Danh mục

Tác động của phân tích dữ liệu và hoạch định nguồn lực doanh nghiệp đến kế toán quản trị

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 281.50 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết nhằm mục đích phân tích ảnh hưởng của phân tích dữ liệu và hệ thống hoạch định nguồn lực đến kế toán quản trị thông qua việc trả lời các câu hỏi bao gồm: điều gì đã xảy ra (phân tích mô tả), điều gì sẽ xảy ra (phân tích dự đoán) và đề xuất (giải pháp tối ưu sau phân tích). Từ đó, làm cơ sở cho các nghiên cứu tương lai khi kế toán quản trị về mặt bản chất và phạm vi hiện nay vẫn chủ yếu sử dụng phân tích mô tả, rất ít sử dụng phân tích dự đoán.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác động của phân tích dữ liệu và hoạch định nguồn lực doanh nghiệp đến kế toán quản trị 12, SốTr.2,37-45 2018 Tạp chí Khoa học - Trường ĐH Quy Nhơn, ISSN: 1859-0357, Tập 12, SốTập 2, 2018, TÁC ĐỘNG CỦA PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ HOẠCH ĐỊNH NGUỒN LỰC DOANH NGHIỆP ĐẾN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ PHÙNG ANH THƯ*,1, NGUYỄN VĨNH KHƯƠNG2 1 Trường Đại học Nguyễn Tất Thành 2 Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh TÓM TẮT Nhiệm vụ của kế toán quản trị ngày nay đang phát triển từ việc báo cáo dựa trên số liệu quá khứ, đo lường kết quả hoạt động của tổ chức và cung cấp thông tin liên quan để hỗ trợ việc ra quyết định. Các hệ thống thông tin doanh nghiệp như các hệ thống lập kế hoạch nguồn lực doanh nghiệp (ERP) cung cấp cho kế toán quản trị khả năng lưu trữ dữ liệu mở rộng và tăng cường khả năng phân tích. Bài viết nhằm mục đích phân tích ảnh hưởng của phân tích dữ liệu và hệ thống hoạch định nguồn lực đến kế toán quản trị thông qua việc trả lời các câu hỏi bao gồm: điều gì đã xảy ra (phân tích mô tả), điều gì sẽ xảy ra (phân tích dự đoán) và đề xuất (giải pháp tối ưu sau phân tích). Từ đó, làm cơ sở cho các nghiên cứu tương lai khi kế toán quản trị về mặt bản chất và phạm vi hiện nay vẫn chủ yếu sử dụng phân tích mô tả, rất ít sử dụng phân tích dự đoán. Từ khóa: Phân tích dữ liệu; Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp; Kế toán quản trị. ABSTRACT The Impact of Data Analytics and ERP Systems on Managerial Accounting The nature of management accountants’ responsibility is evolving from merely reporting aggregated historical values to also including organizational performance measurement and providing management with decision-related information. Corporate information systems such as enterprise resource planning (ERP) systems have provided management accountants with both expanded data storage power and enhanced computational power. This article is aimed at utilizing data analytics techniques to answer the questions as to: what has happened (descriptive analytics), what will happen (predictive analytics), and what is the optimized solution (prescriptive analytics). This will serve as the basis for future studies when management accounting in nature and scope today is still mainly used descriptive analytics, very little use of predictive analytics. Keywords: Data analytics; Enterprise resource planning; Managerial accounting. 1. Giới thiệu Từ khi xuất hiện đến nay, vai trò của kế toán quản trị đã thay đổi một cách đáng kể. Phục vụ mục đích hỗ trợ và tham gia vào việc ra quyết định cho nhà quản lý, kế toán quản trị hiện đại hoạt động từ bốn khía cạnh: tham gia vào việc quản trị chi phí chiến lược để đạt được các mục tiêu dài hạn, thực hiện quản trị và kiểm soát hoạt động đối với kết quả hoạt động doanh nghiệp, lập kế hoạch cho chi phí hoạt động nội bộ và tham gia lập báo cáo tài chính (Brands, 2015). Email: phunganhthu1990@gmail.com Ngày nhận bài: 02/8/2017; Ngày nhận đăng: 03/11/2017 * 37 Phùng Anh Thư, Nguyễn Vĩnh Khương Khi tình hình kinh doanh cạnh tranh tăng dần theo hướng phát triển công nghệ, phạm vi kế toán quản trị cũng đã mở rộng từ báo cáo dựa trên giá trị quá khứ sang báo cáo dựa trên thời gian thực và báo cáo dự báo (Cokins, 2013). Trong khi hệ thống doanh nghiệp nâng cao tính hữu hiệu và hiệu quả của kế toán quản trị, các nghiên cứu chỉ ra rằng các kỹ thuật quản trị vẫn không thay đổi đáng kể (Granlund và Malmi, 2002; Scapens và Jazayeri, 2003). Lập luận rằng các nguyên tắc và tiêu chuẩn kế toán quản trị được các tổ chức sử dụng trước khi thực hiện các hệ thống doanh nghiệp không thay đổi. Để cung cấp thông tin thích hợp và có giá trị hơn cho quản trị trong môi trường kinh doanh sử dụng công nghệ thông tin hiện đại, kế toán quản trị phải sử dụng được tất cả các chức năng của hệ thống doanh nghiệp (ví dụ: mô tả, dự đoán và phân tích dữ liệu từ nguồn dữ liệu lớn từ cả nguồn nội bộ lẫn bên ngoài và thông tin tài chính và phi tài chính) thay vì xem xét hệ thống chỉ đơn giản là việc vận hành hệ thống máy tính cỡ lớn hơn. Mục đích của bài báo này là thảo luận về tác động tiềm ẩn của hệ thống doanh nghiệp, dữ liệu lớn và phân tích dữ liệu đến kế toán quản trị. Bài viết dựa trên các nghiên cứu tác động của phân tích dữ liệu đối với kế toán quản trị (Nielsen, 2015, Silvi và cộng sự, 2010) và các nghiên cứu về sử dụng phân tích dữ liệu để đo lường kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong môi trường có hệ thống hoạch định nguồn lực (Nielsen và cộng sự, 2014). 2. Sự thay đổi vai trò của kế toán quản trị trong doanh nghiệp Phát triển từ cách tiếp cận truyền thống về phân tích dựa trên tình hình tài chính và kiểm soát ngân sách để hỗ trợ ra quyết định, kế toán quản trị hiện đại bao gồm cách tiếp cận mang tính chiến lược hơn nhấn mạnh việc xác định, đo lường và quản trị về các tiêu thức phân bổ cho tình hình tài chính và hoạt động nhằm tạo ra giá trị cho cổ đông (Ittner và Larcker, 2001). Mục tiêu của kế toán quản trị là cung cấp cho các nhà quản lý thông tin về hoạt động và thông tin quản trị, tài chính. Kế toán quản trị đóng vai trò tham gia vào việc quản trị chi phí chiến lược để đạt được các mục tiêu dài hạn; thực hiện kiểm soát hoạt động và quản trị nhằm đo lường kết quả hoạt động của doanh nghiệp; hoạch định cho chi phí hoạt động nội bộ và tham gia lập báo cáo tài chính (Brands, 2015). Để hỗ trợ vai trò này, nghĩa vụ chính của kế toán quản trị có thể được phân loại thành (1) lập báo cáo tài chính; (2) đo lường kết quả hoạt động của công ty và (3) cung cấp thông tin thích hợp để hỗ trợ ra quyết định (Cokins, 2013). Với hệ thống ERP và các công cụ phân tích dữ liệu mạnh mẽ cung cấp cho doanh nghiệp khả năng giải thích và phân tích nhiều dạng dữ liệu khác nhau (như nội bộ / bên ngoài, cấu trúc/ không có cấu trúc và tài chính/phi tài chính), điều quan trọng là kế toán quản trị phải thay đổi trách nhiệm của mình để tạo được lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp (Nielsen, 2015). Trong việc lập báo cáo tài chính, kế toán quản trị sử dụng các số ...

Tài liệu được xem nhiều: