Danh mục

Tác động của mức cung tiền M2 và độ mở thương mại đến thị trường chứng khoán Việt Nam

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 354.12 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu sử dụng dữ liệu từ năm 2001 đến năm 2019 lấy từ IMF và WB xem xét tác động của mức cung tiền M2 và Độ mở thương mại tác động như thế nào đến chỉ số giá trên thị trường chứng khoán Việt Nam (VNINDEX). Bằng ước lượng ARDL, nghiên cứu cho thấy mức cung tiền M2 tác động tích cực và đáng kể đến VNINDEX, nhưng độ mở thương mại lại tác động ngược chiều và không đáng kể đến chỉ số giá chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác động của mức cung tiền M2 và độ mở thương mại đến thị trường chứng khoán Việt Nam TÁC ĐỘNG CỦA MỨC CUNG TIỀN M2 VÀ ĐỘ MỞ THƯƠNG MẠI ĐẾN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ThS Nguyễn Vũ Thân* TÓM TẮT Nghiên cứu sử dụng dữ liệu từ năm 2001 đến năm 2019 lấy từ IMF và WB xem xét tác động của mức cung tiền M2 và Độ mở thương mại tác động như thế nào đến chỉ số giá trên thị trường chứng khoán Việt Nam (VNINDEX). Bằng ước lượng ARDL, nghiên cứu cho thấy mức cung tiền M2 tác động tích cực và đáng kể đến VNINDEX, nhưng độ mở thương mại lại tác động ngược chiều và không đáng kể đến chỉ số giá chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Từ khóa: Độ mở thương mại, M2, VnIndex. 1. GIỚI THIỆU Trong hơn một thập kỷ qua, nhiều nỗ lực đã được thực hiện bởi chính phủ của các nền kinh tế đang phát triển để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển thị trường tài chính và mở rộng thương mại. Việc lựa chọn phát triển thị trường tài chính hay mở cửa thương mại để tác động đến tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển đã trở thành một chủ đề tranh luận sôi nổi. Trong khi một số lượng học giả quan điểm rằng tăng trưởng kinh tế, độ mở thương mại và phát triển thị trưởng tài chính có mối quan hệ với nhau thì một số khác lại cho rằng chúng lại có mối quan hệ độc lập (Lawal, 2016). Thị trường chứng khoán, với tư cách là một bộ phận của hệ thống tài chính, đóng một vai trò quan trọng trong phát triển nền kinh tế. Người ta cho rằng một thị trường chứng khoán phát triển tốt sẽ giúp tăng tiết kiệm và phân bổ hiệu quả vốn tài chính cho khu vực doanh nghiệp để đầu tư hiệu quả thực sự, làm tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế (Boyd và Smith, 1998). Demirguc-Kunt và Levine (1993) đã đưa ra các quan điểm về giá cổ phiếu như sau: Thứ nhất, thị trường chứng khoán hoạt động tốt tạo ra chi phí vốn cổ phần thấp hơn cho các công ty. Thứ hai, hình thành giá cổ phiếu khách quan trên thị trường chứng khoán phát triển kiểm soát hành vi đầu cơ của các công ty. Thứ ba, trong một thị trường chứng khoán phát triển, nhà đầu tư có cơ hội định giá và phòng ngừa rủi ro hiệu quả. Cuối cùng, thị trường chứng khoán đóng vai trò như một cơ chế thu hút đầu tư danh mục đầu tư nước ngoài, do đó tăng cường các nguồn lực sẵn có để đầu tư vào nền kinh tế. Khoa TC-NH, Trường Đại học Tài chính – Marketing. * - 283  Để ủng hộ quan điểm này, một số nhà nhà nghiên cứu cho rằng thị trường chứng khoán là một chỉ báo về sức khỏe tài chính của nền kinh tế vì nó truyền đạt tâm trạng của các nhà đầu tư trong một quốc gia (Tachiwou, 2010); và các thị trường chứng khoán lớn có thể giảm chi phí huy động tiết kiệm và do đó tạo điều kiện đầu tư vào công nghệ năng suất cao nhất (Greenwood & Smith, 1996). Do đó, thị trường chứng khoán được kỳ vọng sẽ thúc đẩy kinh tế tăng trưởng, bằng cách thúc đẩy tiết kiệm trong nước và nâng cao chất lượng đầu tư (Singh, 1997). Thị trường chứng khoán Việt Nam kể từ khi thành lập vào tháng 7 năm 2000, nó đã cho thấy phát triển nhanh chóng và đã trở thành một trong các thị trường chứng khoán mới nổi trên thế giới. Muhammad và cộng sự (2018) cho rằng mức cung tiền tệ, tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng kinh tế đóng một vai trò quan trọng tích cực đối với sự phát triển của thị trường chứng khoán tại Việt Nam. Trên cơ sở đó, nghiên cứu này xem xét tác động của biến số kinh tế vĩ mô của nền kinh tế (Mức cung của nền kinh tế M2, Độ mở thương mại) đến thị trường chứng khoán Việt Nam (Chỉ số giá cổ phiếu VN-Index). 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT Chỉ số giá chứng khoán là một giá trị thống kê phản ánh tình hình của thị trường chứng khoán. Nó được tổng hợp từ danh mục các cổ phiếu theo phương pháp tính nhất định. Cung tiền là lượng tiền được đưa vào nền kinh tế để đáp ứng các nhu cầu như phương tiện thanh toán, nhu cầu cất trữ của các chủ thể trong nền kinh tế. Các thước đo lượng cung tiền gồm có: M0 : Bao gồm tiền mặt, là bộ phận tiền giấy do ngân hàng trung ương phát hành lưu thông ngoài hệ thống ngân hàng. M1 : Bao gồm M0 và tiền gửi không kỳ hạn, những khoản tiền gửi này có thể rút ra bất cứ lúc nào theo yêu cầu, có thể tồn tại dưới tài khoản phát séc hoặc không phát séc. M2 : Bao gồm M1 , tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn tại ngân hàng. Cơ sở lý thuyết: Nghiên cứu sử dụng “Lý thuyết thị trường hiệu quả” của Fama (1970) . Ông đã đặt ra cơ sở lý thuyết cực kỳ quan trọng cho các nhà làm chính sách cũng như cho các nhà đầu tư chứng khoán. Theo đó, ông đã cho thấy có mối quan hệ giữa các chỉ số kinh tế vĩ mô đến giá cổ phiếu. Sau nghiên cứu của ông, các nghiên cứu thực nghiệm đã tiếp tục chủ đề này và thấy rằng các chính sách cũng như các yếu tố số vĩ mô có tác động khá mạnh (cả tích cực và tiêu cực) lên thị trường chứng khoán. Các nghiên cứu thực nghiệm: Udoka Bernard (2013) nghiên cứu ảnh hưởng của độ mở thương mại đến sự phát triển thị trường chứng khoán đối và tăng trưởng kinh tế của Nigeria. Thử nghiệm ADF cho thấy 284 - sự ổn định của các biến lúc đầu có sự khác biệt. Kiểm định Johansen đồng liên kết xác nhận mối quan hệ đồng tích hợp lâu dài ở mức ý nghĩa 5%. Ngoài ra, ước tính hồi quy cho thấy phản ứng của độ mở thương mại đối với sự phát triển thị trường chứng khoán không có ảnh hưởng đáng kể đến tăng trưởng kinh tế. Kiểm tra nhân quả theo cặp cho thấy rằng không có quan hệ nhân quả giữa độ mở thương mại và tăng trưởng kinh tế; giữa độ mở thương mại và thị trường chứng khoán. Nghiên cứu kết luận rằng việc tiếp xúc với các nền kinh tế bên ngoài (mở cửa thương mại) không có đóng góp ý nghĩa vào sự phát triển của thị trường chứng khoán Nigeria. Adam (2009), Claessens (2001) và Kalim (2009) nhận thấy mối quan hệ cùng chiều và chặt chẽ về mặt thống kê giữa FDI và phát triển thị trường chứng khoán. Để đạt được hiệu quả này, vai ...

Tài liệu được xem nhiều: