Danh mục

Tác động của vấn đề răng miệng lên sinh hoạt hàng ngày của trẻ 12 tuổi tại 2 vùng có và không có fluor hoá nước của Thành phố Hồ Chí Minh năm 2012

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 312.82 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu của nghiên này là để so sánh tác động của các vấn đề sức khoẻ răng miệng lên các sinh hoạt hàng ngày của trẻ 12 tuổi sống giữa hai vùng có và không có fluor hoá nước của thành phố Hồ Chí Minh năm 2012, qua chỉ số child-OIDP. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết để nắm rõ nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác động của vấn đề răng miệng lên sinh hoạt hàng ngày của trẻ 12 tuổi tại 2 vùng có và không có fluor hoá nước của Thành phố Hồ Chí Minh năm 2012 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học TÁC ĐỘNG CỦA VẤN ĐỀ RĂNG MIỆNG LÊN SINH HOẠT HÀNG NGÀY CỦA TRẺ 12 TUỔI TẠI 2 VÙNG CÓ VÀ KHÔNG CÓ FLUOR HOÁ NƯỚC CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2012 Hoàng Trọng Hùng*, Ngô Thị Quỳnh Lan** TÓM TẮT Mục tiêu:Mục tiêu của nghiên này là để so sánh tác động của các vấn đề sức khoẻ răng miệng lên các sinh hoạt hàng ngày của trẻ 12 tuổi sống giữa hai vùng có và không có fluor hoá nước của thành phố Hồ Chí Minh năm 2012, qua chỉ số Child-OIDP. Phương pháp:Một nghiên cứu cắt ngang được thực hiện vào tháng 4 và 5 của năm 2012 tại thành phố Hồ Chí Minh. 1572 trẻ 12 tuổi ở vùng có fluor hoá nước và 537 trẻ cùng tuổi ở vùng không có fluor hoá nước đã được chọn vào mẫu nghiên cứu bằng kỹ thuật chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng nhiều bậc. Chỉ số Child-OIDP được áp dụng để thu thập dữ liệu liên quan đến tác động của các vấn đề răngmiệng lên 8 sinh hoạt hàng ngày của trẻ (ăn, nói, ngủ/nghỉ ngơi, vệ sinh răng miệng, cười, tinh thần, học tập và giao tiếp). Kiểm định χ2 và mô hình GLM được áp dụng trong nghiên cứu này. Kết quả:Tỷ lệ % trẻ 12 tuổi có tối thiểu một hoạt động sống hàng ngày bị ảnh hưởng bởi các vấn đề răng miệng lần lượt là 48,1 % và 55,3% ở vùng có fluor hoá nước (F+) và không fluor hoá nước (F-). Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ % này giữa vùng F+ và F- (p=0,004). Gần một nữa trẻ 12 tuổi (47,2% ở F- và 50,5% ở F+) có từ 1 đến 3 hoạt động bị ảnh hưởng do vấn đề răng miệng (trong 8 hoạt động). Ăn nhai là một trong những hoạt động bị ảnh hưởng nhiều nhất ở trẻ sống trong vùng không có fluor hoá nước (25%), trong khi tác động này chỉ chiếm 14,5% ở vùng có fluor hoá nước (p

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: