Danh mục

Tác động của kinh tế thị trường và quá trình hội nhập đến văn hóa làng

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 473.55 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Thư Viện Số

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nội dung bài viết là trong lĩnh vực văn hóa, sự biến đổi này diễn ra trên nhiều khía cạnh: sinh kế, lối sống, tín ngưỡng… Cư dân nông thôn có tính chủ động và khả năng thích ứng cao trước bối cảnh mới qua việc tích cực tiếp thu những yếu tố văn hóa mới và lựa chọn phát huy một số yếu tố văn hóa truyền thống. Điều này dẫn đến sự hòa trộn các yếu tố công nghiệp - nông nghiệp, nông thôn - đô thị, truyền thống - hiện đại trong văn hóa làng ở nông thôn Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác động của kinh tế thị trường và quá trình hội nhập đến văn hóa làng Tác động của kinh tế thị trường và quá trình hội nhập đến văn hóa làng Nguyễn Giáo1 Viện Nghiên cứu Văn hóa, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Email: nguyengiao@gmail.com 1 Nhận ngày 13 tháng 2 năm 2017. Chấp nhận đăng ngày 13 tháng 3 năm 2017. Tóm tắt: Từ năm 1986 đến nay, trước sự tác động của nền kinh tế thị trường và quá trình hội nhập, nông thôn Việt Nam đã có nhiều biến đổi lớn. Trong lĩnh vực văn hóa, sự biến đổi này diễn ra trên nhiều khía cạnh: sinh kế, lối sống, tín ngưỡng… Cư dân nông thôn có tính chủ động và khả năng thích ứng cao trước bối cảnh mới qua việc tích cực tiếp thu những yếu tố văn hóa mới và lựa chọn phát huy một số yếu tố văn hóa truyền thống. Điều này dẫn đến sự hòa trộn các yếu tố công nghiệp nông nghiệp, nông thôn - đô thị, truyền thống - hiện đại trong văn hóa làng ở nông thôn Việt Nam. Từ khóa: Hội nhập, kinh tế thị trường, văn hóa làng. Abstract: Since 1986, under the impacts of the market economy and integration process, the Vietnamese countryside has been undergoing many major changes. In the cultural field, the changes have taken place in various aspects, namely the people’s livelihoods, lifestyles and beliefs… Rural inhabitants have been highly proactive and adaptive to the new context via actively absorbing the new cultural factors and selecting to promote a number of traditional ones. That has led to the blends of industrial and agricultural, urban and rural, and traditional and modern factors in the village culture of the Vietnamese countryside. Keywords: Integration, market economy, village culture. 1. Mở đầu Trước Đổi mới, mặc dù phần lớn dân cư làm nông nghiệp nhưng nước ta vẫn thường bị đe dọa bởi nguy cơ thiếu đói khi việc sản xuất không đủ đáp ứng nhu cầu cơ bản. Sự hội nhập quốc tế song song với bước chuyển từ nền kinh tế quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường cùng với các 72 chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn [1] là bước ngoặt đem lại những thay đổi to lớn cho nông thôn nước ta [3], [5], [28]. Mục tiêu công nghiệp hóa đã được xác định ở Việt Nam từ những năm 1960. Tuy nhiên, việc thực hiện nó không đạt hiệu quả do sự giới hạn trong vấn đề hội nhập quốc tế và sự kìm hãm của cơ chế kinh tế quan liêu, Nguyễn Giáo bao cấp. Trong thời kì Đổi mới, với sự mở rộng quan hệ đối ngoại và thực hiện nền kinh tế thị trường thì việc đưa Việt Nam từng bước phát triển, trở thành một nước công nghiệp hiện đại có điều kiện để hiện thực hóa. Quá trình hội nhập và thực hiện nền kinh tế thị trường đã làm thay da đổi thịt nông thôn Việt Nam. Nó là tác nhân của xu hướng đô thị hóa2, hiện đại hóa làng xã Việt trong thời gian qua. Kinh tế nông thôn nước ta với nhiều khu công nghiệp, các cụm công nghiệp/dịch vụ cùng cụm làng nghề được hình thành và phát triển đang chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng gắn với thị trường và tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ. Điều đó kéo theo sự chuyển dịch lao động từ khu vực nông nghiệp, nông thôn sang khu vực công nghiệp/dịch vụ, đô thị, đồng thời tính hiện đại hóa và thị trường hóa được gia tăng ngay trong sản xuất nông nghiệp và kinh tế làng xã. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của nông thôn ngày càng hiện đại hơn, bộ mặt làng xã có những thay đổi sâu sắc, nông dân tiếp cận gần với các nhu cầu sinh hoạt của thành thị và đời sống vật chất cũng như tinh thần của họ đang có những chuyển biến lớn. Bài viết phân tích những ảnh hưởng của kinh tế thị trường và quá trình hội nhập đến văn hóa làng ở nông thôn Việt Nam trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới của Đảng. 2. Tác động tới sinh kế Làng Việt trong lịch sử chủ yếu làm nông nghiệp. Những nghề phi nông nghiệp mà hầu như làng nào cũng có [41] thường được coi là nghề phụ và được làm lúc nông nhàn. Dù nhiều làng nghề xuất hiện, nhất là ở Bắc Bộ (làng đồng Quảng Bố, làng sơn Đình Bảng, giấy Đống Cao, rèn Đa Hội, pháo Đồng Kỵ, dệt Cẩm Giang...) nhưng không nhiều làng bỏ hẳn việc đồng áng. Cùng với quá trình hội nhập và kinh tế thị trường là quá trình chuyển đổi sinh kế mạnh mẽ đối với nông thôn và người nông dân Việt. Từ năm 1990 đến 2013, tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp nước ta đã giảm từ 73% xuống còn 46,9%, tỷ trọng lao động ngành công nghiệp tăng từ 11,2% lên 21,1%, tỷ trọng lao động ngành dịch vụ tăng từ 15,8% lên 32% [2, tr.86]. Một xu hướng lớn đang diễn ra ở những vùng nông thôn vốn chủ yếu làm nông nghiệp hiện nay là số lượng đáng kể người dân dời quê lên thành phố làm việc. Các nghiên cứu của Đặng Nguyên Anh, Goldsteinand và McNally [45], Adger và cộng sự [43], Agergaard và Vũ Thị Thảo [44]… cho thấy, xu hướng này đang gia tăng theo thời gian. Giữa bối cảnh nguồn thông tin về việc làm trở nên phong phú và dễ tiếp cận, điều kiện giao thông thuận lợi hơn và nhu cầu cuộc sống ngày một cao, trong khi nghề nông truyền thống lại không thể giúp duy trì một thu nhập mong muốn, có rất nhiều người đã và đang gia nhập vào đội ngũ lao động di cư và các khu chế xuất công nghiệp là sự lựa chọn phổ biến của họ. Ngoài ra, họ cũng hướng đến những công việc mang tính dịch vụ tại thành phố, phù hợp với kinh nghiệm và điều kiện của bản thân (buôn bán nhỏ, xây dựng, giúp việc nhà…). Ở khu vực nông thôn miền Bắc, do bình quân diện tích đất canh tác nông nghiệp trên đầu người thấp nên việc sản xuất không đòi hỏi công lao động lớn, một thời gian dài nhiều người đã chọn giải pháp ly hương mà không ly nông. Tuy nhiên, hiện không ít người đã trả hoặc bỏ hẳn 73 Khoa học xã hội Việt Nam, số 4 (113) - 2017 ruộng. Theo thống kê gần đây của Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phá ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: