nghiên cứu2.1. Lý thuyết đại diện Lý thuyết đại diện được phát triển bởi Alchian và Demsetz năm 1972, sau đó được Jensenvà Meckling phát triển thêm vào năm 1976. Lý thuyết này đảm bảo giải quyết 2 vấn đề xảy ratrong mối quan hệ đại diện, đó là: vấn đề đại diện và vấn đề chia sẻ rủi ro. Eisenhardt (1989) nhấnmạnh rằng một hệ thống quản trị phù hợp có thể làm giảm xung đột giữa các cơ quan. Trong doanhnghiệp, KSNB là một trong những cơ chế quản trị nội bộ giúp doanh nghiệp kiểm soát tốt hơnxung đột lợi ích, quản lý và chia sẻ rủi ro, nâng cao HQHĐ (Aman & Nguyen, 2008; Nguyen Tuan& Nguyen Hung, 2018). Long Wu (2019) cũng đã dựa trên lý thuyết đại diện và chứng minh đượcrằng KSNB tốt sẽ cải thiện chất lượng công bố thông tin, giảm chi phí đại diện và gia tăng giá trịcủa công ty của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Trung Quốc (2007-2015).Brahmadev Panda (2017) cũng đã chỉ ra các yếu tố cơ cấu sở hữu, quyền sở hữu điều hành và cơchế quản trị như cơ cấu hội đồng quản trị có thể giảm thiểu chi phí đại diện, hữu ích trong việckiểm soát xung đột giữa các cơ quan và chi phí của nó. Lý thuyết đại diện cũng đã được sử dụngđể làm sáng tỏ và cung cấp những hiểu biết sâu sắc về sự ảnh hưởng của các yếu tố thông tin kếtoán, thông tin thị trường đến HQHĐ của ngân hàng ở các quốc gia Ả Rập (Musa Darayseh, 2018).2.2. Lý thuyết đối phó ngẫu nhiên Lý thu ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: